Sáng kiến kinh nghiệm có vai trò gì trong giáo dục mầm non

Có thể nói, sáng kiến kinh nghiệm là một hoạt động thực tiễn luôn được ủng hộ, khuyến khích ở tất cả các lĩnh vực ngành nghề. Đặc biệt không thể bỏ qua đó chính là trong lĩnh vực giáo dục. Phong trào viết sáng kiến không những được hoan nghênh mà còn trở thành một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại giáo viên, công chức ở tất cả các cấp học: Mầm non, tiểu học, THCS, THPT… Vậy bản chất thực sự của sáng kiến kinh nghiệm là gì? Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 sẽ được đề cập trong bài viết này!

Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Khái niệm sáng kiến kinh nghiệm

Để giúp bạn có cái nhìn chính xác nhất đối với khái niệm “sáng kiến kinh nghiệm là gì” chúng ta sẽ cùng “mổ xẻ” ý nghĩa của hai yếu tố chính cấu thành sáng kiến kinh nghiệm, bao gồm:

  • “Sáng kiến”: Theo từ điển Tiếng Việt, sáng kiến là những giải pháp, ý kiến đóng góp nhằm cải thiện hiệu quả của một hoạt động nào đó tốt hơn.
  • “Kinh nghiệm”: Kinh nghiệm là những tri thức của con người được tổng hợp, tích lũy thông qua những trải nghiệm thực tế, hệ thống hóa, trở thành kinh nghiệm, vốn sống, thực tế của mỗi cá nhân.

Kết hợp và suy rộng ra, ta có thể định nghĩa Sáng kiến kinh nghiệm (trong lĩnh vực giáo dục) là những tri thức, kỹ năng, sáng tạo, kinh nghiệm mà công viên chức, giáo viên có được từ quá trình làm việc thực tế, dựa trên những so sánh, trải nghiệm trong công tác giảng dạy. Từ đó khắc phục những khó khăn, hạn chế mà các biện pháp thông thường không thể giải quyết được. Đem lại thành công cho cá nhân, nhà trường, địa phương hay cao hơn nữa là cho toàn ngành giáo dục.

Sáng kiến kinh nghiệm có vai trò gì trong giáo dục mầm non
Sáng kiến kinh nghiệm là gì?

Tầm quan trọng của sáng kiến kinh nghiệm là gì?

  • Thúc đẩy việc nghiên cứu, sáng tạo trong quá trình làm việc.
  • Hỗ trợ, chia sẻ những kinh nghiệm có được cho những đồng nghiệp.
  • Biết cách khắc phục những khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất để hoàn thành công tác quản lý, giáo dục học sinh tốt nhất.
  • Thúc đẩy tinh thần thi đua, sáng tạo của giáo viên, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao hiệu quả làm việc.
  • Tạo điều kiện để đúc kết những trải nghiệm trong quá trình giảng dạy, từ đó có những kinh nghiệm cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

➢ 145 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non mới nhất 2020

Sáng kiến kinh nghiệm cần đảm bảo những yếu tố gì?

Yếu cầu về nội dung

Một bài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) cần phải làm rõ mục đích, tính sáng tạo và mới mẻ, khả năng áp dụng vào thực tiễn và nhân rộng của nó. Cụ thể:

Mục đích:

  • Bài viết đã giải quyết được những vấn đề hay khó khăn thực tế gì trong công việc. Những giải pháp được đưa ra là gì?
  • Tác giả viết bài viết nhằm mục đích gì? ( Để rút ra kinh nghiệm cho bản thân, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, đưa ra những giải pháp đối với vấn đề đang xảy ra)

Tính sáng tạo và mới mẻ:

  • SKKN được đưa ra phải đảm bảo tính mới mẻ, độc nhất không trùng lặp với những nội dung trước đó.
  • Tác giả phải trình bày được cơ sở lý luận thực tiễn làm chỗ dựa cho nội dung sáng kiến mình đưa ra. Phải có số liệu, tư liệu, ví dụ thực tiễn chứng minh tính chính xác và làm bậc lên tác dụng của bài báo cáo.

Khả năng áp dụng vào thực tiễn và mở rộng:

  • Trình bày, làm rõ những hiệu quả khi áp dụng SKKN vào thực tế.
  • Đưa ra những điều kiện để áp dụng SKKN đồng thời chứng minh được triển vọng mở rộng của nó trong thực tế (Cần sử dụng các số liệu, tư liệu để dẫn chứng những nội dung đã đưa ra trong bài)

Hình thức trình bày sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Thông thường, sáng kiến kinh nghiệm được soạn thảo trên MS Word, in, đóng thành quyển với độ dài tối thiểu 10 trang, tối đa không quá 30 trang. Trong đó: 

  • Khổ giấy A4 (21.0 x 29.7 cm)
  • Phông chữ : Time New Roman (14pt)
  • Căn lề trái: 2,5cm, căn lề phải: 2,5cm
  • Căn lề trên: 3cm, căn lề dưới: 2,5cm
  • Khoảng cách dòng: 1,5 cm
  • Số trang đánh ở trung tâm lề dưới

Cấu trúc một bài sáng kiến kinh nghiệm chuẩn

Bìa

Trang phụ bìa

Mục lục

Danh mục chữ cái viết tắt ( nếu có )

1.Đặt vấn đề ( Lý do chọn đề tài )

2.Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm )

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

2.2 Thực trạng của vấn đề

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

2.4 Hiệu quả của SKKN

Tài liệu tham khảo

Phụ lục ( nếu có )

Sáng kiến kinh nghiệm có vai trò gì trong giáo dục mầm non

Hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm năm 2020 - 2021

Trong phần này, chúng ta sẽ tập trung đi sâu làm rõ những nội dung chính của một bài sáng kiến kinh nghiệm

1. Đặt vấn đề (Lý do chọn đề tài)

Trong phần này, tác giả chủ yếu trình bày lý tại sao chọn đề tài này? Xuất phát từ những thực trạng, vấn đề nào? Tác giả cần nêu lên được:

  • Vấn đề trong thực tiễn làm việc, quản lý, giảng dạy,...
  • Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đó trong thực tiễn làm việc
  • Những khó khăn trong quá trình làm việc, quản lý, giảng dạy dẫn đến cần phải được giải quyết, đổi mới.

2. Giải quyết vấn đề ( Nội dung sáng kiến kinh nghiệm) 

Trong sáng kiến kinh nghiệm, giải quyết vấn đề là phần quan trọng nhất, tập trung phân tích đưa ra những giải pháp nhằm tối ưu công việc một cách tốt nhất.  Để giải quyết vấn đề một cách cụ thể và toàn diện cần là rõ các yếu tố sau:

2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:

Những cơ sở liên quan đến lý thuyết, lý luận, kiến thức liên quan đến vấn đề được trình bày trong sáng kiến kinh nghiệm phải được trình bày một cách khái quát. Mục đích chính của những cơ sở lý luận này là định hướng việc phân tích, nghiên cứu, tìm kiếm những giải pháp khắc phục vấn đề đã đưa ra.

2.2. Thực trạng của vấn đề:Tác giả cần nêu lên những thuận lợi và khó khăn đang xảy ra dẫn đến phải làm bài báo cáo này tìm ra giải pháp

Tác giả cần nên bật những khó khăn, mâu thuẫn mà tác giả đang tìm cách cải tiến, thay đổi.

2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:

Những biện pháp mà tác giả đưa ra để giải quyết vấn đề. Trong đó, cần nêu ra các bước tiến hành cụ thể, nhận xét hiệu quả, vai trò của từng bước.

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:

  • Tác giả cần thể hiện rõ kết quả của sáng kiến kinh nghiệm, trong đó nêu rõ:
  • SKKN đã được ứng dụng ở đâu, bằng cách nào? (đối tượng nào, lớp nào,...)
  • kết quả đạt được khi sử dụng SKKN, so sánh với kết quả khi vẫn dừng theo cách cũ.

3. Kết luận

Đây là phần tóm tắt lại toàn bộ bài sáng kiến, tác giả phải nêu được:

  • Ý nghĩa của sáng kiến khoa học đối với vấn đề được nêu ra
  • Đánh giá của tác giả về hiệu quả quả và tính nhân rộng của giải pháp
  • Bài học kinh nghiệm từ quá trình thực hiện giải pháp
  • Những ý kiến, đề xuất đối với ban lãnh đạo, cấp trên

Những lưu ý khi viết sáng kiến kinh nghiệm

  • Việc đặt tên tiêu cần cân nhắc sao cho diễn đạt được ý muốn mà tác giả muốn trình bày.
  • Để đạt được hiệu quả tốt nhất, tác giả cần thực hiện theo quy trình: chọn đề tài - viết đề cương chi tiết - tiền hành thực hiện đề tài - viết bản thảo sáng kiến kinh nghiệm
  • Tác giả cần phải có có những trải nghiệm thực tế những vấn đề trên tiến hành thực nghiệm những giải pháp đưa ra với điều kiện thực tế. Có cơ sở lý luận cho việc tìm tòi ra giải pháp, vấn đề đang mắc phải.

Có thể nói, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng là một dạng nghiên cứu khoa học. Người thực hiện phải có sự kiên nhẫn, tìm tòi và say mê với việc này thì kết quả hiệu quả. Hy vọng những gợi ý trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt bài sáng kiến kinh nghiệm của mình thành công.

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Lời người xưa luôn nhắc nhở con cháu rằng: "Nếu còn trẻ mà không chịu học hành, đến khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích". Cho đến nay điều răn dạy này vẫn còn giữ nguyên giá trị trong việc phát triển và khẳng định bản thân của mỗi chúng ta trong xã hội cũng như góp phần phát triển đất nước. Để sự nghiệp giáo dục ngày càng phát triển và phát huy tốt vai trò của nó trong việc xây dựng và phát triển đất nước, sáng kiến kinh nghiệm để đổi mới giáo dục phù hợp với tình hình mới luôn là những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu.

Có thể hiểu một cách khái quát về sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục chính là những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mà người làm công tác dạy học đã tích luỹ được trong công tác giảng dạy và giáo dục. Qua những việc làm đổi mới cụ thể, họ có thể khắc phục được những khó khăn mà chưa được giải quyết được bằng những biện pháp thông thường trước đây. Từ đó, công tác của người giáo viên được nâng cao hiệu quả rõ rệt.

  • Thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng trong công tác giảng dạy, quản lý, mang đến những đổi mới, sáng tạo trong việc dạy và học, giúp giáo viên vượt qua tâm lý sức ỳ trong việc giảng dạy.
  • Giúp giáo viên hiểu rõ và áp dụng được những đổi mới của phương pháp dạy học trong từng phần, từng môn mà mình phụ trách.
  • Biết cách khắc phục những điều kiện khó khăn về cơ sở vật chất trong nhà trường để tự hoàn chỉnh phương pháp dạy học cho riêng mình
  • Biết cách phát huy tính sáng tạo, nhạy bén và thông minh của học sinh với các phương pháp dạy học tích cực và kỹ thuật dạy học phù hợp với bộ môn mình phụ trách.
  • Có những đánh giá đúng và chính xác về khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học sinh trong từng bài học.
  • Khắc phục được các nhược điểm của phương pháp giảng dạy cũ và tạo ra một chất lượng mới cho giáo dục - đào tạo, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.
  • Các phương pháp giáo dục tiên tiến phát huy được tính chủ động của học sinh, sinh viên trong việc tự học, tự nghiên cứu để có thể phát triển và hoàn thiện những kỹ năng nổi trội của bản thân.

  • Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy cần khắc phụ và giải quyết được những khó khăn, khúc mắc trong công tác giảng dạy, giáo dục học sinh, sinh viên.
  • Nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân và là cơ sở để trao đổi kinh nghiệm hữu ích với đồng nghiệp trong ngành.
  • Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần phải là những đúc kết được từ những sự việc phong phú thật sự, những hoạt động giảng dạy cụ thể đã được tiến hành.
  • Các phương pháp trong đề tài sáng kiến kinh nghiệm cần có sự mới mẻ, độc đáo và có sự dẫn chứng cụ thể từ các tư liệu, số liệu chính xác nhằm làm nổi bật tác dụng và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm so với cách làm cũ.
  • Chỉ ra được những điều kiện căn bản, những bài học kinh nghiệm để áp dụng có hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. Phân tích cho thấy được triển vọng trong việc vận dụng và phát triển sáng kiến kinh nghiệm.

Đối với mỗi cấp học, khả năng tiếp thu cũng như vận dụng kiến thức của các em sẽ có những mức độ khác nhau. Vì vậy, người giáo viên qua quá trình giảng dạy cần có sự quan sát, tìm hiểu, đánh giá để có được những đúc kết nhằm xây dựng được những đề tài sáng kiến kinh nghiệm phù hợp và phát huy tốt công việc dạy và học, bồi dưỡng và trau dồi được kiến thức, năng lực cho học sinh. ViecLamVui xin gửi đến bạn tham khảo những đề tài sáng kiến kinh nghiệm tiêu biểu của một số cấp học đã tổng hợp được.

  • Sử dụng vật liệu thiên nhiên nhằm nâng cao hứng thú của trẻ trong hoạt động tạo hình.
  • Kinh nghiệm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non
  • Dạy trẻ mẫu giáo biết quan tâm chia sẻ với người thân và bạn bè góp phần hình thành nhân cách trẻ
  • Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trường mầm non
  • Phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi thông qua tiết kể chuyện
  • Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động tạo môi trường chữ
  • Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
  • Rèn luyện những thói quen vệ sinh và hành vi văn minh cho trẻ mẫu giáo nhỡ
  • Một số biện pháp giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ trong trường mầm non
  • Thiết kế một số trò chơi tạo hình nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn 5 -6 tuổi phát triển kĩ năng xé dán
  • Phòng chống tai nạn thương tích trong trường mầm non
  • Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ mẫu giáo nhỡ
  • Phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em mầm non
  • Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
  • Một số biện pháp giúp trẻ 24 -36 tháng có thói quen trong ăn uống
  • Các biện pháp phòng chống béo phì cho trẻ
  • Công tác chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mẫu giáo
  • Tổ chức ăn bán trú trong trường mầm non
  • Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non

Hình thành nền tảng kiến thức đầu tiên và rèn luyện những kỹ năng sống cần thiết

  • Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh yếu lớp 1
  • Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn học vần cho học sinh lớp 1
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
  • Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học toán cho học sinh lớp 1
  • Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 1 thực hiện tốt phép cộng và phép trừ trong phạm vi 100

  • Rèn kỹ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn Tập làm văn
  • Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 viết đoạn văn ngắn trong giờ Tập làm văn
  • Những kinh nghiệm dạy tập viết lớp 2
  • Kinh nghiệm dạy môn Toán lớp 2
  • Kinh nghiệm giúp học sinh sửa sai khi giải dạng toán tìm thành phần chưa biết

  • Dạy Tập làm văn lớp 3 như thế nào để đáp ứng yêu cầu đổi mới
  • Rèn kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh cho học sinh lớp 3
  • Giúp các em học sinh lớp 3 giải tốt bài toán liên quan đến rút về đơn vị
  • Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3
  • Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh Lớp 3 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

  • Biện pháp nâng cao chất lượng môn chính tả cho học sinh lớp 4
  • Một số biện pháp giúp học sinh xây dựng các cách mở bài, kết bài Tập làm văn lớp 4
  • Phương pháp học giúp học sinh yếu kém học tốt môn Toán
  • Một số cách giúp học sinh lớp 4 thực hiện tốt so sánh phân số
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt giải toán có lời văn bằng sơ đồ tư duy
  • Một số phương pháp dạy Toán lớp 4 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
  • Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

  • Một số kinh nghiệm về việc dạy môn từ ngữ lớp 5
  • Giúp học sinh có kết quả tốt hơn trong phân môn Tập làm văn
  • Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 học tốt văn tả cảnh
  • Một số biện pháp dạy nghĩa của từ và các hợp từ có quan hệ về ngữ nghĩa cho học sinh lớp 5
  • Rèn viết đúng chính tả cho học sinh lớp 5
  • Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng Việt lớp 5
  • Phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy môn Lịch sử lớp 5
  • Ứng dụng CNTT trong giảng dạy phân môn Địa lí lớp 5
  • Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Khoa học lớp 5 
  • Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm
  • Hai phương pháp giúp học sinh đổi đơn vị đo độ dài đạt hiệu quả cao
  • Một số biện pháp rèn kỹ năng giải các dạng toán về phép đo đại lượng trong chương trình Toán lớp 5
  • Giúp học sinh yếu học tốt hơn về kiến thức hình tam giác, hình thang ở lớp 5
  • Áp dụng dạy học tích cực để dạy giải các bài toán về chuyển động tròn đều cho học sinh lớp 5

  • Thủ thuật dạy từ vựng Tiếng Anh 6
  • Hướng dẫn học sinh khối 6 học ôn tập và củng cố từ vựng bằng bản đồ tư duy
  • Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
  • Một số kinh nghiệm dạy ngoại ngữ với các video clip
  • Một số kinh nghiệm nâng cao năng lực đọc hiểu môn Tiếng Anh cho học sinh bậc THCS 
  • Gây hứng thú học Tiếng Anh THCS
  • Các giải pháp để phát huy hiệu quả của câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường THCS
  • Nâng cao hiệu quả tổ chức hợp tác theo nhóm ở trên lớp trong dạy học Tiếng Anh THCS
  • Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Tiếng Anh bậc THCS bằng các thủ thuật dạy học mới
  • Cách tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp, nhóm trong giờ dạy và học môn Tiếng Anh ở trường THCS có hiệu quả
  • Một số kinh nghiệm về các trò chơi ngôn ngữ giúp kiểm tra, củng cố từ vựng, ngữ pháp
  • Dạy ngữ âm, ngữ điệu, tiết tấu

Sau đây là một số hướng dẫn viết sáng kiến kinh nghiệm mới nhất đã được ViecLamVui tìm kiếm và tổng hợp dành cho bạn tham khảo

Cấu trúc chung của một bài trình bày đề tài sáng kiến kinh nghiệm bao gồm:

  • Trang bìa
  • Mục lục
  • Danh mục chữ viết tắt (nếu có)
  • Nội dung

              I. Đặt vấn đề

             II. Giải quyết vấn đề

                 1. Cơ sở lý luận của vấn đề

                 2. Thực trạng của vấn đề

                 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

                 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm

           III. Kết luận, kiến nghị

Chủ yếu trình bày lý do chọn đề tài. Tác giả cần trình bày cơ sở để khẳng định lý do mình chọn vấn đề để viết sáng kiến kinh nghiệm như:

  • Vấn đề trong thực tiễn giảng dạy, giáo dục, quản lí
  • Ý nghĩa và tác dụng của vấn đề đó trong giảng dạy, giáo dục, quản lí
  • Hiệu quả rõ rệt từ việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm giải quyết những bất hợp lí trong vấn đề đó và những cải tiến, sửa đổi hiệu quả.

Đây là phần quan trọng, cốt lõi nhất của một sáng kiến kinh nghiệm. Do đó, người viết cần trình bày rõ ràng, chi tiết theo 4 mục chính sau

1. Những vấn đề lý luận chung: Tóm tắt những lý luận, lý thuyết đã được tổng kết. Bao gồm những khái niệm, những kiến thức cơ bản về vấn đề được chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm.

2. Thực trạng của vấn đề: Mô tả, làm nổi bật những khó khăn, những mâu thuẫn trong thực tế giảng dạy, giáo dục, quản lí, mà người viết đang tìm cách giải quyết, cải tiến.

3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Trình bày trình tự những biện pháp, các bước cụ thể đã tiến hành để giải quyết vấn đề. Trong đó, người viết nêu nhận xét về vai trò, tác dụng, hiệu quả của từng biện pháp hoặc từng bước đó.    

4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Nên thể hiện bằng bảng tổng hợp kết quả, số liệu minh hoạ, đối chiếu, so sánh… Trong mục này cần trình bày được các ý :

  • Đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở lớp nào, khối nào, cho đối tượng cụ thể nào ?
  • Trình bày rõ kết quả cụ thể khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm (có đối chiếu so sánh với kết quả khi tiến hành công việc theo cách cũ).

  • Những kết luận, đánh giá cơ bản nhất về các giải pháp đã thực hiện (hoặc tóm lược các giải pháp chính).
  • Những nhận định chung về việc áp dụng và khả năng phát triển của sáng kiến kinh nghiệm.
  • Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân.
  • Những ý kiến đề xuất (nếu có) với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, Phòng GD-ĐT, Lãnh đạo trường…(tùy theo từng đề tài) để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả.