Sở ngoại kiều là gì

  • Sở ngoại kiều là gì

Người lưu trú trung và dài hạn xin hãy đăng ký với cục quản lý xuất nhập cảnh( cục quản lý xuất nhập cảnh Osaka chi nhánh Kobe: điện thoại: 078-391-6377) và người lưu trú vĩnh viễn (vĩnh trú) xin hãy đăng ký với ban thị dân ủy ban nhân dân quận nơi đang sinh sống.
Trường hợp người đăng ký không thể đi làm các thủ tục vì bệnh ( cần có giấy khám bệnh và giấy ủy quyền) hay trường hợp người đăng ký chưa đủ 16 tuổi thì người trong gia đình đủ 16 tuổi cùng sống chung sẽ đại diện làm các thủ tục đăng ký

Người cư trú là người nước ngoài đang đăng ký cư trú trong thành phố Kobe muốn thay đổi 「họ tên」,「ngày tháng năm sinh」,「giới tính」,「quốc tịch・khu vực」thì cần phải đăng ký trong vòng 14 ngày. Những người cư trú trung và dài hạn thì cần đăng ký với cục quản lý xuất nhập cảnh( cục quản lý xuất nhập cảnh Osaka chi nhánh Kobe: điện thoại: 078-391-6377) và người lưu trú vĩnh viễn (vĩnh trú) thì cần phải đăng ký với ban thị dân ủy ban nhân dân quận nơi đang sinh sống.

<giấy tờ cần thiết>

  • Giấy chứng nhận vĩnh trú hoặc thẻ lưu trú đang có
  • Hộ chiếu ( hay giấy chứng nhận tư cách lưu trú)
  • Ảnh chân dung ( dưới 16 tuổi thì không cần. 4×3cm, không đội mũ, ảnh chụp trong vòng 3 tháng)
  • Giấy tờ chứng minh việc đã có thay đổi về các mục ghi trên thẻ

*chi tiết xin liên lạc với nơi đăng ký

Trường hợp thẻ bị bẩn, rách, xin hãy làm đơn đăng ký cấp thẻ mới

<giấy tờ cần thiết>

  • Thẻ lưu trú bị dơ hoặc rách, hoạc giấy chứng nhận vĩnh trú
  • Hộ chiếu
  • Ảnh chân dung ( dưới 16 tuổi thì không cần. 4×3cm, không đội mũ, ảnh chụp trong vòng 3 tháng)

Khi làm mất thẻ do thất lạc hay do bị cướp thì trong vòng 14 ngày kể từ khi bị mất, trường hợp bị mất thẻ ở nước ngoài do bị cướp thì trong vòng 14 ngày sau khi tái nhập quốc xin hãy làm đơn xin cấp lại thẻ mới.

<giấy tờ cần thiết>

  • Trường hợp mất do thất lạc, bị cướp thì chuẩn bị giấy chứng nhận thụ lý đăng ký thất lạc do sở cảnh sát phát hành, hay giấy chứng nhận thụ lý đăng ký bị cướp. trường hợp bị hỏa hoạn thì chuẩn bị giấy chứng minh bị hỏa hoạn do sở phòng cháy chữa cháy phát hành.
  • Hộ chiếu
  • Ảnh chân dung ( dưới 16 tuổi thì không cần. 4×3cm, không đội mũ, ảnh chụp trong vòng 3 tháng)

Thẻ chứng minh đăng ký người nước ngoài mà hiện nay đang sử dụng trong thời hạn qui định như bảng 1 bên dưới sẽ được đổi sang 「thẻ lưu trú」 hoặc 「giấy chứng minh vĩnh trú đặc biệt」. Trong thời hạn qui định như bảng 1 người xin gia hạn tư cách lưu trú (xin gia hạn visa ) thì khi gia hạn sẽ chuyển sang 「thẻ lưu trú」. Nhưng, những người không thuộc trường hợp đó trước khi thời gian thay đổi thẻ được qui định trong bảng 1 kết thúc, xin hãy tự mình đăng ký đổi sang「thẻ lưu trú」.  

<giấy tờ cần thiết>

  • Thẻ lưu trú vẫn còn hiệu lực và giấy đăng ký người nước ngoài
  • Hộ chiếu hoặc giấy chứng minh tư cách lưu trú
  • Ảnh chân dung ( dưới 16 tuổi thì không cần. 4×3cm, không đội mũ, ảnh chụp trong vòng 3 tháng)

bảng 1 (thời gian thay đổi thẻ)

Thời gian giấy chứng nhận vĩnh trú có hiệu lực
Người dưới 16 tuổi   Đến ngày sinh nhật thứ 16
Người trên 16 tuổi Thời hạn đăng ký thay đổi thẻ lần tiếp theo, những người đến đăng ký trước ngày 8/7/2015 Tới ngày 8/7/2015
Những người không thuộc trường hợp trên Tới ngày sinh nhật được xem là ngày bắt đầu thời hạn của thời hạn đăng ký thay đổi thẻ lần tiếp theo.
Thời gian thẻ lưu trú có hiệu lực
Người vĩnh trú Dưới 16 tuổi Đến ngày 8/7/2015 hoặc ngày sinh nhật lần thứ 16 (chọn ngày nào đến trước)
Trên 16 tuổi Đến ngày 8/7/2015

Các hoạt động đặc định

giới hạn trong phạm vi những người có mục đích lưu trú là tham gia các hoạt động nghiên cứu đặc định và người có quan hệ hôn phối với những người đó
Dưới 16 tuổi Ngày kết thúc thời hạn lưu trú 8/7/2015, hoặc là ngày sinh nhật lần thứ 16 ( chọn ngày nào đến trước)
Trên 16 tuổi Ngày kết thúc thời hạn lưu trú hoặc là ngày 8/7/2015 ( chọn ngày nào đến trước)

Những người có tư cách lưu trú thuộc những trường hợp khác.

Trừ trường hợp những người không thuộc đối tượng được cấp 「thẻ lưu trú」 như là: người「lưu trú ngắn hạn」hoặc những người không có tư cách lưu trú 
Dưới 16 tuổi Ngày kết thúc thời hạn lưu trú 8/7/2015, hoặc là ngày sinh nhật lần thứ 16 ( chọn ngày nào đến trước)
Trên 16 tuổi Ngày kết thúc thời hạn lưu trú

Việc phiên dịch được tiến hành dựa trên thông tin xác thực vào thời điểm tháng 12 năm 2012. Sau này, có thể sẽ có sự hình thành hệ thống mới hoặc có sự thay đổi hệ thống vì vậy xin quý vị chú ý. Trang web theo đường link do người thiết kế chịu trách nhiệm vận hành, thành phố Kobe hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các trang web đó.

Để nhập cảnh vào Đức, bạn cần có hộ chiếu hợp lệ hoặc giấy tờ khác có thể chứng minh danh tính của bạn. Sau này, khi bạn đến một ban phòng nào đó, bạn cũng cần có hộ chiếu. Các công dân không đến từ liên minh châu ÂU (EU) còn cần có thị thực.  Bạn nhận được thị thực từ đại sứ quán Đức (lãnh sự quán) ở nước bạn. Bạn đã có hợp đồng lao động ở Đức hoặc một phần gia đình của bạn sống ở đây? Nếu vậy, bạn dễ nhận được thị thực hơn. Bạn có thể tìm thấy thông tin ở bộ ngoại giao(Auswärtiges Amt).  Các công dân đến từ EU hoặc từ một nước thuộc khu vực kinh thế châu Âu không cần thị thực.

Sở ngoại kiều là gì
© Goethe-Institut

Nơi đăng kí cư trú (Einwohnermeldeamt) và giấy phép cư trú

Ở Đức, việc đầu tiên là bạn phải đến nơi đăng kí cư trú(Einwohnermeldeamt) ở thành phố của bạn. Sau đó bạn phải đến sở ngoại kiều (Ausländeramt). Ở đó, bạn sẽ nhận được giấy phép cư trú. Đó là một tấm thẻ ghi hiện trạng cư trú của bạn. Nó cho thấy bạn được phép ở Đức bao lâu và liệu bạn có được đi làm hay không. 

Bạn phải đến cơ quan nhà nước và bạn nói chưa thạo tiếng Đức? Nếu vậy, bạn có thể yêu cầu mời phiên dịch: Phiên dịch thông thạo tiếng Đức và ngôn ngữ của bạn có thể trợ giúp trong cuộc nói chuyện.

Khóa hội nhập

Bạn không thạo tiếng Đức? Nếu vậy, bạn được học khóa hội nhập. Có đôi khi, bạn thậm chí còn phải học nó. Trong khóa hội nhập, bạn sẽ học tiếng Đức tốt hơn. Và bạn cũng có được từ khóa học những thông tin quan trọng về cuộc sống trên nước Đức. Sở ngoại kiều (Ausländeramt) sẽ cấp chứng nhận khóa học và cho bạn biết bạn có thể học khóa hội nhập ở đâu. Bạn có thể đọc thêm về chủ đề này trong phần Khóa hội nhập.

Sở ngoại kiều là gì
© Goethe-Institut

Tìm việc và học nghề

Bước tiếp theo chính là tìm việc làm. Ở nhà, bạn đã học nghề hoặc đã học đại học? Nếu vậy, bạn phải đem giấy tờ đi dịch và chứng nhận bằng cấp. Bạn hãy hỏi trung tâm giới thiệu việc làm (Arbeitsagentur) xem bạn có thể làm điều này ở đâu. Trung tâm giới thiệu việc làm cũng sẽ giúp bạn khi tìm việc. Nếu bạn chưa từng học nghề hoặc chưa có bằng tốt nghiệp, bạn cũng hãy đến trung tâm giới thiệu việc làm. Ở đó, bạn sẽ được tư vấn. Người ta sẽ giúp bạn nếu như bạn chưa biết rõ mình muốn hoặc mình có thể làm gì. Trung tâm giới thiệu việc làm cũng cung cấp cho bạn những thông tin về việc học nghề và các khóa học. Bạn có thể tìm thấy nhiều thông tin hơn ở mục Học đại học và học nghề.

Trẻ em và trường học

Trẻ em từ khoảng 6 tuổi trở lên phải đến trường. Bạn hãy đăng kí cho con bạn ở một trường. Sở thanh thiếu niên(Jugendamt) thành phố có thể giúp đỡ bạn. Bạn có thể đọc được nhiều thông tin hơn trong phần Khuyến khích sớm và hệ thống trường lớp.

Bảo hiểm

Một số bảo hiểm rất quan trọng: đặc biệt là bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí và bảo hiểm chăm sóc cơ thể (xem mục "Bảo hiểm"). Nếu bạn có việc làm, bạn lập tức có những bảo hiểm này (xem mục "Đi làm"). Và bạn cần có tài khoản giao dịch ở một nhà băng (xem mục "tài khoản ngân hàng và tài chính").

Những địa chỉ quan trọng

Bạn tìm nơi mở khóa học hội nhập hoặc sở ngoại kiều (Ausländeramt)? Dưới mục Các địa chỉ quan trọng, bạn có thể tìm trực tiếp các địa chỉ gần nơi bạn ở. Bạn sẽ thấy các kết quả có ghi thông tin như địa chỉ hoặc số điện thoại trên một tấm bản đồ.

Sở ngoại kiều là gì

Bạn có thể tìm thấy một danh sách trên trang mạng của liên minh châu Âu.

European Union

Tất cả các nước khối EU và Iceland, Liechtenstein và Na Uy.
 

Nếu bạn tới từ một nước khối EU hoặc từ khu vực kinh tế châu Âu thì được. Nếu bạn đến từ một quốc gia khác, bạn được phép dùng nó đi xe trong 6 tháng. Sau đó bạn phải thi lấy bằng của Đức. Bằng lái xe của một số nước cũng được công nhận, bạn hãy xem ở mục ADAC: bằng lái ngoại quốc.

ADAC: Ausländische Führerscheine

Please contact Migration Advice or local integration councils in your area. An overview can be found under “Mein Weg nach Deutschland” in the "Help" section.

Tìm kiếm trợ giúp

 

You can contact a counselling centre. In the "Help" section you can find information on consultation such as: Migration Advice for adults as well as youth migration services. In the “Wichtige Adressen” section you can find Migration Advice in your area. There you can receive advice about your options and the best way to proceed.

Tìm kiếm trợ giúp

Bạn có câu hỏi nào nữa không? Nếu có, hãy viết cho chúng tôi theo tờ mẫu liên hệ. Chúng tôi sẽ chuyển tiếp câu hỏi của bạn đến cán bộ tư vấn của Cơ quan Hỗ trợ thanh thiếu niên có nguồn gốc nhập cư. 

Dẫn đến tờ mẫu liên hệ