Rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế

Tùy từng phương thức thanh toán quốc tế cụ thể mà có các rủi ro khác nhau. Dưới đây thutucxuatnhapkhau.com xin trình bày về rủi ro trong mỗi phương thức thanh toán quốc tế.

Rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế
Rủi ro trong thanh toán quốc tế

1) Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Khái niệm:

Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trong đó người bán ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không những căn cứ vào hối phiếu mà còn căc cứ vào bộ chứng từ gửi hàng kèm theo với điều kiện là nếu người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để nhận hàng.

Đối với người xuất khẩu:

+ Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán.

+ Chữ ký chấp nhận thanh toán có thể bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ thẩm quyền hay chưa được đăng ký mẫu chữ ký.

+ Ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do người xuất khẩu phải tự gánh chịu.

+ Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc, chậm trễ

+ Ngân hàng không chịu bất cứ trách nhiệm nào về việc lưu kho, mua bảo hiểm, giao hàng, dỡ hàng, …

+ Ngân hàng thu hộ không thể hoặc chậm trễ thanh toán do các biện pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài quốc gia.

+ Người nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã gửi đi từ trước.

+ Rủi ro tỷ giá

+ Người nhập khẩu từ chối thanh toán chi phí phát sinh nào liên quan đến nhờ thu hay chi phí lãi suất mà người nhập khẩu phải chịu.

Đối với người nhập khẩu:

+ Hàng hóa có thể đã không được kiểm định, chưa được bảo hiểm đầy đủ, hay không phù hợp với hợp đồng.

+ Bộ chứng từ giả, có sai xót, hay cố tình gian lận thương mại

+ Sau khi chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn người nhập khẩu có thể bị người xuất khẩu kiện ra tòa nếu

+ Rủi ro tỷ giá

2) Phương thức thanh toán điện chuyển tiền

Đối với người nhập khẩu

Bên nhập khẩu đã thanh toán mà không chắc là bên xuất khẩu sẽ gửi hàng, hoặc gửi hàng không đảm bảo chất lượng.

Không biết được thời gian chính xácngười xuất khẩu sẽ chuyển hàng nếu mua theo điều kiện C

Dù là nhóm F thì vẫn có rủi ro nhưng sẽ giảm thiểu. Bởi khi đơn vị vận chuyển là của người mua thì khả năng làm giả chứng từ là rất thấp

Đối với người xuất khẩu

Rủi ro xảy ra nếu người mua thanh toán sau khi xuất hàng thì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó bên bán dễ bị ứ đọng vốn trong thanh toán.

3) Phương thức thanh toán thư tín dụng (L/C)

Rủi ro đối với ngân hàng phát hành

+ Kiểm tra tính chính xác của chứng từ phải khớp với L/C

+ Ngân hàng chỉ kiểm tra chứng từ không kiểm tra hàng hóa nên hàng hóa vẫn có thể không đúng chất lượng.

+ Người nhập khẩu vẫn phải ký quỹ một khoản tiền (thậm chí 100% giá trị hợp đồng)

+ L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương. Và khi L/C đã mở có nghĩa là phương thức thanh toán được thiết lập. Ngân hàng chỉ căn cứ vào bộ chứng từ và nội dung L/C để tiến hành thanh toán

+ Trường hợp người mua không thanh toán cho ngân hàng thì ngân hàng phát hành vẫn phải thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và đúng với điều khoản đã được quy định trong L/C.

Rủi ro đối với ngân hàng thông báo

+ Đối với ngân hàng thông báo L/C cần thiết phải xác định tình trạng mã khóa của Ngân hàng phát hành L/C. Nếu không xác định được điều này phải nêu rõ trong thông báo L/C cho người xuất khẩu. Cũng như phải nói rõ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này.

+ Nếu trong việc này Ngân hàng thông báo không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng thông báo và người xuất khẩu.

Rủi ro với nhà nhập khẩu

+ Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ. Nên nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu.

+ Rủi ro thuộc về phía người mua nếu người bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả mạo. Người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người bán.

Đối với nhà xuất khẩu

+ Chi phí cao, đôi khi không đáp ứng được những quy định của L/C. Nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán.

4) Phương thức thanh toán bằng tiền mặt

+ Tốn kém chi phí lưu thông tiền tệ

Chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán. Cũng như chi phí của chính phủ cho việc in tiền; chi phí vận chuyển, bảo quản, kiểm đếm tiền của hệ thống ngân hàng.

+ Gây ra những hiện tượng tiêu cực xã hội:

Việc thực hiện giao dịch thanh toán bằng tiền mặt với khối lượng lớn, dễ bị các đối tượng phạm pháp lợi dụng để gian lận. Trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng hoặc các chủ nợ khác.

Các rủi ro trong thanh toán và bảo quản, vận chuyển tiền mặt của các tổ chức, cá nhân luôn tiềm ẩn. Thậm chí đã xảy ra không ít các vụ án rất nghiêm trọng. Như bị trộm cắp tài sản trong trường hợp bọn tội phạm biết đối tượng đang vận chuyển một khối lượng lớn tiền mặt.

+ Nạn tiền giả là một khuyết điểm của tiền mặt đáng kể nhất

Khi tiền mặt được sử dụng nhiều trong giao dịch thanh toán của xã hội. Thì đây sẽ là môi trường thuận lợi cho tội phạm lưu hành tiền giả. Một loại tội phạm hết sức phức tạp.

Trên đây là bài viết vè rủi ro trong thanh toán quốc tế. Qua bài viết này mình hy vọng các bạn sẽ tránh được các rủi ro trên. Nếu các bạn có thắc mắc cũng như muốn tìm bên thanh toán quốc tế hay liên hệ với OZ Việt Nam qua hotline: 0972433318.