So sánh bài tự tình 2 và thương vợ năm 2024

Giống nhau: họ đều là phụ nữ.. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ là người phải chịu những chế độ "vớ vẩn'(trọng nam khinh nữ). Chính vì thế hai người phụ nữ trong hai tác phẩm này đều mang số phận "có tiếng nhưng không được nói", ngậm ngùi sống kiếp tôi tớ mang danh "vợ". Thật đáng buồn!

Khác nhau:

-Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

+ Ở bài " Thương Vợ" là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

+ Ở bài "Tự Tình II" là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đinh-nhưng điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

+ Trong bà thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh phụ nữ còn hiện lên nỗi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

+ Ở bài 'Thương Vợ", hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

Đề tài viết về người phụ nữ luôn là mảnh đất màu mỡ cho cho chủ nghĩa nhân đạo trong thơ ca trung đại phát triển. Nếu thơ Hồ Xuân Hương là “Tiếng nói tâm tình của người phụ nữ” thì sau bà có Tú Xương_nhà thơ trào phúng luôn dành tình cảm sâu đậm cho người vợ của mình. Tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ trong thơ của hai thi sĩ là bài “Bánh trôi nước” và “Thương vợ”, qua đó người phụ nữ thời xưa hiện lên là những con người mang trong mình vẻ đẹp về nhan sắc, phẩm hạnh nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh, đáng thương.

Câu 1: Nên hiểu như thế nào về ý nghĩa của từ “về chơi”? Có thể thay thế bằng các từ cùng trường nghĩa như: Sao em không về thăm thôn Vĩ?

Câu 2: Hình ảnh “nắng mới lên” gợi cho em vẻ đẹp như thế nào? Hãy so sánh với hình ảnh “nắng” được sử dụng trong các trường hợp sau:

  1. Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng (“Mùa xuân chín”- Hàn Mặc Tử)

  1. Pháo đã nổ đưa xuân về vang động

Vườn đầy hoa ríu rít tiếng chim trong

Cỏ non biếc giật mình chờ nắng rụng (“Xuân về”-Chế Lan Viên)

  1. Nắng xuân tươi trên thân dừa xanh dịu

Tàu cau non lấp loáng muôn gương xanh

Ánh nhởn nhơ đùa quả non trắng phếu

Và chảy tan qua kẽ lá cành chanh. (“Xuân lòng”- Tố Hữu)

Câu 3: Cảm nhận của em về hình ảnh so sánh “xanh như ngọc”. So sánh với sắc xanh trong những câu thơ dưới đây:

  1. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao (“Thu Vịnh”- Nguyễn Khuyến) b. Một vùng cỏ mọc xanh rì (“Truyện Kiều”- Nguyễn Du) c. Suối dài xanh mướt nương ngô (“Sáng tháng năm”-Tố Hữu) d. Quê hương tôi có con sông xanh biếc

(“Nhớ con sông quê hương”- Tế Hanh)

Bài tập 2

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si. Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

(“Vội vàng”- Xuân Diệu)

Câu 1: Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh mùa xuân. Qua đó giúp anh (chị) cảm nhận bức tranh mùa xuân và cảm xúc của tác giả như thế nào?

Câu 2: Theo anh (chị), cách so sánh“tháng giêng ngon như một cặp môi gần” có gì đặc biệt? Cách so sánh đó có khác gì với cách so sánh ở hai câu thơ sau:

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười (“Truyện Kiều”, Nguyễn Du)

Câu 3: Xác định cách ngắt nhịp của các câu thơ trong đoạn thơ trên. Cách ngắt nhịp đó có tác dụng gì trong việc bộc lộ mạch cảm xúc của tác giả?

Bài tập 3:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc

Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa

Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.

(“Tràng giang”, Huy Cận)

Câu 1: Xác định các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ tác giả sủ dụng để miêu tả cảnh hoàng hôn và tâm trạng thương nhớ quê hương của tác giả!

Câu 2: Câu thơ “Chim nghiêng cánh nhỏ. Bóng chiều sa” về hình thức có gì đặc biệt?Cảm nhận của em về ý thơ.

Câu 3: Hai câu thơ “Lòng quê dợn dợn vời con nước. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào của nhà thơ Thôi Hiệu trong bài “Hoàng Hạc lâu”? Em hiểu thế nào về từ “dợn dợn”?Ý thơ của Huy Cận có gì khác so với hai câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu?

Bài tập 4:

Đọc 2 câu thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Ngày qua ngày lại qua ngày

Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.

(“Tương tư”- Nguyễn Bính)

Câu 1: Theo anh (chị) tác giả dùng từ “nhuộm” trong câu thơ trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế từ khác cùng trường nghĩa: Lá xanh giờ đã thành cây lá vàng không?