Sale horeca là gì

Horeca là gì? Tiềm năng phát triển của kênh Horeca tại Việt Nam như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu để hiểu hơn về vấn đề này nhé.

Thuật ngữ Horeca đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong thời hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ Horeca là gì?. Đặc biệt, những ứng viên ngành Nhà hàng – Khách sạn rất cần trang bị kiến thức này để phục vụ cho mục đích công việc của mình.

Sale horeca là gì

“ HORECA là một thuật ngữ kinh doanh dùng để chỉ những người chuyên về hoạt động cung cấp trong ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống cho ngành nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ ăn uống liên quan. Thuật ngữ này là một từ viết tắt âm tiết của các từ Hotel, Restaurant và Catering. Thuật ngữ này được cho là có nguồn gốc từ Hà Lan. Tuy nhiên nó cũng được sử dụng rộng rãi tại Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ và ở hầu hết các công ty chuyên về lĩnh vực này trên toàn thế giới (thông tin chi tiết tại đây)”

Mặc dù Horeca đã được biết đến từ khá lâu nhưng việc đưa hàng Việt vào thị trường nhà hàng – khách sạn – quán cafe cao cấp vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn do sự thiếu tin tưởng chất lượng về hàng Việt của những tập đoàn lớn hay năng lực của các nhà sản xuất trong nước vẫn chưa thể đáp ứng tối đa những yêu cầu hiện tại. Chúng ta cùng tìm hiểu horeca vietnamhiện nay như thế nào nhé!

Sale horeca là gì

“ Tại Việt Nam, Horeca Việt Nam phiên bản 2.0 với sự bao quát rộng khắp từ các đối tượng phục vụ cho tới sản phẩm và dịch vụ mà chúng tôi cung cấp. Đó là một tổ hợp HORECA gồm : Hotel, Hospital, Office building,Homestead,  Restaurant, Catering, Café, Canteen, Casino, Cafeterier, Cinema, Car park, Airport, Station … Sản phẩm của chúng tôi vô cùng đa dạng và phong phú sử dụng trong các văn phòng, nhà bếp, nhà máy…

Khăn giấy, giấy vệ sinh, khăn giấy lau tay (paper hand towels): HORECA là đối tác phân phối của các Công ty sản Xuất giấy hàng đầu Việt Nam như Saigon paper, Newtoyo, Paperworld VN… với những sản phẩm giấy chất lượng cao sản xuất từ 100% bột giấy nguyên sinh đem lại sự thoải mái mỗi khi sử dụng và đặc biệt là sự tiết kiệm tối đa về chi phí. Điển hình trong những sản phẩm này là khăn giấy lau tay và giấy vệ sinh cuộn lớn với sự sang trọng và tiết kiệm không ngờ. Một số khách hàng tiêu biểu của chúng tôi như khách sạn Caravell, Sheraton, Bông Sen, Quê Hương, Ramana, Hồ Tràm MGM… Các building lớn như Bitexco, Kumho, Hùng Vương, Phú Mỹ Hưng…

Trái Cây tươi: Từ lâu, Horecagroup là đối tác nhập khẩu trái cây tươi hảo hạng hàng đầu từ các nước Mỹ, Canada, Chile, Úc, Newzeland, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ… chúng tôi nhập khẩu 100% trái cây loại 1 đặc biệt tươi ngon, được chọn lựa qua nhiều khâu, lựa chọn kỹ càng như những món quà tặng. Trái cây Horeca cung cấp tuyệt đối an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Thương hiệu cửa hàng Quà Tặng Trái Cây là hệ thống bán lẻ trái cây tươi hảo hạng đến người tiêu dùng cá nhân ngoài hoạt động bán hàng trực tiếp cho các nhà hàng, khách sạn của chúng tôi. ( xem thêm các sản phẩm và dịch vụ khác nữa nhé)”

>>> Tham khảo thêm các kiến thức về F&B trong lĩnh vực nhà hàng hiện nay như thế nào nhé!

Đưa hàng vào kênh Horeca – phân khúc thị trường khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp – đã có từ lâu ở nước ta, nhưng hàng Việt vẫn chỉ mới bước chân vào lĩnh vực tiềm năng này và còn phải nỗ lực nhiều để chiếm lĩnh thị phần. Vì sao như vậy? Chúng ta sẽ tìm hiểu một vài đặc điểm kênh horeca này ngay sau đây nhé.

2, Horeca: Kênh bán hàng tiềm năng

“Tiềm năng lớn

Ở Việt Nam, lượng khách sạn, nhà hàng, resort cao cấp đang hoạt động với số lượng cao. Song song đó, những năm gần đây lượng khách quốc tế đến Việt Nam gia tăng mạnh nên nhu cầu hàng hóa của kênh Horeca đang rất lớn.

Phân khúc thị trường này luôn có nhu cầu cao đối với nhiều sản phẩm thiết yếu cung ứng cho hoạt động ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, luôn đòi hỏi nhà cung cấp phải đảm bảo sản phẩm mang tính sang trọng, lịch lãm, an toàn và có thể cung cấp số lượng lớn.

Do đó, đa số các khách sạn, nhà hàng cao cấp 3-5 sao chỉ sử dụng hàng ngoại do năng lực của các nhà sản xuất trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường này.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tâm lý khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam luôn muốn được thưởng thức những món ăn đặc sản cũng như được dùng thử các sản phẩm Việt để tìm hiểu về nét độc đáo trong văn hóa của người Việt. Nhằm đáp ứng thị hiếu này, vài năm gần đây các nhà hàng, khách sạn cao cấp trong nước đã bắt đầu hướng tới việc tìm các nhà sản xuất trong nước để đặt hàng.

Theo một đại diện của khách sạn Caravelle, đơn vị này đang ngày càng chú trọng vào ẩm thực Việt và đã gặp gỡ một số nhà cung cấp như bột Tài Ký, Saigon Food để trao đổi về vấn đề cung ứng sản phẩm cho tiệc buffet tại khách sạn.

Sale horeca là gì

Bà Phạm Thị Úc My, Giám đốc Điều hành resort 4 sao River Beach, cho biết các nhà đầu tư nhà hàng, khách sạn, resort, các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng trước đây đa số chỉ tin tưởng và sử dụng hàng ngoại để tránh những rủi ro xảy ra trong quá trình phục vụ khách hàng, nhưng hiện nay nhiều sản phẩm Việt Nam đã gây tiếng vang bằng chất lượng, giá cả cũng hợp lý hơn nên các nhà đầu tư đang có xu hướng tìm kiếm các nhà cung cấp trong nước để hợp tác. (các bạn có thể vào đây để tham khảo đầy đủ hơn nhé)”

Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam đã chọn thị trường nội địa làm trọng tâm. Tuy nhiên, phân khúc thị trường Horeca (nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê cao cấp) bây giờ mới bắt đầu được chú ý. Khoảng một năm trở lại đây, các DN đã bắt đầu nhắm đến phân khúc thị trường Horeca và nhiều DN đã đầu tư, nghiên cứu để đưa ra những sản phẩm chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà kinh doanh trong lĩnh vực này. Chúng ta hãy cùng nghe những chia sẻ của những giám đốc về kinh nghiệm kênh horeca như thế nào nhé.

“ Bà Phạm Thị Úc My, Giám đốc Điều hành resort 4 sao River Beach, cho biết:

“Trước đây, đa phần các nhà đầu tư chuộng hàng ngoại, nhưng càng ngày chúng tôi càng có xu hướng chọn những nhà cung cấp nội địa để đặt quan hệ đối tác. Sản phẩm của Việt Nam cũng ngày càng làm chúng tôi yên tâm hơn về giá cả cũng như chất lượng”.

Tương tự, các DN sản xuất cũng đánh giá cao phân khúc thị trường này. Bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó tổng giám đốc Công ty CP Sài Gòn Food, cho rằng, Horeca là thị trường tiềm năng, nếu thâm nhập được, DN sẽ tăng đáng kể doanh số nhờ bán được hàng với số lượng lớn.

Đánh giá cao tiềm năng thị trường này nên Công ty CP Sài Gòn Food tham gia tất cả các hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao ở khu vực miền Trung (nơi tập trung nhiều resort).

Trước đó, trong các buổi “kết nối” với nhà đầu tư Horeca ở Bình Định, Nha Trang, một số DN đã có những khách hàng mới. Đại diện của Công ty TNHH Minh Long 1 cho biết, đã có vài khách sạn tại Quy Nhơn, Nha Trang đặt vấn đề hợp tác lâu dài. ( xem đẩy đủ thông tin tại đây)”

Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm các bước bán hàng và cách để tiếp cận khách hàng Kênh HORECA ( HOTEL – RESTARANT – CANTEEN) nhân viên kinh doanh kênh horeca, bạn nào đang làm trong lĩnh vực này thì không nên bỏ qua nhé.

3, Các Bước Bán Hàng Và Cách Để Tiếp Cận Khách Hàng Kênh HORECA

“ các bước bán hàng gồm có 8 bước :

Chuẩn bị

Trình Bày

Thu thập thông tin

Thuyết Phục

Vượt Qua Phản Đối

Tổng kết

Xử Lý Thông Tin

Phân Tích Thành Tích

Về khâu chuẩn bị thì ta phải làm cái gì : Tôi nhớ có một câu nói mà tôi nghĩ cũng khá hay và phù hợp đó là ” Thất bại trong việc chuẩn bị  là chuẩn bị cho việc thất bại” . Trong 8 bước thì tôi nghĩ bước này là quan trọng nhất. Việc đầu tiên là chúng ta cần thu thập thông tin về khách hàng từ bên trong( trong công ty chúng ta nếu đó là khách hàng cũ) và từ bên ngoài( trực tiếp từ khách hàng ) . Chúng ta cần biết doanh số khách hàng mua hàng năm trước là bao nhiêu ? khách hàng này thường mua TOP 10 mặt hàng có doanh số cao nhất là gì ?  Các mặt hàng nào đóng vai trò chủ đạo ? Tần suất mua hàng của khách hàng ? Lợi nhuận mà khách hàng này mang về cho công ty là bao nhiêu? . Thông tin về bên ngoài chúng ta có thể khai thác là Thực đơn của khách hàng bán những món gì ? và theo kinh nghiệm của mạnh thì khách hàng thường có những ” Món ăn tủ của quán” thường thì dưới 10 món tùy quy mô của nhà hàng. Dùng phương pháp quan sát xem từ ngoài cổng đến vào bếp thì chúng ta có khả năng bán được những món hàng nào cho khách VD : vừa bước vào cổng thì ta có thể bán chát tẩy rửa + chổi + nước lau kiếng… Chúng ta cần thu thập thêm là thơi gian mà nhà hàng mở cửa , số nhân viên , loại nhà hàng bình dân hay cao cấp..tất cả những thông tin đó sẽ có ích để về chúng ta đánh giá tiềm năng mua hàng của khách hàng( Tiềm năng của khách hàng : tất cả những sản Phẩm mà khách hàng mua về phục vụ cho nhu cầu kinh doanh hoặc cá nhân). Tuy nhiên đối với khách hàng mới và khách hàng đã mua hàng thì có sự khác biệt:

Đối với khách hàng mới :

Chúng ta có thể sử dụng thông tin internet, các ấn phẩm quảng cáo để tìm, tìm trên tuyến đường , thông qua bạn bè giới thiệu, thông qua khách hàng cũ giới thiệu, đến trực tiếp chổ kinh doanh của khách hàng liên hệ với bảo vệ để lấy được số điện thoại người mua hàng , bếp trưởng, quản lý nhà hàng, chủ nhà hàng. Chúng ta cần xác định được những thông tin chưa biết như là tiềm năng của khách hàng,  nhà cung cấp, hành vi mua hàng của khách, động cơ mua sắm, số lượng mua sắm, chủng loại và ai là người ra quyết định ( xem tiếp nhé) “

Đó là những thông tin xoay quanh vấn đề Horeca là gì mà bạn có thể tham khảo để hiểu hơn về thuật ngữ này. Đừng quên thường xuyên theo dõi blog để không bỏ lỡ các kiến thức, thuật ngữ chuyên ngành Nhà hàng – Khách sạn, bạn nhé. Chúc các bạn thành công.