Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

1. Cơ chế nhân đôi DNA

Cả sinh vật nhân sơ và nhân thực đều thực hiện quá trình này

Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

* Quá trình nhân đôi DNA ở sinh vật nhân thực

Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

2. Cơ chế phiên mã

Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

3. Luồng thông tin di truyền ở tế bào là ADN → ARN →protein

   Trong sao mã (ADN → ARN), bản tin mARN được tổng hợp trên khuôn mạch mã gốc ADN (bước 1). Trong các tế bào nhân sơ sao mã xảy ra trong chất tế bào; còn trong các tế bào nhân chuẩn, sao mã xảy ra trong nhân, và mARN phải chuyển từ nhân ra tế bào chất.

    Dịch mã (ARN → protein) có thể chia làm 4 bước và đều diễn ra trong tế bào chất. Khi hoàn tất một polypeptit, 2 hạt lớn và bé của  riboxom tách xa ra và giải phóng tARN, mARN ra khỏi riboxom (không minh hoạ trên hình).

Quá trình dịch mã diễn ra rất nhanh: mỗi riboxom tạo nên một polypeptit cỡ trung bình có thể không tới một phút. Một phân tử mARN điển hình thường được một số riboxom cùng dịch đồng thời. Một khi riboxom thứ nhất đã đọc xong côđon (bộ 3 mã hóa) khởi đầu thì riboxom thứ hai có thể bám vào đọc tiếp, nên trên mARN đang dịch mã thường dính bám một số riboxom đang đọc đuổi theo nhau dọc phân tử nên có tên gọi chung là polyriboxom. Hiện nay người ta đã biết khi chuỗi polypeptit ra khỏi riboxom thì một enzym cắt chuyên hoá cắt axit amim khởi đầu metionin (Met) ra khỏi chuỗi, để lại mạch polypeptit chính thức tạo ra protein mà gen đã thông tin.

    Ý nghĩa tổng quát của  sao mã và dịch mã là gì? Đấy là những quá trình qua đó các gen kiểm soát mọi hoạt động của các cấu trúc trong tế bào, suy rộng ra, là phương thức mà kiểu gen biểu hiện thành kiểu hình. Chuỗi lệnh mỗi gen thông tin là một trật tự xác định các côđon xếp theo đường thẳng trên ADN, quy định một chuỗi nuclêôtit cụ thể. Gen được dùng làm khuôn, để sao mã A, T, G, X theo cách đọc chính tả chép thành mã A, U, G, X dọc theo đường thẳng trên mARN. Sau đó các tARN đọc chính tả bản tin mARN để dịch mã thành một trật tự tương ứng các axit amin mà tạo ra chuỗi polypeptit đặc trưng đúng theo mẫu thiết kế đã lưu trữ trong gen. Cuối cùng các chuỗi polypeptit để xác định kiểu hình và mọi năng lực biểu hiện khác mà kiểu gen của sinh vật tương tác với các điều kiện môi trường để hình thành các loại protein đặc trưng quy định nên kiểu hình tương ứng, nói một cách khác luồng thông tin di truyền ở mức cơ thể là kiểu gen môi trường kiểu hình.

B. Một số câu hỏi ôn tập chương 3

Câu 1. Đặc điểm nào của ADN làm cho ADN đa dạng nhưng lại đặc thù?

Đặc điểm làm cho ADN đa dạng là do ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X. Sự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên vô số loại ADN khác nhau. ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

Câu 2. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN.

Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian. Đầu tiên ADN tháo xoắn, hai mạch đơn tách nhau dần, mỗi mạch làm khuôn tổng hợp nên mạch mới từ các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào. Kết quả từ một phân tử ADN mẹ cho ra hai phân tử ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Quá trình tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung (cứ A thì liên kết với T còn G thì liên kết với X và ngược lại), nguyên tắc giữ lại một nửa,...

Câu 3. ADN và  ARN có điểm nào khác nhau cơ bản?

    - Số mạch đơn: ADN có 2 mạch, còn ARN chỉ có 1 mạch.

    - Các loại đơn phân: AD N có 4 loại (A, T, G, X) còn ARN có 4 loại A, U, G, X, 

    - Kích thước và khối lượng phân tử ARN nhỏ hơn nhiều so với ADN.

Câu 4. Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng với cơ thể?

Prôtêin có nhiều chức năng quan trọng: là thành phần cấu trúc của tế bào, xúc tác và điều hoà quá trình trao đổi chất (các enzim và hoocmôn), bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận chuyển, cung cấp năng lượng ... liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.

Câu 5. Trình bày mối quan hệ ADN (gen) → ARNm → Prôtêin.

Mối quan hệ ADN (gen) → ARNm → Prôtêin: trình tự các nuclêôtit trên gen qui định trình tự các nuclêôtit trên ARNm, thông qua đó ADN qui định trình tự các axit amin trong chuỗi axit amin cấu thành prôtêin.

Trắc nghiệm Sinh học 9 Chương 3

Tài liệu tham khảo 

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.  

Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 3

Đề kiểm tra Sinh học 9 Chương 3 (Tải file)

Phần này các em có thể xem online hoặc tải file đề thi về tham khảo gồm đầy đủ câu hỏi và đáp án làm bài.  

Trắc nghiệm online Chương 3 Sinh 9 (Thi Online)

Phần này các em được làm trắc nghiệm online với các câu hỏi trong vòng 45 phút để kiểm tra năng lực và sau đó đối chiếu kết quả từng câu hỏi.(đang cập nhật)

Lý thuyết từng bài chương 3 và hướng dẫn giải bài tập SGK

Lý thuyết Sinh học 9 Chương 3

Giải bài tập Sinh học 9 Chương 3

Các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem nội dung chi tiết của tài liệu Ôn tập Sinh học 9 Chương 3 DNA và Gen. Hy vọng tài lệu em giúp ích cho các em ôn tập. Ngoài ra, các em còn có thể chia sẻ lên Facebook để giới thiệu bạn bè cùng vào học, tích lũy thêm điểm HP và có cơ hội nhận thêm nhiều phần quà có giá trị từ HỌC247! 

Trong bài này các em được học về cấu trúc của protêin bao gồm cấu trúc hoá học và cấu trúc vật lí, vai trò của protêin trong cơ thể, giúp các em có kiến thức về protêin để bổ sung cho cơ thể cần thiết.

Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

Sơ đồ tư duy ADN và gen
sinh học chương 3 lớp 9

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Sinh học lớp 9 - Chương III – ADN và gen Mục tiêu. 1, Kiến thức: - Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick. - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN. - Nêu được bản chất hoá học của gen. - Phân tích được các chức năng của ADN. - Học sinh nắm được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua việc trình bày sự hình thành chuỗi aa. - Giải thích được mối quan hệ trong sơ đồ: gen (1 đoạn phân tử ADN)  ARN  prôtêin  tính trạng.
  2. 1. Quan sát và lắp mô hình AND - Củng cố cho HS kiến thức về cấu trúc phân tử ADN. - Rèn kĩ năng quan sát và phân tích mô hình ADN. - Rèn thao tác lắp ráp mô hình ADN. 2. Quan sát hình thái nhiễm săc thể - Học sinh nhận biết dạng NST ở các kì. - Phát triển kĩ năng sử dụng và quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi. - Rèn kĩ năng vẽ hình. 2, Kĩ năng: - Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Làm việc với SGK. - Nhóm và hoạt động nhóm. 3, Thái độ:
  3. - Say mê yêu thích bộ môn. - Áp dụng những hiểu biết đã học vào thực tế cuộc sống. TUẦN 8 Ngày soạn :


Page 2

LAVA

Mục tiêu. 1, Kiến thức: - Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó. - Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick. - Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Học sinh trình bày được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi của ADN.

04-10-2011 297 8

Download

Sơ đồ tư duy Sinh học 9 Chương 3 ADN và gen

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.