Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Nằm trong những ngày lễ lớn của dân tộc, Giỗ tổ Hùng Vương là kỳ nghỉ được mọi người mong đợi. Đây cũng là thời điểm thích hợp cho những chuyến vui chơi của cả gia đình và là cơ hội để các thành viên gần gũi nhau hơn. Ngày giỗ tổ là sự kiện trọng đại của dân tộc, vì vậy, cha mẹ hãy dạy cho con hiểu để các bé có kiến thức về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, từ đó bồi dưỡng lòng yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn – một truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

“Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.”

Ngày Giỗ tổ Hùng Vương trở thành ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. Lễ được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng – Việt Trí – Phú Thọ. Đến hẹn lại lên, đến ngày này người dân khắp nơi trên mọi miền đất nước và cả những Kiều bào nước ngoài quy tụ về đây để tưởng nhớ công ơn các vị vua đã có những chiến công lẫy lừng cho dân tộc. Giỗ tổ năm nay gần với dịp lễ 30/4 và 1/5 nên thời gian nghỉ lễ sẽ kéo dài 6 ngày (từ ngày 28/4 – 3/5 dương lịch).

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta
Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra hằng năm với nhiều hoạt động lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc

Theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân và Âu Cơ được xem như là các thủy tổ của người Việt, cha mẹ của các Vua Hùng. Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Trải qua 18 đời vua Hùng với những biến cố lịch sử, những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm đã chứng minh được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc đồng lòng của cả dân tộc ta.

Giỗ tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân tộc, nguồn cội của tổ tiên. Qua đó mỗi người không ngừng học tập, rèn đức luyện tài để phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước. Có như vậy chúng ta mới xứng đáng với công lao của các thế hệ anh hùng dân tộc, với tổ tiên ta ngày trước.

Giỗ tổ Hùng Vương là dịp để chúng ta nhìn nhận lại những biến cố của đất nước qua các thời kỳ đồng thời đặt ra những nhiệm vụ mới cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước.Trải qua các thời kỳ thăng trầm khác nhau và để có được thành quả như ngày hôm nay là nhờ công lao vĩ đại của cả một dân tộc anh hùng.

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta
Hằng năm vào dịp lễ hàng triệu người dân khắp cả nước đã hội tụ về Đền Hùng – Việt Trì – Phú Thọ để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng

Chúng ta tự hào là con Rồng cháu Tiên, là con cháu của các vị vua Hùng đã gây dựng nên đất nước Văn Lang, Âu Lạc và đánh thắng giặc ngoại xâm làm nền móng cho nước Việt Nam ngày nay. Đó là những ngày đầu hoang sơ nhất mở ra một thời kỳ lịch sử huy hoàng cho dân tộc ta. Chúng ta phải ghi nhớ công lao to lớn đó và không ngừng học tập, đóng góp cho xã hội, cùng nhau xây dựng một đất nước Việt Nam ngày càng phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu.

An Nhiên

Vào thời cuối các vua Hùng, nạn ngoại xâm càng trở thành mối đe dọa to lớn. Ở Trung Quốc, Việt Vương Câu Tiễn sau khi diệt nước Ngô năm 473 tr CN làm bá chủ miền Duyên Hải từ Sơn Đông đến Quảng Đông và đã từng sai sứ xuống dụ nước Văn Lang nhưng đã bị vua Hùng cự tuyệt. Sự kiện này được các nhà sử học Việt Nam coi là cuộc đụng độ đầu tiên giữa nước ta với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán.

Truyền thuyết “Họ Hồng Bàng” trong sách Lĩnh Nam chích quái cũng phản ánh phần nào cuộc tiếp xúc và đụng độ của người Việt với người Hoa Hạ ở phương Bắc. Sách có chép” Dân phương Nam khổ vì bị người phương Bắc quấy nhiễu, không được yên sống như xưa…”.

Nước Tần thành lập năm 221 tr CN đã mở rộng những cuộc chiến tranh xâm lược đại quy mô ra cả hai phía bắc, nam thành lập một đế chế rộng lớn đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Về phía Nam tiếp tục kế thừa và phát triển chủ trương ” bình Bách Việt” của nước Sở trước đây, Tần Thủy Hoàng đã sai 50 vạn quân xâm lược đất đai của Bách Việt ở phía Nam Trường Giang. Hàng vạn quân Tần vượt biên giới tràn vào lãnh thổ phía Bắc và đông bắc nước ta lúc đó. Lúc này hai tộc người Lạc Việt và Âu Việt (Tây Âu) vốn gần gũi về dòng máu, về địa vực cư trú, về kinh tế và văn hóa lại có điều kiện liên kết chặt chẽ lại với nhau hơn trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung.

Theo sách Hoài Nam Tử, “lúc đó người Việt đều vào rừng ở với cầm thú, không ai chịu để quân Tần bắt”, và “họ cùng nhau đặt người kiệt tuấn lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần” . Đó là hình thức phôi thai của lối đánh du kích và thông qua lối đánh này mà lực lượng kháng chiến của người Việt ngày càng lớn mạnh; còn quân Tần dần dần bị dồn vào thế nguy khốn và tuyệt vọng. Trên đà chiến thắng, người Việt tập hợp lực lượng tổ chức đánh lớn nhằm tiêu diệt sinh lực địch, đại phá quân Tần, giết chết chủ tướng Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh. Đây là thắng lợi oanh liệt đầu tiên của cả dân tộc ta chống lại họa xâm lược của phong kiến phương Bắc.

Trong cuộc chiến đấu này, vai trò và uy tín của Thục Phán, người thủ lĩnh kiệt xuất của liên minh bộ lạc Tây Âu ngày càng được nâng cao, không chỉ ở trong bộ lạc Tây Âu mà còn có ảnh hưởng sâu rộng trong bộ lạc Lạc Việt. Sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, trong điều kiện cộng đồng cư dân Lạc Việt – Tây Âu đã hình thành và uy tín ngày càng cao của Thục Phán, Thục Phán đã thay thế Hùng Vương, tự xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc. Sách Việt sử lược chép rằng “Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi mà lên thay” , còn một số thần tích và truyền thuyết dân gian lại cho rằng sau nhiều cuộc xung đột, cuối cùng Hùng Vương theo lời khuyên của con rể là Thánh Tản Viên đã nhường ngôi cho Thục Phán.

Điều đặc biệt là, sự nghiệp xây thành đắp lũy, biến Cổ Loa thành kinh đô đầu tiên của quốc gia trên vùng trung tâm trâu thổ sông Hồng, tổ chức kháng chiến chống xâm lăng, chân dung của Thục Phán – An Dương Vương trên mảnh đất Cổ Loa, trên nhiều vùng nước Việt Nam … thấm đẫm, nhất quán, sinh động, qua tâm thức, truyền thuyết dân gian (rồi được chuyển tải vào các thư tịch cổ) trong đời sống của các thế hệ dân cư Việt Nam từ đời này sang đời khác.

Sau chiến thắng trước quân Tần, An Dương Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.

Ít lâu sau, Triệu Đà từ Quận Nam Hải (Quảng Đông – Trung Quốc ngày nay) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình là Trọng Thủy và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương

  • Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta
    Đồng giá 250k 1 khóa học lớp 3-12 bất kỳ tại VietJack!

1. Khám phá một vài nét về người dân Lạc Việt và Âu Việt

Câu 1 (trang 16 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Những điểm chung của người dân Lạc Việt và Âu Việt là gì? Họ sống với nhau như thế nào?

- Xác định trên lược đồ: Khu vực sinh sống của người Lạc Việt, Âu Việt?

Trả lời:

- Những điểm chung của người dân Lạc Việt và Âu Việt là: cùng biết làm ruộng, chăn nuôi, đánh cá, ươm tơ, dệt lụa, đúc đồng làm vũ khí và công cụ sản xuất.

- Họ sống hòa hợp với nhau ở các làng bản. Cuộc sống giản dị, vui tơi, hòa đồng với thiên nhiên nhiên.

- Xác định trên lược đồ ta thấy:

    + Khu vực sinh sống của người Lạc Việt là sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

    + Khu vực sinh sống của người Âu Việt là vùng núi phía Bắc khu vực sông Hồng.

2. Tìm hiểu sự ra đời nước Văn Lang và Âu Lạc

Câu 1 (trang 18 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

- Em hãy cho biết: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Kinh đô đóng ở đâu? Người đứng đầu nước Âu Lạc gọi là gì?

Trả lời:

- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh: Năm 218 TCN, quân Tần (ở Trung Quốc phong kiến trước đây) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán (thủ lĩnh người Âu Việt) đã lãnh đạo người dân Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm rồi sau đó dựng nước Âu Lạc (năm 208 TCN).

- Kinh đô của nước Âu Lạc đóng ở vùng Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).

- Người đứng đầu nước Âu Lạc gọi là An Dương Vương.

3. Tìm hiểu về đời sống người dân dưới thời Hùng Vương – An Dương Vương

Câu 2 (trang 18 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

- Em có biết trong các hình trên, hình nào nói về hoạt động lao động sản xuất, về ăn mặc, ở; về các hoạt động vui chơi của người dân thời Hùng Vương

- Em hãy cho biết vài nét về đời sống sản xuất, ăn mặc, ở và vui chơi nhảy múa của người dân thời Hùng Vương?

Trả lời:

* Trong các hình trên:

   - Hình nói về hoạt động lao động sản xuất là: lưỡi cày đông, rìu lưỡi xéo bằng đồng, cảnh giã gạo.

   - Hình nói về ăn mặc, ở là: Muôi bằng đồng, vòng trang sức bằng đồng, hình nhà sàn

   - Hình nói về các hoạt động vui chơi của người dân thời Hùng Vương là: cảnh người ngảy múa trên thuyền.

* Vài nét về đời sống sản xuất, ăn, mặc, ở và vui chơi nhảy múa của người dân thời Hùng Vương là:

   - Nghề chính của người Lạc Việt là làm ruộng, trồng lúa nước, khoai, rau đậu, cây ăn quả…Họ biết nấu xôi, nấu bánh chưng, làm bánh giầy… Biết trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ….

   - Họ sống với nhau thành làng bản, ở nhà sàn để tránh thú dữ, thờ thần đất, thần mặt trời.

   - Sinh hoạt là: nhuộm răng đen, ăn trầu, phụ nữ đeo hoa tai và vòng bằng đá, đồng. Dịp lễ hội mọi người hóa trang, vui chơi, nhảy múa, tổ chức đua thuyền trên sông hoặc đấu vật trên bãi sông

4. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến của nhân dân Âu Lạc chống quân xâm lược Triệu Đà

Câu 1 (trang 20 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

5. Đọc kĩ và ghi vào vở đoạn văn sau

Câu 1 (trang 21 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

1. Em kẻ trục thời gian dưới đây vào vở và đánh dấu x vào ô trống chỉ mộc thời gian ra đời nước Văn Lang và nước Âu Lạc.

Câu 1 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Trả lời:

- Trục thời gian

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

2. Hãy nối tên nước và địa điểm đóng đô cho đúng

Câu 2 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Trả lời:

* Tên nước và địa điểm đóng đô đúng là:

   1 - c. nước Văn Lang đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ)

   2 - a. nước Âu Lạc đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội).

3. Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 3 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN).

a. Trình bày hiểu biết của nhóm về nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc

b. Xem lược đồ khu di tích Cổ Loa (trang 21) và trao đổi với nhau vì sao người ta nói thành này kiên cố.

Trả lời:

a. Những hiểu biết của em về nhà nước Văn Lang là:

   - Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt, ra đời khoảng 700 năm trước.

   - Nhà nước được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã và sông Cả.

   - Trong xã hội Văn Lang gồm có vua đứng đầu nắm mọi quyền quyết định, sau đó là các lạc hầu, lạc tướng là tầng lớp sau vua, có nhiệm vụ giúp vua cai quản đất nước. Tiếp đến là dân thường và nô tì.

   - Trong hoạt động sản xuất và đời sống người dân Văn Lang sống ở nhà sàn, họ quanh quần thành làng.

   - Thời Văn Lang hoạt động sản xuất chủ yếu là lúa, khoai, cây ăn quả, ươm tơ, dệt vải…, họ ăn cơm, xôi, bánh chưng, uống rượu, làm mắm.

   - Vào những dịp lễ hội họ vui chơi, nhảy múa, đua thuyền, đấu vật…

b. Khu di tích Cổ Loa (trang 21) và trao đổi với nhau vì sao người ta nói thành này kiên cố vì:

   - Thành có 9 vòng. Chu vi vòng ngoài 8 km, vòng giữa 6.5 km, vòng trong 1.6 km.

   - Diện tích thành trung tâm lên tới 2 km vuông.

   - Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó.

   - Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4-5m, có chỗ 8-12m.

   - Chân lũy rộng 20-30m, mặt lũy rộng 6-12m.

   - Khối lượng đất đào đắp ước tính tới 2.2 triệu mét khối

Câu 4 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Tìm đọc các truyện, tranh, ảnh có liên quan đến thời Hùng Vương – An Dương Vương trên sách, báo,…

Trả lời:

- Một vài tranh ảnh thời Hùng Vương – An Dương Vương

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Câu 5 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Cùng với sự hỗ trợ của gia đình, em hãy kể tên những cách sản xuất, ăn, mặc, ở, vui chơi, nhảy múa, có từ thời Hùng Vương mà vẫn còn được lưu lại cho tới ngày nay.

Trả lời:

* Những tục lệ của người Lạc Việt vẫn còn tồn tại đến ngày nay là:

   - Ở vùng núi cao, người dân vẫn sinh sống trong các ngôi nhà sàn để tránh thú dữ. Đồng thời, họ vẫn còn dữ các tục lệ thờ thần mặt trời, thần đất.

   - Phụ nữ của các dân tộc vẫn còn đeo các đồ trang sức bằng đá, bằng đồng…

   - Ở các hội làng, hội xã vẫn còn nhiều sử dụng nhiều trò chơi dân gian ngày xưa như đấu vật, đua thuyền, nhảy múa….

Câu 6 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Em nên làm gì để ghi nhớ và hành động góp phần vào việc giữ gìn những di tích và phong tục tập quán có từ thời Hùng Vương – An Dương Vương.

Trả lời:

* Để ghi nhớ và hành động góp phần vào việc giữ gìn những di tích và phong tục tập quán có từ thời Hùng Vương – An Dương Vương, em sẽ :

   - Tham gia dọn rác bảo vệ môi trường.

   - Bảo vệ các di tích lịch sử.

   - Cùng mọi người tham gia và duy trì các phong tục tập quán phù hợp với thời điểm hiện tại của đất nước.

   - Tuyên truyền để mọi người cùng có ý thức bảo vệ.

Câu 7 (trang 22 Lịch sử và địa lí 4 Tập 1 VNEN). Qua thất bại của An Dương Vương trước sự xâm lược của Triệu Đà, em rút ra được những bài học gì trong cuộc sống?

Trả lời:

- Bài học rút ra từ sau thất bại của An Dương Vương là:

    + Do quá chủ quan, tự tin vào lực lượng của mình mà An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn thống nhất để chống giặc.

    + Đây là bài học lớn về công cuộc giữ nước, về tinh thần đoàn kết, nâng cao tinh thần và cảnh giác trước mọi kẻ thù, không chủ quan, trong nội bộ phải có sự tin tưởng lẫn nhau, dựa và dân để đánh giặc.

Xem thêm các bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 chương trình VNEN hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 3-4-5 có đáp án

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Sau bài học này em biết thêm được gì về thời đại Hùng Vương An Dương Vương trong lịch sử nước ta

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 VNEN của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Hướng dẫn học Lịch Sử và Địa Lí 4 chương trình mới VNEN.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.