Quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

(NTD) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 123/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đó, tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện sau:

1. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học, nông học; người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn, kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được bố trí trong khu công nghiệp và đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia về hóa chất nguy hiểm.

3. Thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thuốc thành phẩm từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng quy trình, công nghệ sản xuất và đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm - Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

4. Hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải, nước thải phải đáp ứng quy định pháp luật và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

5. Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa. Trường hợp không có phòng thử nghiệm thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với phòng thử nghiệm đã được đăng ký, chỉ định theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp, chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

6. Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương do các tổ chức chứng nhận đã được đăng ký theo quy định của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp cấp.

Quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Ảnh minh họa

Về điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện sau:

1. Người trực tiếp quản lý, người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên về một trong các chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, hóa học, sinh học, nông học hoặc có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Địa điểm cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật tách biệt với khu vực dịch vụ ăn uống, trường học, bệnh viện; khi xây dựng phải cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20m.

3. Kho thuốc bảo vệ thực vật: Đối với cơ sở bán buôn, kho thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia về hóa chất nguy hiểm. Đối với cơ sở bán lẻ, kho thuốc bảo vệ thực vật phải xây dựng cách nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch, giếng nước) tối thiểu 20 m và có kệ kê hàng cao tối thiểu 10 cm so với mặt sàn, cách tường tối thiểu 20 cm.

Nghị định 123/2018/NĐ-CP cũng bổ sung trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhập khẩu, buôn bán thuốc thú y tại Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y.

Bảo Linh

Tóm tắt câu hỏi:

Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bao gồm sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, thuốc thành phẩm, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật (Điều 3 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật).

Điều 61 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định về Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như sau:

1. Điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật được quy định như sau:

a) Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất;

b) Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất;

c) Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

d) Có đủ trang thiết bị để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất ra. Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.

Xem thêm: Quy định về việc bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp

2. Điều kiện về nhân lực được quy định như sau:

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;

b) Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải được huấn luyện, bồi dưỡng về chuyên môn phù hợp.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định chi tiết điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

 Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Như vậy, cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng được các điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật và điều kiện về nhân lực theo quy định tại Điều 61 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013.

1. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải thuốc bảo vệ thực vật

Vấn đề khí thải và chất thải thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BNNPTNT cụ thể như sau:

Xem thêm: Mẫu bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản (12.NT) chi tiết nhất

Điều 4. Điều kiện về trang thiết bị

2. Hệ thống xử lý khí thải và chất thải

“a) Nhà xưởng có hệ thống xử lý khí thải, kho chứa có hệ thống thông gió. Khí thải của nhà xưởng, kho chứa phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

b) Nhà xưởng có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

c) Xử lý chất thải rắn của nhà xưởng, kho chứa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Nhà xưởng, kho chứa có dụng cụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn ra khỏi khu vực sản xuất sau mỗi ca sản xuất, nơi chứa chất thải kín, cách biệt với khu sản xuất.”

1. Về khí thải thuốc bảo vệ thực vật

 Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT và QCVN 20:2009/BTNMT. Theo quy định này thì:

Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp được tính theo công thức sau:

Xem thêm: Điều kiện thành lập cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi

Cmax = C x Kp x Kv

Trong đó:

– Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp, tính bằng miligam trên mét khối khí thải chuẩn (mg/Nm3);

– C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ quy định tại mục 2.2;

– Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.3;

– Kv là hệ số vùng, khu vực quy định tại mục 2.4.

 Nồng độ C của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải công nghiệp được quy định cụ thể tại QCVN 19:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và QCVN 20:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

2. Về chất thải thuốc bảo vệ thực vật

Xem thêm: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật

Hệ thống xử lý nước thải được quy định với quy chuẩn tại QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại và QCVN 24:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

Hệ thống xử lý chất thải rắn được quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP, theo đó, các công nghệ xử lý chất thải rắn bao gồm:

1. Công nghệ đốt rác tạo nguồn năng lượng.

2. Công nghệ chế biến phân hữu cơ.

3. Công nghệ chế biến khí biogas.

4. Công nghệ xử lý nước rác.

5. Công nghệ tái chế rác thải thành các vật liệu và chế phẩm xây dựng.

6. Công nghệ tái sử dụng các thành phần có ích trong rác thải.

Xem thêm: Mẫu đơn đăng ký cấp GXN thực vật biến đổi gen làm thức ăn chăn nuôi mới nhất

7. Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.

8. Chôn lấp chất thải rắn nguy hại.

9. Các công nghệ khác.

Như vậy, đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật cần có hệ thống xử lý khí thải và chất thải đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hiện hành.

2. Điều kiện đối với các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

Tóm tắt câu hỏi: 

Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi các cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện gì? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 quy định Điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Xem thêm: Mẫu hướng dẫn đánh giá điều kiện thực tế của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (04.TACN)

1. Tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có địa điểm hợp pháp, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định;

b) Có kho thuốc đúng quy định, trang thiết bị phù hợp để bảo quản, xử lý thuốc bảo vệ thực vật khi xảy ra sự cố;

c) Chủ cơ sở buôn bán thuốc và người trực tiếp bán thuốc bảo vệ thực vật phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc chuyên ngành bảo vệ thực vật, trồng trọt, sinh học, hóa học hoặc có giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về thuốc bảo vệ thực vật.

2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này”.

Ngoài ra tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật quy định về điều kiện chung và các điều kiện cụ thể đối với cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau:

“Điều 10. Điều kiện chung:

1. Các loại thuốc bảo vệ thực vật buôn bán tại cửa hàng ở dạng thành phẩm có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép, hạn chế sử dụng ở Việt Nam.

Xem thêm: Mẫu quy trình kiểm soát chất lượng của cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi (03.TACN)

2. Không được bán thuốc bảo vệ thực vật chung với các loại hàng hóa khác như: lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y và các hàng tiêu dùng khác.

3. Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật không được đặt trong các khu vực kinh doanh hàng hóa thực phẩm, các khu vực dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, trường học, bệnh viện.

Điều 11. Điều kiện cụ thể:

1. Nhân sự

a) Người quản lý trực tiếp của cửa hàng phải có chứng chỉ hành nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục Bảo vệ thực vật cấp tỉnh cấp.

b) Người trực tiếp bán hàng được huấn luyện về thuốc bảo vệ thực vật do Chi cục bảo vệ thực vật cấp tỉnh tổ chức hoặc có bằng tốt nghiệp từ trung cấp chuyên ngành trồng trọt, bảo vệ thực vật, sinh học, sư phạm nông nghiệp trở lên.

2. Địa điểm

a) Cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương cấp xã, có địa chỉ rõ ràng, ổn định, thuộc sở hữu của chủ cơ sở hoặc có hợp đồng thuê nhà hợp pháp tối thiểu là 01 (một) năm trong trường hợp thuê địa điểm đặt cửa hàng.

Xem thêm: Phương thức sản xuất là gì? Phân loại và ví dụ thực tế mới nhất?

b) Diện tích phù hợp với quy mô kinh doanh, tối thiểu là 5 mét vuông (m2). Phải là nhà cấp 4 trở lên, bố trí ở nơi cao ráo, sạch sẽ, thoáng gió, đáp ứng các yêu cầu về mua, bán, bảo quản, không ảnh hưởng đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật.

c) Cách xa nguồn nước (sông, hồ, kênh, rạch) ít nhất khoảng 10 mét (m) và cửa hàng phải được gia cố bờ kè chắc chắn chống sạt lở, nền cửa hàng phải cao ráo không ngập nước.

d) Tường và mái phải xây dựng bằng vật liệu không bén lửa. Tường nhà và nền nhà phải bằng phẳng, chống thấm, dễ lau chùi, không bị ngập.

3. Trang thiết bị

a) Có tủ trưng bày, quầy, kệ hoặc giá đựng thuốc bảo vệ thực vật, trang thiết bị bảo quản thuốc theo đúng yêu cầu bảo quản ghi trên nhãn thuốc.

b) Đảm bảo đủ độ sáng để nhận diện thuốc. Thiết bị chiếu sáng đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.

c) Có nội quy và trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy theo yêu cầu của cơ quan phòng cháy, chữa cháy để ở nơi thuận tiện, sẵn sàng sử dụng khi cần thiết.

d) Có bảo hộ lao động bảo vệ cá nhân như găng tay, khẩu trang, nước sạch, xà phòng.

Xem thêm: Hoạch định sản xuất là gì? Hoạch định chiến lược sản xuất?

đ) Có vật liệu, dụng cụ để xử lý kịp thời sự cố theo yêu cầu của cơ quan quản lý về môi trường.

4. Yêu cầu khác

a) Có biển hiệu rõ ràng bằng tiếng Việt. Ghi rõ tên chủ cơ sở hoặc tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại.

b) Có sổ ghi chép việc xuất, nhập thuốc bảo vệ thực vật;

c) Có bảng niêm yết giá bán thuốc bảo vệ thực vật.

5. Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật của cửa hàng

a) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật từ 5.000 kilôgam (kg) trở lên áp dụng theo khoản 2, Điều 3 và khoản 2, Điều 9 của Thông tư này.

b) Đối với các cơ sở buôn bán có nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật dưới 5.000 kilôgam (kg)”.

Nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật phải khô ráo, thoáng gió, không thấm, dột hoặc ngập úng, đảm bảo phòng chống cháy nổ.

Kệ giá để hàng cách mặt đất ít nhất 10 centimét (cm), cách tường ít nhất 20 centimét (cm).

Việc sắp xếp các loại thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo không gây đổ vỡ, rò rỉ, có lối vào đủ rộng và riêng biệt từng loại.

Như vậy, cơ sở buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải đảm bảo các điều kiện theo quy định tại Điều 63 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 và Điều 10, Điều 11 Thông tư số 14/2013/TT-BNNPTNT.

3. Đăng ký thuốc bảo vệ thưc vật

Tóm tắt câu hỏi: 

Chúng tôi đang cần đăng kí tên thuốc bảo vệ thực vật. Chúng tôi muốn biết quy trình thực hiện việc đăng ký tên thuốc bảo vệ thực vật? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì?

Luật sư tư vấn:

Hiện nay, theo quy định của pháp luật không có khái niệm đăng ký tên thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ có đăng kí thuốc bảo vệ thực vật. Do đó, tôi xin trình bày quy trình thủ tục và hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật như sau:

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT  về hình thức đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:

“Điều 8. Hình thức đăng ký

1. Đăng ký chính thức, gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế ở nước ngoài và đã được đăng ký sử dụng ở nước ngoài;

b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất chưa có trong Danh mục hoặc thuốc bảo vệ thực vật có sự kết hợp mới về tỷ lệ, thành phần của các hoạt chất đã có trong Danh mục do tổ chức, cá nhân sáng chế trong nước và được Hội đồng khoa học do Cục Bảo vệ thực vật thành lập đề xuất Cục Bảo vệ thực vật công nhận là một loại thuốc bảo vệ thực vật.

2. Đăng ký bổ sung, gồm:

a) Thuốc bảo vệ thực vật đã có tên thương phẩm trong Danh mục nhưng bổ sung phạm vi sử dụng, thay đổi liều lượng sử dụng, cách sử dụng, dạng thành phẩm, thay đổi hàm lượng hoạt chất;

b) Thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất đã có trong Danh mục nhưng đăng ký tên thương phẩm khác.”

Nộp hồ sơ: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật;

 Số lượng hồ sơ: 01 bản giấy và 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc power point đối với mẫu nhãn.

Hồ sơ đăng ký thuốc bảo vệ thực vật được quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013 bao gồm:

– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản sao chụp Giấy phép khảo nghiệm đã được cấp;

– Mẫu nhãn thuốc

– Bản chính kết quả khảo nghiệm hiệu lực sinh học, kết quả khảo nghiệm xác định thời gian cách ly và báo cáo tổng hợp kết quả khảo nghiệm theo mẫu.

Quy trình thực hiện việc đăng ký tên thuốc bảo vệ thực vật như sau:

 Hồ sơ gửi đến Cục Bảo vệ thực vật, Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào Danh mục; cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo mẫu.

4. Điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Căn cứ quy định tại Điều 3, Nghị định 66/2016/NĐ-CP, tổ chức sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 61, Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và các điều kiện chi tiết sau:

1. Về nhân lực

–   Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất (giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách sản xuất của nhà máy hoặc quản đốc phân xưởng sản xuất) có trình độ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, lâm sinh;

–   Người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật được bồi dưỡng kiến thức về an toàn hóa chất hoặc thuốc bảo vệ thực vật và có Giấy chứng nhận do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hóa chất hoặc bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp.

2. Về nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật

–   Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật được bố trí trong khu công nghiệp đáp ứng quy định của khu công nghiệp. Nhà xưởng, kho bảo quản thuốc bảo vệ thực vật ngoài khu công nghiệp khi xây dựng phải cách trường học, bệnh viện, chợ tối thiểu 500 m;

–   Đảm bảo yêu cầu của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

3. Về thiết bị

–   Về thiết bị sản xuất

+ Có thiết bị, dây chuyền sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật, sản xuất thành phẩm thuốc từ thuốc kỹ thuật và đóng gói thuốc bảo vệ thực vật;

+ Có thiết bị đạt yêu cầu về an toàn theo quy định tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5507:2002 Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

–   Về phương tiện vận chuyển và bốc dỡ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành đối với hàng nguy hiểm; phương tiện vận chuyển có hình đồ cảnh báo, báo hiệu nguy hiểm.

–   Về hệ thống xử lý chất thải

+ Hệ thống xử lý khí thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

+ Hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 07:2009/BTNMT về ngưỡng chất thải nguy hại và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp;

Quy định về sản xuất thuốc bảo vệ thực vật

Luật sư tư vấn pháp luật  doanh nghiệp qua tổng đài:1900.6568

+ Hệ thống xử lý chất thải rắn đáp ứng quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.

–   Về hệ thống quản lý chất lượng

+ Cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 hoặc tương đương;

+ Có phòng thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm áp dụng theo ISO 17025:2005 hoặc tương đương.