So sánh giá grab và taxi truyền thốn

Mệt mỏi vì xe công nghệ, hành khách quay lại với taxi truyền thống

Giá xăng tăng, các app xe công nghệ cũng đồng loạt tăng giá cước đẩy người tiêu dùng gánh chịu mức giá đắt hơn. Song song với đó, thời gian gần đây không ít những khách hàng sử dụng các ứng dụng đặt xe phản ánh việc khó bắt được xe, thường xuyên bị huỷ chuyến vô cớ.

Trên mạng xã hội, không ít người cũng than thở về việc đặt xe công nghệ gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải chờ cả tiếng đồng hồ nhưng cuối cùng bị huỷ chuyển. Nhiều hành khách còn phát bực khi có tài xế nhận chuyến nhưng theo dõi trên app thì vẫn thấy đứng yên một chỗ, cũng chả chịu bấm huỷ, phải để đến khi hành khách phát bực, liên lạc thắc mắc thì tài xế mới lên tiếng nhờ huỷ chuyển vì ở quá xa điểm đón khách.

So sánh giá grab và taxi truyền thốn

So sánh giá grab và taxi truyền thốn

Từng là một khách hàng thân thiết của các ứng dụng gọi xe công nghệ, nhưng chị Dương (nhân viên kinh doanh) chia sẻ, “Vài lần muộn giờ gặp khách hàng vì không thể đặt được xe công nghệ, tôi dứt khoát chuyển sang đi taxi truyền thống. Sau vài lần đi taxi truyền thống, tôi thấy giá cước cũng ngang ngửa hoặc thậm chí rẻ hơn một chút so với taxi công nghệ. Đôi khi vào giờ cao điểm, giá xe công nghệ còn tăng cao vút.

Đặt 1 cuốc Grab từ Tân Phú qua Hoàng Quốc Việt (quận 7) lúc 12h trưa là 287k sau khuyến mãi. Xong mình thử tìm App khác để tại về và đặt thử cùng điều kiện thì tầm 200.000. Chiều đi về mình gọi taxi truyền thống thì giá cũng chỉ trên dưới 200 nghìn đồng cho quãng đường đó.

Đặc biệt, dù ở giờ cao điểm kẹt xe, dù mưa gió thì vẫn có thể book được xe và mình cũng chưa từng gặp trường hợp bị hủy chuyến”.

Còn nhiều sự lựa chọn khi đặt xe taxi

Có thể thấy, bên cạnh ứng dụng gọi xe công nghệ Grab thì cũng còn một số ứng dụng khác như Gojek, be cũng đang được khác hàng lựa chọn và có sự so sánh giá cả trong quá trình trải nghiệm. Bên cạnh đó, giá xăng tăng liên tục, nhiều tài xế công nghệ cho biết thu nhập thực tế sau khi trừ các khoản phí do app thu cũng vì đó mà giảm xuống nên nhiều người tắt app chạy ngoài thậm chí chuyển sang làm công việc khác. Do vậy, nhu cầu di chuyển của người dân tăng cao mà số lượng taxi công nghệ giảm khiến việc gọi xe trở nên khó khăn.

Sau khi thường xuyên bị huỷ chuyến và có trải nghiệm không mất vui vẻ, một bộ phận người dân bắt đầu quay lại sử dụng taxi truyền thống. Hiện tại, ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… cũng đang có khá nhiều taxi truyền thống hoạt động với giá cước ổn định, tính tiền theo đồng hồ.

Gần đây, trang iPrice đã đưa ra một bảng giá so sánh về mức cước của ba loại là Grab taxi, Uber taxi và taxi truyền thống tại nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để xem mức giá ở đâu rẻ nhất. Theo kết quả này, ở Việt Nam đi Uber là rẻ nhất.

Tại Đông Nam Á, người dân có rất nhiều lựa chọn di chuyển bằng các phương tiện cá nhân giá rẻ kể từ khi các startup như Uber và Grab xuất hiện.

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa những “kẻ mới đến” trong ngành vận tải cũng như sự phổ biến của các hãng taxi và ngành cho thuê xe tự lái, đã khiến mức cước vận chuyển giảm xuống giúp người dùng được hưởng lợi.

Người dân sống tại Thái Lan, Philippines có thể đặt một chiếc xe bất cứ lúc nào trong ngày và nhận được mức giá thấp hơn so với giá taxi truyền thống.

Gần đây, trang iPriceMức đã đưa ra một bảng giá so sánh dựa trên một nghiên cứu về các mức cước của ba loại là Grab taxi, Uber taxi và taxi truyền thống tại nhiều quốc gia trong khu vực để xem mức giá ở đâu rẻ nhất.

Nhìn chung, mức giá bị coi là đắt hay rẻ tùy thuộc vào quốc gia bạn sinh sống và quãng đường bạn đi. Mức giá này không được tính thêm các khoản phụ thu (ví dụ như thời gian chờ, giờ cao điểm…) thường có trong cách tính phí của Uber và Grab.

Infographic thể hiện bảng giá cước của ba loại taxi này dựa trên sự so sánh các dữ liệu về giá cước khi di chuyển trên quãng đương ngắn (5km) và dài (20km) và thể hiện mức giá chung cũng như sự so sánh các thành phần giá cả tạo nên chi phí cả chuyến đi (giá mở cửa, giá quãng đường, giá thời gian).

Trong hình ảnh dưới đây, màu xanh nước biển nhạt thể hiện mức giá sàn (giá mở cửa), màu xanh sẫm thể hiện mức giá dựa trên quãng đường, màu cam là mức giá dựa trên thời gian. Biểu tượng hình tròn có dấu tích màu trắng là lựa chọn với mức chi phí rẻ nhất.

Trong hình ảnh trên, dữ liệu về chi phí quãng đường và thời gian được thu thập thông qua các website chính thức của hãng Grab, Uber và các cơ quan chính phủ. Theo phần trích nguồn, giá taxi truyền thống của Việt Nam được tính dựa trên bảng giá của website “dichungtaxi.com”.

Khoảng cách ngắn (5km) và dài (20km) thể hiện độ dài chuyến đi ảnh hưởng đến mức giá tương đối cho mỗi loại hình di chuyển như thế nào. Thời gian ước tính của chuyến đi 5km và 20km dựa trên thời gian di chuyển trung bình cho 5 lộ trình phổ biến nhất, ngoài giờ cao điểm, tại các thành phố chính và dựa trên Google Maps. Bảng so sánh cũng không đưa vào các dữ liệu liên quan đến giá phụ thu hay giá khuyến mại.

So sánh giá grab và taxi truyền thốn

Theo như bạn có thể thấy, dưới đánh giá của iPrice, di chuyển bằng Uber tại Việt Nam được coi là một lựa chọn kinh tế nhất cho cả quãng đường ngắn và dài, sau đó tới Grab và cuối cùng là taxi truyền thống. Mức giá trên trang dichungtaxi.vn đưa ra cũng khá khớp với mức giá taxi truyền thống trên thị trường hiện nay. Dựa trên bảng so sánh này, ở các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, người đi taxi Grab hoặc Uber luôn có được mức giá rẻ hơn taxi truyền thống. Uber rẻ nhất hay Grab rẻ nhất thì tùy từng quốc gia, tuy nhiên nếu đi đường dài trên 20km thì Uber có vẻ là lựa chọn hợp lý hơn ở đại đa số các nước.