So sánh các hệ thống dẫn lưu màng phổi

Nhiễm giun lươn tiềm ẩn không triệu chứng ở bệnh nhân nam có tăng bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên

  • Bài 3 - Sự vận chuyển các chất qua màng tế bào (có đáp án)

Preview text

Module 1: Từ phân tử đến tế bào Học nhóm Tài liệu Sinh viên CA LÂM SÀ NG Bệnh nhân nam 42 tuổi nhập viện vì khó thở và đau ngực phải sau tai nạn giaô thông. Sau khi thăm khám và có kết quả xét nghiệm, bác sĩ chẩn đôán bệnh nhân bị tràn máu và tràn khí màng phổi phải. Bệnh nhân được chỉ định đặt dẫn lưu màng phổi. CÂU HỎI THẢO LUẬ N :

Tràn khí màng phổi là khí trong khoang màng phổi gây xẹp một phần hoặc toàn bộ phổi. Tràn khí màng phổi có thể xảy ra tự phát hoặc do chấn thương hoặc thủ thuật y tế. Chẩn đoán dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng và chụp X-quang ngực. Hầu hết các tràn khí màng phổi đòi hỏi phải hút qua catheter hoặc ống dẫn lưu qua thành ngực.

Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xảy ra ở những bệnh nhân không có bệnh phổi, ở nam giới trẻ tuổi, cao, gầy ở độ tuổi thiếu niên và tuổi 20. Đây được cho là do sự vỡ tự phát của các kén khí hoặc bóng khí dưới màng phổi vùng đỉnh do thuốc lá hoặc di truyền. Bệnh thường xảy ra lúc nghỉ ngơi, mặc dù một số trường hợp xảy ra trong các hoạt động liên quan đến gắng sức hoặc kéo dài. tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát cũng xảy ra khi lặn và bay ở độ cao lớn.

Tràn khí màng phổi liên quan đến kinh nguyệt là một dạng tràn khí màng phổi tự phát hiếm xảy ra trong vòng 48 giờ khi bắt đầu có kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh và đôi khi ở phụ nữ sau mãn kinh đang dùng estrogen. Nguyên nhân là nội mạc tử cung trong lồng ngực, có thể là do di căn của nội mạc tử cung qua cơ hoành hoặc thuyên tắc qua các tĩnh mạch vùng chậu.

So sánh các hệ thống dẫn lưu màng phổi

Tràn khí màng phổi sau can thiệp là do các biện pháp can thiệp y khoa, bao gồm sinh thiết xuyên thành, chọc dịch màng phổi, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, thông khí nhân tạo và hồi sức tim phổ.

Áp suất khoang màng phổi thường là âm (thấp hơn áp suất khí quyển) do phổi hướng vào trong và thành ngực hướng ra ngoài. Trong tràn khí màng phổi, không khí xâm nhập vào khoang màng phổi từ bên ngoài ngực hoặc từ chính phổi thông qua các lớp mô trung thất hoặc thủng màng phổi trực tiếp. Tăng áp lực khoang màng phổi và thể tích phổi giảm.

Triệu chứng hoặc dấu hiệu của tràn khí màng phổi

tràn khí màng phổi ít đôi khi không có triệu chứng. Các triệu chứng của tràn khí màng phổi bao gồm khó thở và đau ngực kiểu màng phổi. Khó thở có thể đột ngột hoặc khởi phát dần dần tùy thuộc vào tốc độ phát triển và mức độ của tràn khí màng phổi. Đau có thể giống viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim Viêm màng ngoài tim là tình trạng viêm màng ngoài tim, thường có ứ dịch trong khoang màng ngoài tim. Viêm màng ngoài tim có thể do nhiều nguyên nhân (như nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, chấn thương... đọc thêm

So sánh các hệ thống dẫn lưu màng phổi
, viêm phổi Tổng quan về Viêm phổi Viêm phổi là tình trạng viêm cấp tính của phổi do nhiễm trùng. Chẩn đoán ban đầu thường dựa trên chụp X-quang phổi và các dấu hiệu lâm sàng. Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, các biện pháp... đọc thêm , viêm màng phổi Viêm màng phổi do virus Viêm màng phổi do virut là nhiễm trùng do virut gây ra. Viêm màng phổi do virut thường gây ra bởi nhiễm trùng coxsackie B. Đôi khi, echovirus gây ra một tình trạng hiếm gặp gọi là đau chói màng... đọc thêm , thuyên tắc phổi, tổn thương cơ xương (khi lan lên vai), hoặc một bệnh lý trong bụng (khi lan xuống bụng). Đau cũng có thể giống tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ, mặc dù điển hình là cơn đau tim do thiếu máu cục bộ không phải là kiểu màng phổi.

Các dấu hiệu lâm sàng cổ điển bao gồm giảm rung thanh, gõ vang, và giảm rì rào phế nang. Nếu tràn khí màng phổi nhiều, bên bị bệnh có thể được mở rộng với khí quản được nhìn thấy chuyển sang phía đối diện. Với tràn khí màng phổi áp lực, hạ huyết áp có thể xảy ra.

  • X-quang ngực

Chẩn đoán được nghi ngờ ở những bệnh nhân ổn định có khó thở hoặc đau ngực kiểu màng phổi và được xác nhận bằng chụp X-quang ngực thẳng. Viền khí không cản quang và không có vân phổi giữa phổi hoặc thùy phổi với màng phổi lá thành là dấu hiệu củan tràn khí màng phổi. Sự di lệch khí quản và đè đẩy trung thất xảy ra ở tràn khí màng phổi nhiều.

Kích cỡ của tràn khí màng phổi được xác định bằng tỷ lệ phần trăm của phổi tổn thương với lồng ngực. Tỷ lệ phần trăm này được ước tính bằng cách lấy tỷ lệ luỹ thừa bậc ba của độ đường kính của phổi và đường kính lồng ngực của bên tràn khí. Ví dụ, nếu chiều rộng của nửa tràn khí là 10 cm và chiều rộng của phổi là 5 cm, tỷ lệ là 53/103\= 0.125. Do đó, kích thước của tràn khí màng phổi là khoảng 0,125, hoặc 87,5%. Nếu có sự kết dính giữa phổi và thành ngực, phổi không bị xẹp, tràn khí màng phổi có thể xuất hiện không điển hình hoặc khu trú, và tính toán không chính xác.

Tràn khí màng phổi ít (ví dụ: < 10%) đôi khi bị bỏ qua trên X-quang ngực. Ở bệnh nhân có thể có tràn khí màng phổi, dấu phổi phải được theo ra đến mép của màng phổi trên chụp X-quang phổi. Các tình trạng giống tràn khí màng phổi trên chẩn đoán hình ảnh bao gồm khí phế thũng, nếp gấp da, tấm trải giường gấp và chồng lên nhau của dạ dày hoặc ruột trên vùng phổi.

  • Giảm áp bằng kim ngay với tràn khí màng phổi áp lực
  • Quan sát và theo dõi X-quang cho tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát số lượng ít, không có triệu chứng
  • Hút qua catheter cho tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát mức độ nhiều hoặc có triệu chứng
  • Đặt ống dẫn lưu màng phổi cho tràn khí màng phổi thứ phát hoặc sau chấn thương

Bệnh nhân nên được cung cấp oxy hỗ trợ cho đến khi có kết quả chụp X-quang ngực do oxy làm tăng hấp thu khí trong màng phổi. Điều trị sau đó phụ thuộc vào loại, kích cỡ, và ảnh hưởng của tràn khí màng phổi. Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát < 20% và không gây ra các triệu chứng hô hấp hoặc tim mạch có thể được theo dõi an toàn mà không cần điều trị nếu tiếp tục chụp X-quang ngực được thực hiện vào khoảng từ 6 tiếng đến 48 tiếng không có tiến triển. Tràn khí màng phổi tự phát nhiều hoặc có triệu chứng cần được chọc hút bằng catheter. Đặt dẫn lưu là một biện pháp thay thế.

Chọc hút qua catheter được thực hiện bằng cách đưa một ống thông tĩnh mạch nhỏ hoặc ống thông đuôi lợn vào trong ngực tại khoang liên sườn 2 đường giữa đòn. Catheter được gắn vào ba chạc và bơm tiêm. Không khí được lấy ra từ khoang màng phổi qua ba chạc vào trong ống tiêm và bị đẩy ra ngoài. Quá trình này được lặp lại cho đến khi phổi nở ra trở lại hoặc cho đến khi 4 L khí được lấy ra. Nếu phổi nở ra, catheter có thể được rút ra hoặc giữ lại gắn vào van Heimlich một chiều (do vậy cho phép bệnh nhân vận động sớm), và bệnh nhân không cần phải nằm viện. Nếu phổi không nở, nên đặt ống dẫn lưu màng phổi và bệnh nhân phải nằm viện. Tràn khí tự phát nguyên phát cũng có thể được điều trị ban đầu bằng ống dẫn lưu gắn liền với một cột nước có hoặc không có lực hút. Bệnh nhân có tràn khí tự phát nguyên phát cũng cần được tư vấn cai nghiện thuốc lá Bỏ hút thuốc Hầu hết người hút thuốc đều muốn bỏ thuốc. Những biện pháp can thiệp hiệu quả bao gồm tư vấn cai thuốc lá và điều trị bằng varenicline, bupropion, hoặc chế phẩm thay thế nicotine. Khoảng 70%... đọc thêm .

3 vấn đề chính gặp phải khi điều trị tràn khí màng phổi

  • Rò khí
  • Phổi không nở
  • Phù phổi do tái giãn nở

Rò khí thường là do khiếm khuyết nguyên phát - tức là tiếp tục rò rỉ khí từ phổi vào khoang màng phổi - nhưng có thể là do khí rò rỉ từ xung quanh vị trí đặt ống dẫn lưu nếu vị trí đó không được khâu và bịt kín đúng cách. Sự rò rỉ khí phổ biến hơn ở tràn khí thứ phát so với tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát. Hầu hết tự hồi phục trong < 1 tuần.

Thất bại của việc phổi không nở ra thường là do một trong những điều sau đây:

  • Rò rỉ khí dai dẳng
  • Tắc nghẽn nội phế quản
  • Phổi treo
  • Ống dẫn lưu sai vị trí

Gây dính màng phổi bằng máu, van nội phế quản, nội soi màng phổi hoặc mở lồng ngực được xem xét nếu không khí bị rò rỉ hoặc phổi không nở còn tồn tại quá 1 tuần.

Phù phổi do tái giãn xảy ra khi phổi bị giãn ra nhanh chóng, cũng như xảy ra khi một ống dẫn lưu ngực được nối với áp suất âm sau khi phổi bị xẹp trong \> 2 ngày. Điều trị là hỗ trợ, oxy, thuốc lợi tiểu, và trợ tim mạch nếu cần.

  • Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát xảy ra ở những bệnh nhân không có bệnh phổi, ở nam giới trẻ tuổi, cao, gầy ở độ tuổi thiếu niên và tuổi 20.
  • Tràn khí màng phổi tự phát thứ phát xảy ra ở bệnh nhân mắc bệnh phổi; thường là kết quả của vỡ bóng hoặc kén khí ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ nặng.
  • Chẩn đoán bằng chụp X-quang ngực, ngoại trừ tràn khí màng phổi áp lực cần được chẩn đoán dựa vào lâm sàng ngay khi nghi ngờ.
  • Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát < 20% và không gây ra các triệu chứng hô hấp hoặc tim mạch có thể được theo dõi an toàn mà không cần điều trị nếu tiếp tục chụp X-quang ngực được thực hiện vào khoảng từ 6 tiếng đến 48 tiếng không có tiến triển.
  • Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát mức độ nhiều hoặc có triệu chứng cần được giải phóng bằng cách đặt catheter hoặc đặt ống dẫn lưu màng phổi.
  • Tràn khí màng phổi thứ phát và sau chấn thương thường được điều trị bằng đặt ống dẫn lưu.

Phẫu thuật ngực với trợ giúp bằng Video (VATS) và các thủ thuật khác có thể giúp ngăn ngừa tái phát tràn khí màng phổi tự phát, nếu không sẽ có thể tái phát ở 50% bệnh nhân trong vòng 3 năm.