Sẩy thai thì được nghỉ bao nhiêu ngày năm 2024

Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, người lao động của đơn vị chị bị sẩy thai và được cơ sở khám, chữa bệnh xác định là sẩy thai 5 tuần tuổi. Do đó, trường hợp người lao động được nghỉ việc tối đa 20 ngày.

*Về mức hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai

Tại Điều 39 Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản như sau:

Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính, cụ thể:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

...

- Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

Cụ thể: Mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề trước khi nghỉ : 30 ngày x 20 ngày nghỉ.

*Về thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai

NLĐ nộp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú cho người sử dụng lao động, trong thời gin 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc.

Theo quy định tại Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý được quy định như sau:

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, đối với trường hợp của bạn bị sẩy thai khi thai 4 tuần tuổi nên bạn được nghỉ thai sản tối đa là 10 ngày, tuy nhiên phải theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cho phép số ngày nghỉ khi sẩy thai của bạn.

Ngoài ra, bạn còn có thể được nghỉ dưỡng sức sau thai sản. Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ 05 ngày.

Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp cho bạn các quy định trên về chế độ thai sản mà lao động nữ khi mang thai, sinh con sẽ được hưởng để bạn nắm rõ. Để được tư vấn cụ thể bạn liên hệ đến Tổng đài chăm sóc khách hàng của BHXH Việt Nam số 1900 9068.

Bà Tiến hỏi, trường hợp của bà được nghỉ thì tính theo chế độ ốm đau bằng cách nào và tháng 5 trường hợp của bà có đóng bảo hiểm không?

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định trả lời như sau:

Căn cứ Điều 33 Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, cụ thể như sau:

"1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  1. 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  1. 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  1. 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  1. 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần".

Lưu ý: Tất cả trường hợp đình chỉ thai nghén theo quy định tại Điều 33 Luật BHXH đều phải ghi số tuần tuổi thai để làm căn cứ giải quyết hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trên Giấy ra viện, Giấy chứng nhận không ghi số tuần tuổi thai thì không đủ căn cứ để giải quyết hưởng và phải ghi rõ thời gian đình chỉ thai nghén: Vào …giờ…phút ngày …/tháng…/năm…".

Đồng thời, căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật BHXH số 58/2014/QH13 quy định về thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, cụ thể như sau:

"2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH".

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì trường hợp của bà sẽ thực hiện giải quyết hưởng chế độ ốm đau đối với thời gian từ ngày nhập viện đến trước ngày đình chỉ thai nghén, giải quyết hưởng chế độ thai sản theo Điều 33 Luật BHXH kể từ ngày đình chỉ thai nghén ghi trên Giấy ra viện và nếu trong tháng 5/2023 bà nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên thì bà không phải đóng BHXH và vẫn được tính là thời gian đóng BHXH.