Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

VnHocTap.com giới thiệu đến các em học sinh lớp 11 bài viết Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng, nhằm giúp các em học tốt chương trình Hóa học 11.

Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

Nội dung bài viết Viết phương trình ion thu gọn của phản ứng: Loai 1. VIẾT PHƯƠNG TRÌNH ION THU GỌN CỦA PHẢN ỨNG. Phương pháp: Các bước tiến hành: Bước 1: Lập phương trình phân tử của phản ứng. Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ của phản ứng. Lưu ý chất ít tan, chất kết tủa, chất bay hơi, chất điện li yêu (H2O, CH3COOH, HF) ta để nguyên không viết phân li ra ion. Bước 3: Giản lược các ion giống nhau ở 2 vế của phương trình ion đầy đủ ta được phương trình ion rút gọn của phản ứng. Việc viết đúng phương trình ion thu gọn sẽ giúp cho người học hiểu chính xác bản chất của các phản ứng xảy ra trong dung dịch.

Thí dụ 2: Dung dịch X gồm HCl và H2SO4. Dung dịch Y gồm NaOH và Ba(OH)2. Trộn X với Y thu được dung dịch Z. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch Cu(NO3)2 thu được kết tủa T. Viết phương trình dưới dạng ion thu gọn của các thí nghiệm trên. Khi trộn X với Y có phản ứng giữa các ion đối kháng. Thí dụ 5: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau.

Câu hỏi: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết:

A. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.

B. Những ion nào tồn tại trong dd.

C. Nồng độ những ion nào trong dd lớn nhất.

D. Không tồn tại phân tử trong dd các chất điện li.

Đáp án đúng: A. Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.

Giải thích:

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết: Bản chất của phản ứng trong dd các chất điện li.

Ví dụ: phản ứng HCl + NaOH = NaCl + H2O

Bản chất là do: H+ + OH– = H2O

Cùng Top tài liệu tìm hiểu về phương trình ion rút gọn nhé.

Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.

1. Một số lưu ý khi viết phương trình ion rút gọn:

Muốn viết được phương trình ion thu gọn, học sinh phải nắm vững được bảng tính tan, tính bay hơi, tính điện li yếu của các chất, thứ tự các chất xảy ra trong dung dịch.

Phương trình dưới là phương trình ion thu gọn của phản ứng nào

Những chất rắn, chất khí, nước khi viết phương trình ion là viết ở dạng phân tử. Những chất tan được trong dung dịch thì viết ở dạng ion

Phương trình ion rút gọn là phương trình hóa học trong đó có sự kết hợp các ion với nhau.

2. Các bước viết phương trình ion rút gọn:

– Bước 1: Viết phương trình phản ứng mà các chất tham gia và sản phẩm dưới dạng phân tử (nhớ cân bằng phương trình).

– Bước 2: Các chất điện li mạnh được viết dưới dạng ion; các chất không tan, khí, điện li yếu được viết dưới dạng phân tử => phương trình ion đầy đủ.

– Bước 3: Lược bỏ các ion giống nhau ở hai vế => phương trình ion rút gọn.

* Khi bài toán có sự tham gia của hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau nhưng có cùng phương trình ion rút gọn, để giải nhanh có thể sử dụng phương trình ion rút gọn để tính các yêu cầu của bài ra.

* Hỗn hợp nhiều axit, bazơ tác dụng với nhau, phải sử dụng phương trình ion rút gọn H+ + OH– → H2O để giải.

3. Các dạng bài tập và phương pháp giải

Có thể sử dụng phương trình ion rút gọn để giải các bài tập có:

– Phản ứng axit – bazơ

– Phản ứng oxit axit tác dụng với bazơ

– Phản ứng tạo kết tủa

– Phản ứng hòa tan hiđroxit lưỡng tính

– Phản ứng oxi hóa – khử hỗn hợp

Phương pháp giải:

– Tính các lượng chất đã cho trong bài ra

– Xác định số mol các ion cần thiết

– Viết phương trình ion rút gọn các phản ứng xảy ra

– Tính toán theo phương trình ion rút gọn (tính theo chất phản ứng hết)

– Từ đó tính được các đãi lượng theo yêu cầu (lượng kết tủa, sản phẩm khử, pH dung dịch, khối lượng muối,…)

Với phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn nó có thể sử dụng cho nhiều loại phản ứng: Trung hòa, trao đổi, oxi hóa – khử,… Miễn là xảy ra trong dung dịch.

1. Phản ứng trung hòa: (Phản ứng giữa axit với bazơ)

– Phương trình phân tử:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O

– Phương trình ion:

H+ + Cl – + Na+ → Cl – + Na+ + H2O

2H+ + SO42- + 2K+ + 2OH– → SO42- + 2K+ + H2O

– Phương trình ion rút gọn:

H+ + OH– → H2O

Theo phương trình phản ứng ion rút gọn: nH+ = nOH–

2. Phản ứng giữa axit với muối

Nếu cho từ từ axit vào muối cacbonat

– Phương trình phân tử:

HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl

HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O

– Phương trình ion:

H+ + Cl– + 2Na+ + CO32- → Na+ + HCO3– + Na+ + Cl–

H+ + Cl– + HCO3– + Na+ → Na+ + Cl– + CO2 + H2O

– Phương trình ion rút gọn:

H+ + CO32- → HCO3–

HCO3– + H+ → CO2 + H2O

Nếu cho từ từ muối cacbonat vào axit

– Phương trình phân tử: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O

– Phương trình ion: 2H+ + 2Cl– + 2Na+ + CO32- → 2Na+ + 2Cl– + CO2 + H2O

– Phương trình ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2 

Nếu cho muối khác vào axit:

– Phương trình phân tử: HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3

– Phương trình ion: H+ + Cl– + Ag+ + NO3– → AgCl + H+ + NO3–

– Phương trình ion rút gọn: Cl– + Ag+ → AgCl

3. Phản ứng của oxit axit với dung dịch kiềm

– Phương trình phân tử:

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Hay CO2 + KOH → KHCO3

– Phương trình ion: CO2 + 2K+ + 2OH– → 2K+ + CO32- + H2O

Hay CO2 + K+ + OH– → K+ + HCO3–

– Phương trình ion thu gọn:

CO2 + 2OH– → CO32- + H2O

Hay CO2 + OH– → HCO3–

4. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối

– Phương trình phân tử:

Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl

– Phương trình ion:

2Na+ + CO32- + Mg2+ + Cl– → MgCO3 + 2Na+ + 2Cl–

– Phương trình ion thu gọn:

CO32- + Mg2+ → MgCO3

– Phương trình phân tử:

Fe2(SO4)3 + 3Pb(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 3PbSO4

– Phương trình ion

2Fe3+ + 3SO42- + 3Pb2+ + 6NO3– → 2Fe3+ + 6NO3– + 3PbSO4

– Phương trình ion thu gọn:

Pb2+ + SO42- → PbSO4

5. Oxit bazơ tác dụng với axit 

– Phương trình phân tử:

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

– Phương trình ion:

Fe2O3 + 6H+ + 3SO42- → 2Fe3+ + 3SO42- + 3H2O

– Phương trình ion thu gọn:

Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O

6. Kim loại tác dụng với axit

– Phương trình phân tử:

3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

– Phương trình ion:

2Cu + 8H+ + 8NO3– → 3Cu2+ + 6NO3– + 2NO + 4H2O

– Phương trình ion thu gọn:

3Cu + 8H+ + 2NO3– → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Bài 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

a) KNO3 + NaCl

b) NaOH + HNO3

c) Mg(OH)2 + HCl

d) Fe2(SO4)3 + KOH

e) FeS + HCl

f) NaHCO3 + HCl

g) NaHCO3 + NaOH

h) K2CO3 + NaCl

i) CuSO4 + Na2S

Trả lời

a. Không xảy ra

b. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

H+ + OH– → H2O

c. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O

d. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

Fe2+ + 3OH– → Fe(OH)3↓

e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

f. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3– + H+ → CO2↑ + H2O

g. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3– + OH– → CO32- + H2O

h. Không xảy ra

i. CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

Cu2+ + S2- → CuS↓

Bài 2: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl–, Br–.

– Nếu cho dd này tác dụng với dd KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.

– Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dd AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.

a. Tính [ion] trong dd đầu? biết Vdd = 2 lít.

b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Trả lời

Phương trình ion: Mg2+ + 2OH– → Mg(OH)2↓

0,2                       0,2 mol

Ag+ + Cl– → AgCl↓;

Ag+ + Br– → AgBr↓

Gọi x, y lần lượt là mol của Cl–, Br–.

x + y = 0,5 (1) ; 143,5x + 188y = 85,1 (2) . Từ (1),(2) => x = 0,2, y = 0,3

a.[Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl–] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br–] = 0,3/0,2 = 0,15 M

b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam