Phương trình Glixerol tác dụng với brom

1. Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, kẹp hóa chất.

2. Hóa chất: glixerol, phenol, etanol khan, Na, dd NaOH 10%, dd CuSO4 2%, dd Br2, nước cất.

Thí nghiệm 1: Etanol tác dụng với Na

1. Dụng cụ và hoá chất:

– Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn, hộp quẹt.

– Hoá chất: 2ml ancol etilic

2. Cách tiến hành:

Cho một mẩu natri bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô chứa sẵn 2 ml etanol khan. Bịt miệng ống nghiệm bằng ngón tay cái. Khi phản ứng kết thúc, đưa miệng ống nghiệm lại gần ngọn lửa đèn cồn và bỏ ngón tay bịt miệng ống nghiệm ra.

Nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình thí nghiệm.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa +H2

Ngọn lửa chuyển sang màu xanh do có khí H2 thoát ra.

Thí nghiệm 2: Glixerol tác dụng với Cu(OH)2

1. Dụng cụ và hoá chất:

– Dụng cụ: 2 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

– Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH 10%, etanol, glixerol.

2. Tiến hành:

Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 3-4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2-3 giọt dung dịch NaOH 10%, lắc nhẹ. Tiếp tục nhỏ 2-3 giọt glixerol vào ống nghiệm thứ nhất, 2-3 giọt etanol vào ống nghiệm thứ hai. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm. Quan sát hiện tượng trong hai ống nghiệm. Giải thích.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

Thí nghiệm 3: Phenol tác dụng với nước brom

1. Dụng cụ và hoá chất:

– Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

– Hoá chất: dd phenol, nước brom.

2. Tiến hành:

Cho 0,5 ml dung dịch phenol vào ống nghiệm, sau đó nhỏ tiếp từng giọt nước brom, đồng thời lắc nhẹ ống nghiệm. Quan sát hiện tượng. Giải thích

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

Thí nghiệm 4: Phân biệt etanol, glixerol và phenol

1. Dụng cụ và hoá chất:

– Dụng cụ: 3 ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

– Hoá chất: dd etanol, glixerol và phenol trong 3 lọ không dán nhãn.

2. Tiến hành:

Cho ba ống nghiệm không dán nhãn đựng một trong các chất sau: etanol, glixerol, phenol. Hãy phân biệt từng chất trong mỗi ống nghiệm bằng phương pháp hoá học.

3. Phương trình hóa học và hiện tượng:

Với Phenol:

Dung dịch brom mất màu và có kết tủa trắng xuất hiện.

– Với Glixerol:

Sản phẩm tạo thành là một phức chất có màu xanh thẫm.

Trên đây là bài thực hành 5 hóa 11 mà ICAN soạn thảo. Cảm ơn bạn đã theo dõi và chia sẻ nhé. Chúc các bạn học vui vẻ.

Câu hỏi: Công thức glixerol và tính chất hóa học của Glixerol?

Trả lời:

Công thức glixerol:

- Glycerol hay glyxerol, glycerin, glyxerin đều là tên gọi của cùng một loại ancol đa chức, gồm 3 nhóm -OH gắn vào gốc hyđrocacbon C3H5

- Công thức hóa học là C3H5(OH)3

- Tính chất hoá học của Glixerol

+ Tác dụng với kim loại Na tạo thành muối và giải phóng khí hidro

+ Tác dụng với axit HNO3 có axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác tạo thành muối Glycerin trinitrat

+ Tác dụng với axit HCl tạo thành muối

+ Tác dụng với axit hữu cơ

+ Tác dụng với Cu(OH)2

Sau đây, mời bạn bạn đọc cùng với Top lời giải tìm hiểu thêm về Glixerol qua bài viết dưới đây.

1. Glixerol là gì?

Glixerol có công thức hóa học là C3H8O3hay C3H5(OH)3là hợp chất hữu cơ, là một phần nguyên liệu quan trọng tạo nên thuốc nổ, chất béo…

Đặc trưng của công thức Glixerol là thể hiện tính chất của hợp chất có 3 nhóm OH. Do đó phản ứng đặc trưng của hợp chất này đó là tác dụng với Cu(OH)2tạo ra dung dịch có màu xanh trong suốt.

Glixerol còn được nhận biết đó là rượu đa chức bao gồm liên kết C3H5kết hợp với 3 nhóm OH. Vì vậy nó mang tính chất đặc trưng của rượu đa chức có nhóm OH liền kề nhau. Thông qua dịch mật và enzim Lipaza glixerol có thể chuyển hóa thành glixerin.

2. Tính chất vật lý

Glixerol là chất lỏng sánh không màu không mùi tan nhiều trong nước có vị ngọt.

Nhiệt độ sôi là 290oC nhiệt độ nóng chảy là 17,8oC và khối lượng riêng là 1,261g/cm3

3. Tính chất hoá học

Hợp chất glixerol là ancol đa chức do đó nó thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng như sau:

+ Các dụng với kim loại Na tạo thành muối và giải phóng khí hidro

Phương trình phản ứng

2C3H5(OH)3+ 6Na ——-> 2C3H5(ONa)3+ 3H2

+ Tác dụng với axit HNO3 có axit H2SO4 đặc làm chất xúc tác tạo thành muối Glycerin trinitrat

Phương trình phản ứng

C3H5(OH)3+ HNO3——-> C3H5(ONO2)3+ 3H2O

+ Tác dụng với axit HCl tạo thành muối

Phương trình phản ứng

C3H5(OH)3+ 3HCl ——-> C3H5(OCl)3+ 3H2O

+ Tác dụng với axit hữu cơ

Phương trình phản ứng

C3H5(OH)3+ 3CH3COOH ——-> C3H5(CH3COO)3+ 3H2

+ Tác dụng với Cu(OH)2

Glixerol tác dụng với đồng II hidroxit tạo thành dung dịch đồng II glixerat màu xanh lam trong suốt. Đây là phản ứng đặc trưng dùng để nhận biết dung dịch glixerol và các ancol đa chức. Chính vì vậy chúng ta có thể nhận biết glixerol bằng thuốc thử dung dịch Cu(OH)2.

Phương trình phản ứng

2C3H5(OH)3+ Cu(OH)2——-> C3H5(OH)2O)2Cu + 2H2O

4. Phương pháp điều chế

Trong công nghiệp, glixerin được điều chế bằng cách đun nóng dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch kiềm.

Thủy phân trong môi trường kiềm: Khi đun chất béo với dung dịch kiềm, chất béo cũng bị thủy phân sinh ra muối của các axit béo và glixerol.

Hiện nay, glixerin còn được tổng hợp từ propilen lấy từ khí crackinh dầu mỏ.

Glixerol được điều chế như sau: Propilen tác dụng với clo ở 450 độ C thu được 3−clopropilen; cho 3− clopropan tác dụng với clo trong nước thu được 1,3− điclopropan−2−ol; thủy phân 1,3−điclopropan−2−ol bằng dung dịch axit thu được glixerol.

CH3CH=CH2+Cl2→CCH2ClCH=CH2+HCl

CH2Cl-CH=CH2+Cl2+H2O→CH2Cl-CHOH-CH2Cl

CH2Cl-CHOH-CH2Cl+2NaOH→CH2OH-CHOH-CH2OH+2NaCl

5. Ứng dụng của glixerin

Ứng dụng quan trọng nhất của glixerin là để điều chế thuốc nổ glixerin trinitrat.

Glixerin còn được dùng nhiều trong công nghiệp dệt, thuộc da do có khả năng giữ nước làm mềm da, vải.....

Cho thêm glixerin vào mực in, mực viết, kem đánh răng… sẽ giúp cho các sản phẩm đó chậm bị khô.

6. Bài tập về glixerin

Bài tập 1:Etilenglicol và glixerol là:

A. ancol bậc hai và ancol bậc ba

B. hai ancol đa chức

C. hai ancol đồng đẳng

D. hai ancol tạp chức

Bài tập 2:Công thức phân tử của glixerol là công thức nào?

A. C3H8O3

B. C2H4O2

C. C3H8O

D. C2H6O

Bài tập 3:Glixerol thuộc loại chất nào?

A. ancol đơn chức

B. ancol đa chức

C. este

D. gluxit

Bài tập 4:Công thức nào sau đây là công thức cấu tạo của glixerol?

A. CH2OH-CHOH-CH2OH

B. CH3-CHOH-CHOH-CH2OH

C. CH2OH-CH2OH

D. CH2OH-CH2OH-CH3

Bài tập 5:Trong công nghiệp, flixerin được sản xuất theo sơ đồ?

A. propan → propanol → glixerol

B. propen → anlyl clorua → 1,3-điclopropanol-2 → glixerol

C. butan → axit butylic → glixerol

D. metan → etan → propan → glixerol

Bài tập6. Nhỏ vài giọt quỳ tím vào dung dịch glixerol, quỳ tím chuyển sang màu gì?

A. xanh

B. tím

C. đỏ

D. không màu

Bài tập7. Tính chất đặc trưng của glixerol là:

(1) chất lỏng, (2) màu xanh lam, (3) có vị ngọt. (4) tan nhiều trong nước.

Tác dụng được với:

(5) kim loại kiềm, (6) trùng hợp, (7) phản ứng với axit,

(8) phản ứng với đồng (II) hiđroxit, (9) phản ứng với NaOH

Những tính chất nào đúng?

A. 2, 6, 9

B. 1, 2, 3, 4, 6, 8

C. 9, 7, 5, 4, 1

D. 1, 3, 4, 5, 7, 8

Bài tập8.Trong công nghiệp, glixerol điều chế bằng cách nào?

A. đun nóng dẫn xuất halogen (ClCH2-CHCl-CH2Cl) với dung dịch kiềm

B. cộng nước vào anken tương ứng với xúc tác axit

C. đun nóng dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch kiềm

D. hiđro hóa anđehit tương ứng với xúc tác Ni

Bài tập9. Đun 9,2 gam glixerol và 9 gam CH3COOH có xúc tác được m gam sản phẩm hữu cơ E chứa 1 loại nhóm chức. Biết hiệu suất phản ứng = 60%. M có giá trị là bao nhiêu?

A. 8,76

B. 9,64

C. 7,54

D. 6,54

Bài tập10. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no chưa biết cần 2,5 mol O2. Công thức cấu tạo thu gọn của ancol no đó là công thức nào?

A. C2H4(OH)2

B. C2H5OH

C. C3H5(OH)3

D. C3H6(OH)2

Bài tập11. Ứng dụng quan trọng nhất của glixerol là gì?

A. điều chế thuốc nổ glixerol tristearat

B. làm mềm vải, da trong công nghiệp dệt

C. dung môi cho mực in, mực viết, kem đánh răng

D. dung môi sản xuất kem chống nẻ

Bài tập12.Một ancol no (đơn hoặc đa chức) có phân tử khối = 92 đvC. Khi cho 4,6 gam ancol trên phản ứng với Na cho ra 1,68 lít H2 (ở đktc). Vậy số nhóm -OH trong phân tử ancol trên là bao nhiêu?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài tập13. Để phân biệt glixerol và ancol etylic đựng trong hai lọ không có nhãn, ta dùng thuốc thử nào?

A. Dung dịch NaOH

B. Na

C. Cu(OH)2

D. Nước brom

Bài tập14. Glixerol được điều chế bằng cách đun nóng dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 2,3 gam glixerol. Hãy cho biết khối lượng NaOH cần dùng khi hiệu suất phản ứng là 50%:

A. 3 gam

B. 6 gam

C. 12 gam

D. 4,6 gam

Bài tập15.Cho các chất sau: HOCH2-CH2OH (1); HOCH2-CH2-CH2OH (2); HOCH2-CHOH-CH2OH (3); CH3-CH2-O-CH2-CH3(4) và CH3-CHOH-CH2OH (5)

Những chất tác dụng được với Cu(OH)2là chất nào?

A. (1), (2), (3), (5)

B. (2), (4), (5), (1)

C. (1), (3), (4)

D. (1), (3), (5)

Bài tập16. 4,6 gam ancol no, đa chức (A) tác dụng với Na (dư) sinh ra 1,68 lít H2(ở đktc). Biết ancol (A) có phân tử khối ≤ 92 đvC. Công thức phân tử của (A) là ở đáp án nào sau đây?

A. C2H4(OH)2

B. C3H5(OH)3

C. C3H6(OH)2

D. C4H8(OH)2

Bài tập17. Cho 30,4 gam hỗn hợp gồm glixerol và một ancol no, đơn chức phản ứng với Na (dư) thoát ra 8,96 lít khí (ở đktc). Cùng lượng hỗn hợp trên chỉ hòa tan được 9,8 gam Cu(OH)2. Công thức phân tử của ancol chưa biết là công thức nào?

A. CH3OH

B. C2H5OH

C. C2H7OH

D. C4H9OH

Bài tập18. Để hòa tan Cu(OH)2người ta dùng glixerol. Vậy để hòa tan 9,8 gam Cu(OH)2cần bao nhiêu gam glixerol?

A. 4,6 gam

B. 18,4 gam

C. 46 gam

D. 23 gam

Bài tập19. Cho các hợp chất sau: HOCH2-CH2OH; HOCH2-CH2-CH2OH; CH3-CHOH-CH2OH; HOCH2-CHOH-CH2OH

Có bao nhiêu chất là đồng phân của nhau?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Bài tập20. Cho các chất:

(a) HOCH2-CH2OH.

(b) HOCH2-CH2-CH2OH.

(c) CH3-CHOH-CH2OH.

(d) HOCH2-CHOH-CH2OH.

Những chất thuộc cùng dãy đồng đẳng là những chất nào?

A. (a) với (c).

B. (a) với (b).

C. (a) với (d).

D. (a) với (b), (c).