Quy trình giải toán có lời văn ở tiểu học

1. Tìm hiểu đề bài.

Bước này yêu cầu học sinh phải đọc kỹ đề bài, nhớ những dữ kiện bài toán đã cho một cách chính xác và nắm vững yêu cầu của đề bài.

Trong quá trình này học sinh cần nhận ra bài toán đã cho thuộc dạng toán nào. Sau đó giáo viên toán tắt đề bài bằng cách đặt câu hỏi:

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán yêu cầu gì?

Khi học sinh đã trả lời tôi thường giúp các em gạch chân dưới những từ quan trọng mà nhiều khi học sinh đọc không đọc kĩ đề bài nên đã bỏ sót dẫn tới làm bài sai. Tuỳ theo từng dạng bài mà có cách tóm tắt phù hợp dễ hiểu.

2. Phân tích đề bài để tìm ra cách giải.

Dựa và việc nhận dạng bài toán ở bước 1, ở bước này tôi hướng dẫn học sinh cách giải bắt đầu từ yêu cầu bài toán.

+ Muốn giải đáp những yêu cầu của đề bài thì cần phải biết những gì? Những điều đó đề bài đã cho biết chưa? Nếu chưa biết thì tìm bằng cách nào? dựa vào đâu để tìm?

Cứ lần lượt như vậy cho đến khi nào học sinh có thể tìm được cách giải đáp từ những dữ kiện cho sẵn trong đề bài. Đây là bước quan trọng vì nó giúp học sinh hiểu được cách giải bài toán.

3.Tổng hợp lời giải.

Bước này ngược với bước 2. Dựa vào bước 2 các em vạch ra được thứ tự trình bày lời giải: Cần tìm điều gì trước, điều gì sau.

Tất nhiên những gì tìm được nhờ vào những dữ kiện cho sẵn trong bài sẽ được trình bày trước để làm cơ sở cho phân tích sau.

Bước này giúp học sinh trình bày lời giải một cách chặt chẽ, logic.

4. Trình bày lời giải.

Đây là bước trình bày giải một cách hoàn chỉnh dựa vào bước 3.