So sánh các doanh nghiệp thủy sản năm 2024

Top 10 doanh nghiệp thủy sản ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng bình quân lên tới 57,4% so với cùng kỳ. Trong đó, I.D.I Corp dẫn đầu với mức tăng trưởng 102,6%; Vạn Đức Tiền Giang tăng trưởng 79,3%, Vĩnh Hoàn tăng trưởng 74,6% trong 3 tháng đầu năm.

Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2022 tăng kỷ lục

Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong tháng 3 xuất khẩu thủy sản đạt 1,02 tỷ USD, tăng gần 60% so với tháng trước đó. Đáng chú ý nhất là sự tăng trưởng mạnh trở lại từ thị trường Trung Quốc đạt 123%. Các thị trường quan trọng khác cũng có mức tăng trưởng mạnh như: Nhật Bản tăng 82%, EU tăng 62%, Mỹ tăng 57%…

Tính đến hết quý I/2022, xuất khẩu thủy sản đạt 2,52 tỷ USD, tăng trên 45% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu sang tất cả các thị trường chính đều tăng cao, cụ thể: sang Mỹ đạt 574 triệu USD, tăng 71%, Nhật Bản đạt 347 triệu USD, tăng 13%, sang EU đạt 297 triệu USD, tăng 57%. Riêng thị trường Trung Quốc đạt mức cao nhất từ trước tới nay với 326 triệu USD tăng 104% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 167 triệu USD.

So sánh các doanh nghiệp thủy sản năm 2024
Xuất khẩu thủy sản trong quý I/2022 tăng kỷ lục.

Đối với ngành hàng cá tra, quý đầu năm nay đạt 646 triệu USD, tăng 88% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

Với tôm, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm đạt trên 900 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ và chiếm 37% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản.

Ngoài tôm và cá tra, theo Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng hải sản quý I đạt 878 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ. Trong đó, cá ngừ đạt 234 triệu USD, tăng 55%; mực, bạch tuộc đạt 156 triệu USD, tăng 35%; nhuyễn thể và cua ghẹ lần lượt đạt 30 và 54 triệu USD, tăng lần lượt 23% và 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Vasep cũng dự báo xuất khẩu cá tra trong quý II/2022 có thể tăng trên 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó tháng 4, xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khả quan với kim ngạch đạt khoảng trên 930 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ.

Top 10 doanh nghiệp thủy sản có gì đáng chú ý?

So sánh các doanh nghiệp thủy sản năm 2024
Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong quý I/2022 (triệu USD). Nguồn: Số liệu Hải Quan Việt Nam

Thống kê cho thấy, quý I/2021, Top 10 doanh nghiệp thủy sản có mức tăng trưởng trung bình 57,4%. Các ông lớn trong ngành ghi nhận tăng trưởng ấn tượng như như Vĩnh Hoàn, Minh Phú, CASE, FIMEX VN...

Từ vị trí thứ 3 năm ngoái, năm nay "nữ hoàng" cá tra Vĩnh Hoàn (VHC) đã vươn lên dẫn đầu toàn ngành với doanh thu đạt 102,3 triệu USD tăng tới 74,6% so với cùng kỳ.

Đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 là doanh nghiệp ngành tôm Stapimex ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tăng 67,6% đạt 96,2 triệu USD.

Tiếp theo là "vua tôm" Minh Phú (MPC) từ vị trí dẫn đầu năm 2021 tụt xuống vị trí thứ 3 doanh thu đạt 80 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ. Đổi lại, Minh Phú – Hậu Giang giữ vững vị trí số 4 với giá trị xuất khẩu đạt hơn 68,3 triệu USD, tăng 34,4%.

Các doanh nghiệp ở vị trí số 5 - 8 theo thứ tự CASES, Biendong Seafood, FIMEX VN và Navico đều ghi nhận kim ngạch xuất khẩu quý đầu tiên tăng trưởng tốt, lần lượt 58,6%; 63,5%; 35,7% và 58,7%.

Trong danh sách Top 10 năm nay xuất hiện cái tên Công ty TNHH MTV CB TP XK Vạn Đức Tiền Giang với doanh thu đạt 31,1 triệu USD tăng 79,3%, đứng ở vị trí số 9, trong khi năm ngoái công ty này đứng ở vị trí số 15.

I.D.I CORP cũng là cái tên đáng chú ý, từ vị trí số 20, doanh nghiệp này đã vươn lên đứng thứ 10 với doanh thu đạt 30,8 triệu USD, tăng tới 102,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Cổ phiếu ngành thủy sản ngược dòng

Kết thúc phiên giao dịch tuần qua, VN-Index giảm 23,44 điểm (-1,58%), xuống 1.458,56 điểm. Giá trị giao dịch trên HoSE giảm 35,4% so với tuần trước đó với 83.503 tỷ đồng, khối lượng giao dịch giảm 36,3% xuống 2.538 triệu cổ phiếu.

Nhóm cổ phiếu ngành thủy sản tuần qua đã đi ngược mặc thị trường chìm trong sắc đỏ, các cổ phiếu trong ngành này có thể kể đến như IDI, VHC, ACL, CMX...

Cụ thể, cổ phiếu IDI đóng cửa phiên ngày 15/4 ở mức 29.300 đồng/cổ phiếu, trong một tuần tăng 10,11%; cổ phiếu CXM chốt phiên cuối tuần qua giao dịch với giá 24.800 đồng/cổ phiếu, trong tuần tăng 11,21%; cổ phiếu VHC đóng cửa ở mức 104.600 đồng/cổ phiếu, trong một tuần thị giá tăng 16,48%.

Giá cổ phiếu ACL cũng "phi nước đại" và chốt phiên 16/4 đứng ở mức 26.000 đồng/cổ phiếu, tăng 46,89% so với hồi đầu năm. Đây cũng là vùng giá cao kỷ lục mà đơn vị thiết lập được từ khi niêm yết (05/09/2007).

(ĐTCK) Báo cáo tài chính quý IV/2023 được một số doanh nghiệp thủy sản công bố chắc hẳn gây “bất ngờ không thú vị” với cổ đông của các doanh nghiệp này.

Những con số gây thất vọng

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC), doanh nghiệp đầu ngành cá tra đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 với doanh thu hợp nhất 2.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 66,3 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2022, doanh thu chỉ giảm khoảng 3%, nhưng lợi nhuận lại giảm tới 66,5%.

Đáng nói là mức lợi nhuận này được so sánh trên mức nền thấp của quý IV/2022 - giai đoạn các doanh nghiệp xuất khẩu bắt đầu ngấm đòn từ lạm phát phi mã tại Mỹ và châu Âu - các thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam.

Lợi nhuận quý IV/2023 của VHC cũng thấp hơn nhiều so với 3 quý đầu năm. Kết quả này khiến luỹ kế cả năm, Công ty lãi sau thuế hợp nhất 949,6 tỷ đồng, giảm tới 53% so với mức thực hiện trong năm 2022 và chỉ hoàn thành 89,7% kế hoạch đề ra.

Theo giải trình của VHC, lợi nhuận quý cuối năm 2023 giảm mạnh là do giá bán và sản lượng xuất khẩu của Công ty đều giảm.

Công ty cổ phần Nam Việt (ANV) ghi nhận kết quả kinh doanh tiêu cực hơn nhiều, với doanh thu 1.110,8 tỷ đồng, giảm 2,9% so với cùng kỳ; lỗ 0,52 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lãi 106,53 tỷ đồng.

Lý giải về nguyên nhân thua lỗ trong quý cuối năm 2023, Nam Việt cho biết, do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng nhưng giá bán chưa hồi phục so với cùng kỳ.

Luỹ kế cả năm 2023, Nam Việt ghi nhận doanh thu 4.439,12 tỷ đồng, giảm 9,3% so với năm 2022; lợi nhuận trước thuế đạt 67,62 tỷ đồng, giảm hơn 90% so với năm trước đó. Với kết quả này, Công ty chỉ thực hiện được 22,5% kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2023 (ở mức 300 tỷ đồng).

Chưa công bố báo cáo tài chính quý IV/2023 nhưng báo cáo sơ kết hoạt động năm 2023 của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã FMC) cho thấy bức tranh kinh doanh kém tích cực của doanh nghiệp trong quý IV cũng như cả năm 2023. Cụ thể, năm qua, doanh số tiêu thụ của FMC đạt 200,6 triệu USD (tương ứng 4.800 tỷ đồng), giảm hơn 11% so với thực hiện năm 2022; lợi nhuận dự kiến đạt trên 300 tỷ đồng.

Năm qua, sản lượng tiêu thụ tôm và nông sản thành phẩm của FMC đạt lần lượt 17.407 tấn và gần 1.366 tấn, giảm 4% và 24% so với năm 2022.

FMC cho biết, doanh số tiêu thụ 2023 giảm cơ bản do giá tiêu thụ trung bình giảm khoảng 10%. Trước đó, vào cuối tháng 10, FMC đã bất ngờ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2023 nhưng không nêu rõ lý do. Sau điều chỉnh, chỉ tiêu tổng doanh thu là 4.870 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ đồng, đồng loạt giảm 25% so với chỉ tiêu ban đầu.

Công ty cổ phần Thủy sản Mê Kông (mã AAM) cũng trải qua một năm kinh doanh ảm đạm. Quý IV/2023, Công ty ghi nhận doanh thu thuần gần 38 tỷ đồng, giảm 9,5% so cùng kỳ 2022; lợi nhuận sau thuế âm 380 triệu đồng. Lũy kế cả năm, Công ty đạt doanh thu thuần 136,7 tỷ đồng, giảm 35% so với mức thực hiện năm 2022; lãi sau thuế vẻn vẹn 703 triệu đồng, giảm 96% so với năm 2022.

Năm 2023, Thủy sản Mekong đặt mục tiêu doanh thu đạt 180 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 10 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được, Công ty đã hoàn thành 75% kế hoạch doanh thu và 8% chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra.

Có thể thấy, kết quả kinh doanh năm 2023 xấu hơn nhiều dự liệu của các doanh nghiệp thủy sản. Còn nhớ, hồi đầu năm 2023, khi thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, các lãnh đạo doanh nghiệp vẫn phát đi tín hiệu kỳ vọng vào sự phục hồi cuối năm khi lượng tồn kho của các nhà nhập khẩu suy giảm và cũng là mùa mua sắm cuối năm.

Tại đại hội cổ đông thường niên 2023 của Thủy sản Minh Phúc, ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc khẳng định trước cổ đông: “Từ quý III và quý IV/2023, thị trường dự kiến tốt hơn”.

Số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cả nước năm qua chỉ đạt 9 tỷ USD, giảm 18% so với năm 2022, tức giảm khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu giảm ở hầu hết các sản phẩm chủ lực của Việt Nam, bao gồm tôm, cá tra, cá ngừ…

Khó khăn chưa dứt

Sau năm 2023 nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp thủy sản và giới phân tích đều có cái nhìn thận trọng về quá trình hồi phục của ngành trong năm 2024.

Công ty Thực phẩm Sao Ta nhận định, khó khăn của doanh nghiệp còn tiếp tục kéo dài, ít nhất trong nửa đầu năm 2024 khi mà chu kỳ giảm giá nhiều loại thuỷ sản có thể tiếp diễn, do hàng tồn kho nhiều, xung đột ở Trung Đông có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, đã xuất hiện thêm các chướng ngại lớn từ đầu năm là vụ kiện chống trợ cấp ở Hoa Kỳ và sự cố Biển Đỏ. Từ đó, khó khăn thêm chồng chất.

Tương tự , ông Trần Nhật Trung, chuyên viên phân tích Công ty Chứng khoán ACBS cho rằng, năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam nhìn chung vẫn tiếp tục đối mặt với các khó khăn, nhưng lợi nhuận có thể tăng trưởng nhẹ so với năm 2023. Chi tiết hơn, ông Trung dự báo, sản lượng xuất khẩu cá tra năm 2024 của Việt Nam có khả năng khoảng 2-3% so với năm 2023, dù tỷ lệ hàng tồn kho/doanh thu các mặt hàng thực phẩm của Mỹ đang giảm có thể làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu trong năm 2024.

“Chúng tôi dự báo nhu cầu nhập khẩu thuỷ sản sẽ tăng không đáng kể trong năm 2024. Với diễn biến giá những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, giá cá tra tại các thị trường lớn của Việt Nam vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ. Bên cạnh đó, với triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024 yếu hơn năm 2023, sức tiêu thụ của các mặt hàng có thể bị ảnh hưởng. Tổng kết lại, chúng tôi thấy rằng, triển vọng phục hồi lợi nhuận của các doanh nghiệp thủy hải sản trong năm 2024 sáng hơn so với năm 2023, nhưng vẫn chưa phải là một năm bứt phá”, ông Trung nói thêm.