So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

So sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc

Cập nhật ngày 04/12/2020 - Tác giả: Huyền Chu

[Văn mẫu 12] Dàn ý nêu cảm nhận và so sánh hình ảnh đoàn quân ra trận tái hiện trong Tây Tiến và Việt Bắc dựa qua 2 đoạn thơ: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc và Những đường Việt Bắc của ta...

Mục lục nội dung
  • 1. Dàn ý
  • 2. So sánh sựgiống và khác nhau
  • 3. Bài văn mẫu
Mục lục bài viết

So sánh hình ảnh đoàn quân ra trậntrong Tây Tiến và Việt Bắc - Hướng dẫn lập dàn bài chi tiết và bài văn tham khảo.

Đề bài: Cùng tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận mỗi nhà thơ lại có cách khám phá và thể hiện riêng:

Trong bài Tây Tiến, Quang Dũng viết:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Trong thi phẩm Việt Bắc, Tố Hữu viết:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cũng mũ nan”.

Em hãy nêu cảm nhận của mình về hai đoạn thơ trên?

Dàn ý so sánh hình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc

1. Khái quát chung: Giới thiệu Quang Dũng, Tố Hữu và hai tác phẩm:

+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Ông có một hồn thơhào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. Tây Tiếnlà bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của ông. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.

+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắclà một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.

Nêu cảm nhận chung của em về hình ảnh vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng trong 2 đoạn thơ.

2. Nêu cảm nhận của em về 2 đoạn thơ

a. Đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến:

* Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

- Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá.

+ Sở dĩ người lính Tây Tiến "không mọc tóc", "xanh màu lá" do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính làm con người ta tiều tụy.

-> Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, Quang Dũng vẫn dùng từ “đoàn binh” – gợi cảm giác về 1 đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.

-> Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

-> Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

* Liên hệ: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”

(“Đồng chí” – Chính Hữu)

“Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh vệ quốc quân ơi

Sao mà yêu anh thế”.

(“Cá nước” – Tố Hữu)

Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:

“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận

Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”.

* Nghệ thuậtsử dụng tài ngữ tài tìnhcủa Quang Dũng:

+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình.

+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ.

* Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.

-> Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa,… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”.

>> Có thể em cần xem thêm bài văn mẫu: Phân tíchbài Tây Tiến để hiểu rõ hơn về vẻ đẹp và hình ảnh đoàn quân được xây dựng chân thực, mạnh mẽ nhưng cũng lãng mạn ra sao.

b. Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”:

* Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng”

+ Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.

+ Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.

* Vẻ đẹp lãng mạn, hình ảnh đầu súng xuất hiện rất nhiều trong thơ ca:

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

-> Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.

So sánh sựgiống và khác nhautrong vẻ đẹp đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc

Giống nhau: Đềulà hình ảnh khắc họa đoàn quân anh dũngvới vẻ đẹp vừa hào hùng, vừa lãng mạn, bay bổng.

Khác nhau:

+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ Tây Tiến, vẻ đẹp hào hùng của đoàn quânphảng phất sự bi thương nhưng vẫnthể hiện đượcước mơ một cuộc sống hòa bình.

+ Trong đoạn thơ thuộc bài thơ Việt Bắc, vẻ đẹp lãng mạn của người lính còn được Tố Hữu gắn liền với hiện thực.
Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực. Bên cạnh đó, Quang Dũng là một chàng trai rất hào hoa nên thơ ông có cái lãng mạn rất riêng; còn ở Tố Hữu, thơ ông là thơ trữ tình chính trị, luôn có cái nhìn lạc quan, tin tưởng vào cách mạng.

3. Kết luận vấn đề:

- Hai đoạn thơ bên cạnh những điểm tương đồng còn có những nét riêng độc đáo, thể hiện tài năng của hai nhà thơ.
Khẳng định vị trí của hai tác giả trong nền văn học cũng như trong lòng độc giả.

- Đưa ra cảm nhậncủa em vềhình ảnh đoàn quân trong Tây Tiến và Việt Bắc.

Bài văn mẫu tham khảo

Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có một nguồn cảm hứng bao trùm đó là cảm hứng sử thi và lãng mạn. Cảm hứng ấy hướng về cuộc kháng chiến của nhân dân chống thực dân và đế quốc xâm lược. Trongnguồn cảm hứng bất tận ấy, hình tượng người lính là hình tượng được khắc họa rõ nét để lại nhiều dấu ấn trong lòng bạn đọc. Hai đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu đã phần nào mang đến cho chúng ta vẻ đẹp sáng ngời ấy:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Và:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Quang Dũng là nhà thơ của lính, đã sống một đời lính oanh liệt hào hùng. Có lẽ chính vì vậy mà đời lính đã ăn sâu vào đời thơ. “Tây Tiến” là bài thơ của lính viết về lính nên khi đọc lên ta đã thấy ngay chất hào hùng bi tráng của những chàng trai “Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Bài thơ được viết năm 1948 in trong tập “Mây đầu ô”.

Tố Hữu đến với thơ sớm hơn Quang Dũng, ông là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Mỗi thời kỳ lịch sử đi qua, Tố Hữu đều để lại dấu ấn riêng mang đậm hồn thơ trữ tình chính trị: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa… Trong đó, “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Việt Bắc được viết trong cảm hứng về buổi chia tay lịch sử sau chiến thắng Điện Biên Phủ, cán bộ về xuôi, kẻ ở người đi.

Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập năm 1944 tại Tân Trào, Tuyên Quang do đồng chí Võ Nguyên Giáp lãnh đạo. Trải qua bao năm tháng đầy khó khăn, thiếu thốn, quân đội ta đã trưởng thành và lớn mạnh. Trong văn học, hình ảnh người lính cụ Hồ và quân đội nhân dân Việt Nam trở thành đề tài trung tâm, đối tượng phản ánh của các ngòi bút. Qua mỗi trang thơ văn khác nhau, hình ảnh ấy để lại bao nét vừa hài hòa vừa có những nét riêng, độc đáo, hấp dẫn.

Tây Tiến là một phân hiệu bộ đội được thành lập đầu năm 1947. Thành phần chủ yếu là thanh niên trí thức Hà Nội trong đó có Quang Dũng. Hơn ai hết, Quang Dũng là nhà thơ của lính, đã sống hết đời lính với Tây Tiến. Vậy nên bao khó khăn gian khổ, bao thiếu thốn, bao tự hào đã dệt nên những vần thơ đẹp về lính:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Hai câu thơ mở đầu gợi lên vẻ đẹp bi tráng. Đầu tiên đó là cái bi thương gợi lên từ ngoại hình của người lính ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. Đoàn quân trông thật kì dị. Hai câu thơ có hai cách hiểu khác nhau. Cách hiểu thứ nhất: Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ thì héo úa như tàu lá. Những cơn sốt rét rừng ác tính ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung:

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán đẫm mồ hôi

(Đồng chí - Chính Hữu)

Cuộc đời gió bụi pha xương máu

Đói rét bao lần xé thịt da

Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh

Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!

Lòng tôi xao xuyến tình thương xót

Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà

Tặng những anh tôi từng rỏ máu

Đem thân xơ xác giữ sơn hà

(Lên Cấm Sơn – Thôi Hữu)

Cách hiểu thứ hai: Đó là hình ảnh bộ đội ta cạo trọc đầu để dễ dàng trong sinh hoạt và đánh giáp lá cà. Thời kháng Pháp những anh lính như vậy còn gọi là anh “Vệ túm”, “Vệ trọc”. “Quân xanh màu lá” là trang phục màu xanh áo lính, màu xanh của lá ngụy trang, màu của núi rừng. Hai cách hiểu ấy, hiểu theo cách thứ nhất là hay nhất, ấn tượng nhất và chính xác nhất.

Bên cạnh cái bi ta còn thấy cái hào hùng: thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ trong tư thế của người lính: “Đoàn binh không mọc tóc”. Câu thơ tả cái ngang tàng của người lính, lại như có nét đùa vui, hóm hỉnh: không cần tóc mọc. Lại có thêm “Quân xanh màu lá”, tương phản với “dữ oai hùm”. Cách nói ấy cho thấy những người lính Tây Tiến rất lạc quan, yêu đời, coi thường gian khổ. Hãy nhìn kỹ ta sẽ thấy ở họ: nước da xanh và đầu không mọc tóc vì sốt rét rừng, thế mà họ vẫn quắc thước hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà “dữ oai hùm” làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Mặt khác cái hào hùng còn hiện lên qua cách dùng từ Hán Việt “Đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải là đoàn quân đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng, trong đó có dáng dấp của “Quân đi điệp điệp trùng trùng”, của“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Sức mạnh ba quân nuốt trôi trâu) trong thơ Phạm Ngũ Lão. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến vẫn mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ.

Bên cạnh chất bi hùng, đoạn thơ còn để lại dấu ấn lãng mạn của những chàng trai Hà Nội mang tâm hồn hào hoa:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Hai chữ “mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: “mắt trừng” là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù. Nhưng đôi mắt trừng ấy còn “gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt có tình, đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội về một dáng kiều thơm trong mộng trong mơ. Với ý nghĩa ấy ta thấy, người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa, những con đường mùa thu thơm lừng hoa sữa… hay chính xác hơn là nhớ về một “dáng kiều thơm”, bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội, thanh lịch, yêu kiều, diễm lệ. Có một thời người ta hiểu rằng câu thơ này mang mộng tiểu tư sản quá nhiều làm giảm đi chất chiến đấu. Nhưng thời gian đã chứng minh rằng đó là một vẻ đẹp của tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc, hướng về Thủ đô. Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi nhưng lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội, về quê hương. Chính quê hương tăng thêm cho họ sức mạnh để đi “Lấy máu nó trả thù này”.

Thơ ca kháng chiến chống Pháp cũng đã khắc họa bao gương mặt nỗi nhớ như thế. Đó là nỗi nhớ ruộng đồng “Ba năm rồi gửi lại mái lều tranh/ Luống cày đất đỏ/ Tiếng mõ đêm trường/ Ít nhiều người vợ trẻ / Mòn chân trên cối gạo canh khuya” (Hồng Nguyên). Đó là nỗi nhớ “giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Mỗi gương mặt nỗi nhớ ấy là lính nông dân hay lính thành thị thì nỗi nhớ ấy cũng là nỗi nhớ của những tâm hồn luôn hướng về đất nước, tổ quốc, quê hương. Vì thế càng khó khăn gian khổ, càng hi sinh mất mát, họ càng quyết tâm:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Ra đi chiến đấu là “đầu không ngoảnh lại”, là “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” nên “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Vì nợ nam nhi thời loạn là nợ nước thù nhà. Thật cao đẹp thay lý tưởng sống trọn tình, trọn nghĩa ấy của người chiến binh.

Sáu câu thơ trong bài Tây Tiến là sáu câu thơ được viết bằng bút pháp sử thi và cảm hứng lãng mạn. Ngòi bút Quang Dũng thường hướng về những con người phi thường trong hoàn cảnh phi thường. Nhiều biện pháp nghệ thuật khác như: đối lập, tương phản, ẩn dụ… cũng được sử dụng một cách triệt để mang đến hình ảnh đoàn quân thời chống Pháp gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.

Với Tố Hữu, nhà thơ trữ tình chính trị, thường lấy những sự kiện chính trị làm đề tài cho thơ. Cuộc chia tay giữa cán bộ, chiến sĩ với nhân dân Việt Bắc cũng trở thành đề tài của ông. Bài thơ “Việt Bắc” là cảm hứng từ cuộc chia tay ấy. Trong bài thơ Tố Hữu tự sự về những kỷ niệm với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Những kỷ niệm ấy được diễn tả bằng những câu thơ mang đậm dấu ấn ca dao dân ca đậm đà tình nghĩa. Trong hồi ức đầy nghĩa tình ấy, nhà thơ không quên nhắc đến bức tranh ra trận đầy khí thế của quân và dân ta :

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Đoạn thơ đãtập trung miêu tả cuộc khángchiến của dân tộc “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”. Đoạn thơ là những hình ảnh gợi ra ấn tượng chung về sức mạnh của dân tộc trong kháng chiến, là hình ảnh của những đoàn quân ra trận vô tận điệp trùng, là hình ảnh hùng vĩ của cuộc chiến tranh nhân dân từ hình ảnh những đoàn dân công, hình ảnh những đoàn xe cơ giới trên đường ra trận làm bừng sáng những đêm kháng chiến.

Trước hết đó là ấn tượng chung về sức mạnh tổng hợp của dân tộc ta trong kháng chiến qua hai câu thơ đầu:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Câu thơ đầu tiên vang lên rất đỗi tự hào. Đó là niềm tự hào về những con đường Việt Bắc. Hai chữ “của ta” vang lên khẳng khái, chắc nịch, hùng hồn. Khi tác giả nói “Những đường Việt Bắc” đó là những con đường vừa rất thực như tác giả từng viết:

Ta đi giữa ban ngày

Trên đường cái, ung dung ta bước.

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng, dài theo kháng chiến…

Đến hôm nay đường xuôi về biển

Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi

Đẹp vô cùng, Tổ quốc ta ơi!

Đó là những con đường mở ra cùng với chiến thắng của quân dân ta, nhưng cũng là con đường đầy ý nghĩa tượng trưng khái quát cả một quá trình đi lên của kháng chiến và cách mạng. Con đường ấy đang mở tới chiến công.

Con đường đầy lửa máu ấy đã trở thành con đường chiến thắng trong Việt Bắc. Vì thế ấn tượng chung về sức mạnh của dân tộc đã gắn liền với ấn tượng về con đường chiến thắng này, một con đường “Đêm đêm rầm rập như là đất rung”. Đó chính là sức mạnh của quân và dân ta, sức mạnh đã được đo bằng thước đo sông núi. Đọc câu thơ ta đã thấy ngay âm hưởng hết sức hùng tráng của bài ca kháng chiến vang lên từ những điệp từ “đêm đêm”, từ láy “rầm rập”. Và từ gợi tả hình ảnh “đất rung”. Những từ ấy đều là những từ được cấu tạo bởi phụ âm nổ (đ – “đêm đêm”), những phụ âm rung (r – “rầm rập”). Tất cả đã tạo nên bức tranh tổng hợp của sức mạnh Việt Nam “Nước Việt Nam từ trong biển máu/ Người vươn lên như những thiên thần”.

Hình ảnh một Việt Bắc trong những năm tháng hào hùng bỗng trở nên rực sáng và hùng vĩ bởi hình ảnh của những đoàn quân ra trận. Đó là sức mạnh của quân đội nhân dân Việt Nam:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

Còn nhớ ngày 22 tháng 12 năm 1944, tại cây đa Tân Trào, đồng chí Võ Nguyên Giáp làm lễ xuất quân cho đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Khi đó quân đội ta mới chỉ 34 người. Đến thời điểm Điện Biên Phủ quân đội ta đã trưởng thành với “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Sự hùng tráng, sự mạnh mẽ của đoàn quân được thể hiện qua nghệ thuật điệp từ “điệp điệp”, “trùng trùng” tạo ấn tượng về một sự lớn mạnh khổng lồ của quân đội nhân dân Việt Nam có thể đương đầu đáp trả và đập tan mọi hành động gây hấn của kẻ thù. Đoàn quân nối dài trên những con đường Việt Bắc thật hùng vĩ đông đảo như trải dài vươn rộng khắp mọi nẻo đường Việt Bắc.

Hình ảnh đoàn quân ra trận đã được cảm hứng lãng mạn tạo nên tầm vóc vũ trụ bởi hình ảnh “ánh sao đầu súng”, một hình ảnh rất thực nhưng cũng rất lãng mạn. Đó là hình ảnh những người lính trong đêm hành quân. Đi dưới trời sao, ánh sao trời soi vào đầu súng thép ánh lên lấp lánh, cũng có thể hiểu là những ngôi sao trên mũ người chiến sĩ ánh lên dưới sao trời. Có lẽ vì vậy mà ta như thấy cả đất trời đang hành quân cùng người lính ra trận. Khẩu súng tượng trưng cho ý chí đánh giặc của người lính, chiếc mũ là cách nói hoán dụ để nói về người lính nhưng đồng thời lại để chỉ tầm vóc vươn tới sao trời của người lính. Quang Dũng cũng có cách nói tương tự “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”. Từ hình ảnh ấy Tố Hữu như dựng lên trước mắt người đọc vẻ đẹp của những đoàn binh ra trận mà như một dải ngân hà lấp lánh cuồn cuộn đổ về phía tiền phương.

Trong bức tranh tổng hợp về sức mạnh của dân tộc ta trong kháng chiến, Tố Hữu đã khái quát thêm một sức mạnh. Đó là sức mạnh của đoàn dân công, những con người đã cùng quân đội ta làm nên trang sử vàng cho dân tộc:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đã muôn tàn lửa bay”

Dân công là những người đi mở đường, xẻ núi, lăn bom… góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang. Trong bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Tố Hữu từng viết về các anh chị dân công:

Mấy tầng mây, gió lớn mưa to

Dốc pha Đin, chị gánh anh thồ

Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát

Dù bom đạn, xương tan thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh.

Câu thơ không hề có một chữ “điệp điệp”, “trùng trùng” nào mà ta vẫn thấy sự điệp trùng ấy. Đó là cảm giác có được bởi cấu trúc hết sức độc đáo của câu thơ. Tác giả không viết “Từng đoàn dân công đỏ đuốc”, mà mở đầu câu thơ là hai chữ “dân công”, cuối câu thơ là hai chữ “từng đoàn”. Cấu trúc ấy gợi ra sự điệp trùng vô tận của những đoàn dân công. Ở đây là hình ảnh “Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”. Hình tượng bàn chân là hình tượng biểu trưng cho sức mạnh của con người gắn liền với những chặng đường đấu tranh cách mạng.

Với thể thơ lục bát, âm điệu hùng tráng, kết hợp với chất sử thi, lãng mạn. Sử dụng nhiều sự tương phản, đối lập, điệp từ, điệp ngữ, phóng đại, thậm xưng… Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ giàu ấn tượng về không khí kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta hơn 60 năm về trước. Gấp trang sách lại mà không khí xuất trận ấy như vẫn còn đọng lại mãi trong tiềm thức của ta về những ngày gian khổ nhưng rất đỗi hào hùng.

Qua việc phân tích ở trên ta thấy: Cả hai bài thơ đều viết trong thời chống Pháp. Đều sử dụng bút pháp sử thi, lãng mạn để miêu tả đoàn quân. Nhất là cảm hứng lãng mạn được hai nhà thơ khai thác triệt để. Người lính trong thơ Quang Dũng có cái đẹp vừa bi vừa hùng, có cái đẹp lãng mạn hào hoa mang chất lính tiểu tư sản không trộn lẫn. Tố Hữu chủ yếu miêu tả cái đẹp toàn thể, hướng tới số đông. Tầm vóc của câu thơ lãng mạn đẩy hình ảnh người lính chống Pháp sánh với sao trời. Từ hai đoạn thơ mà ta vừa phân tích, người lính hiện lên thật đẹp, thật hào hùng biết bao.

Nét riêng ở đây là, Quang Dũng viết bài thơ “Tây Tiến” trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp. Do đó, hình ảnh người lính hiện lên rất hiện thực với nhiều khó khăn gian khổ, đói cơm, đói áo, sốt rét đến xanh da trọc tóc. Nhưng không vì thế mà mất đi chất thép vốn có của lính. Dưới ngòi bút ấy, người lính cụ Hồ thật “dữ oai hùm” trong bộ dạng dị thường mà cũng rất đỗi mộng mơ đượm chất lính Hà Thành. Qua đó thấy hồn thơ Quang Dũng thiên về miêu tả cái phi thường trong hoàn cảnh phi thường. Bài thơ “Việt Bắc” thì được Tố Hữu viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Hồn thơ Tố Hữu là hồn thơ trữ tình chính trị nên thiên về ngợi ca, biểu dương nên hình ảnh thơ bay bổng, tự hào. Hình ảnh đoàn quân ra trận trong Việt Bắc vì thế mà mang tầm vóc lớn lao, kỳ vĩ của “Bốn mươi thế kỷ cùng ra trận”.

Tóm lại, cùng biểu hiện hình ảnh những đoàn quân ra trận nhưng cảm hứng từ hai nhà thơ rất khác nhau. Chính vì vậy mà hình ảnh người lính thời chống Pháp hiện lên trong hai đoạn thơ vừa có điểm chung vừa có điểm riêng biệt mang đến cho người đọc những ấn tượng khó phai nhòa.

Có thể em quan tâm:Liên hệ và so sánh hai tác phẩm Việt Bắc và Từ Ấy

So sánh bài thơ Tây tiến và Việt Bắc: hình ảnh người lính, nghệ thuật

5,036 từ Văn mẫu

So sánh bài thơ Tây tiến và Việt Bắc chi tiết

Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữulà hai tác phẩm tiêu biểu trong nền văn học kháng chiến. Chính vì thế, trong hai bài thơ có rất nhiều điểm chung, tuy chung những lại vô cùng khác biệt. Để làm rõ và hiểu hơn về hai bài thơ này, các bạn cùng theo dõi so sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc dưới đây.

So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

So sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

Mở bài so sánh bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc

Văn học Việt Nam trong những năm 1945 - 1975 được bao trùm bởi cảm hứng sử thi lãng mạn. Cảm hứng ấy đã được nhiều cây bút khai thác nhằm hướng về cuộc kháng chiến của quân và dân trong hành trình giành lại chủ quyền dân tộc. Trong đó, hình tượng người lính trong “Tây Tiến” - Quang Dũng và “Việt Bắc” - Tố Hữu đã được hai tác giả tái hiện một cách chân thực, rõ nét nhất. Đặc biệt, hai đoạn thơ dưới đây đã điểm tô và làm nổi bật vẻ đẹp sáng ngời của người lính Việt:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá giữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

Và:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Đề bài: Hình tượng người lính Tây Tiến và Việt Bắc

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt chừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Tây Tiến, SGK Ngữ văn 12, tập 1)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ trên. Từ đó liên hệ đến bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu (SGK Ngữ văn 12, tập 1) để nhận xét về vẻ đẹp của hình tượng người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đọc thêm: Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ thứ ba bài Tây Tiến

Mở bài

Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. Tây Tiến là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ Việt Bắc là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.

Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng.

Thân bài

Vẻ đẹp bi tráng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân

Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá. Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.

Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ một hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Tây Tiến

Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của Quang Dũng, người lính Tây Tiến hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, Quang Dũng vẫn dùng từ đoàn binh – gợi cảm giác về một đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.

Hình ảnh quân xanh màu lá ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả đoàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của Quang Dũng khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân xanh màu lá chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

Đối lập vẻ ngoài tiều tụy là khí phách bên trong, kết hợp từ dữ oai hùm gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với cọp trêu người thì người lính cũng có oai hùm dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

Đọc thêm: Mở bài kết bài Việt Bắc chinh phục giám khảo ngay câu đầu tiên

Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi

(Đồng chí – Chính Hữu)

Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh vệ quốc quân ơi

Sao mà yêu anh thế.

(Cá nước – Tố Hữu).

Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:

Nơi thuốc súng trộn vào áo trận

Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân.

Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn:

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Câu thơ của Quang Dũng gợi nhắc người đọc tới một câu thơ của Nguyền Đình Thi:

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

Nỗi nhớ người yêu nhớ dáng kiều thơm nào đó thật đời thường, bình dị nhưng cũng thật cao quý. Nó khiến cho hình ảnh người lính trở nên chân thực gần gũi hơn. Nỗi nhớ ấy trong hành trang của họ như tiếp thêm sức mạnh nghị lực để chiến đấu và chiến thắng, nó như một điểm tựa vững chắc cho những thanh niên học sinh Hà Nội rời ghế nhà trường tham gia chiến trận – những con người lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa.

Đọc thêm: Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ cùng tên.

Liên hệ

Trong chặng đường hành quân gian khổ, thiên nhiên có thể vừa là bạn vừa là đối thủ thử thách ý chí nghị lực của người lính. Cùng hoạt động trên địa bàn rừng núi Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu gắn bó mật thiết với thiên nhiên núi rừng nơi đây, nhưng mỗi người lính lại mang cảm hứng khác nhau tạo nên nét đẹp rất riêng, rất độc đáo trong Tây Tiến của Quang Dũng và Việt Bắc của Tố Hữu.

Tác giả Quang Dũng và Tố Hữu đều nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. , ta thấy rằng những đoàn quân trong thời kì kháng chiến chống Pháp đều được tái hiện bởi vẻ đẹp hào hùng, bởi lý tưởng cao đẹp và ý chí kiên cường bất khuất trong cái gian nan, hiểm nguy, thiếu thốn nơi chiến trường. Cả hai đoạn thơ đều mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn khi tái hiện không khí kháng chiến sục sôi trên các ngả đường đồng thời thể hiện niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến.

So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc
Hình tượng người lính Tây Tiến và Việt Bắc

Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân trên dưới ba mươi người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chi huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới…

Đọc thêm: Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc đầy đủ

Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm xưa là rừng núi là đêm (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ rầm rập tiến quân ra trận. Từ láy rầm rập là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đúc có đội ngũ chỉnh tề. Với từ rầm rập đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc hành quân diễu binh hùng tráng:

Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ

Ba mươi mốt triệu nhân dân

Tất cả hành quân

Tất cả thành chiến sĩ.

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm mầu sắc hùng tráng. Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: Quân đi điệp điệp trùng trùng. Từ láy điệp điệp trùng trùng thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gọi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

Từ nơi em gửi tới nơi anh

Những đoàn quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối trời vô tận

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng sâu xa. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lý tưởng.

Đọc thêm: Sơ đồ tư duy Chiếc thuyền ngoại xa ngắn gọn dễ hiểu

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Nhà thơ Chính Hữu cùng đã có câu thơ rất hay Đầu súng trăng treo.

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chi bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày với Đèn pha bật sáng như ngày mai lên đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Nếu ở đoạn thơ trước, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ thăm thẳm sương dày để có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này.

Tuy nhiên, hai đoạn thơ còn thể hiện những nét riêng biệt trong phong cách sáng tác của hai tác giả. Quang Dũng không hề né tránh những hiện thực khó khăn thiếu thốn của người lính phải trải qua. Không chỉ miêu tả vẻ ngoài mang đậm tráng trí của người lính thời xưa Quang Dũng còn tập trung khắc họa vẻ đẹp tâm hồn bên trong tiềm ẩn nhiều nét mộng mơ hào hoa rất Tây Tiến.

Người lính hào hoa, phóng khoáng, được tái hiện trong khung cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên Tây Bắc, trong đói khổ, thiếu thốn và căn bệnh sốt rét hoành hành mà vẫn hiên ngang, bất khuẩt. Trong khi đó, Tố Hữu chủ yếu ngợi ca sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, hình ảnh người lính hiện ra giản dị, nhưng dũng cảm, hiện ra trong đoàn quân đông đảo, hào hùng.

Nếu Quang Dũng dùng thể thơ thất ngôn với nhiều từ ngữ Hán – Việt: đoàn binh, biên giới, kiều thơm… tạo nên không khí hùng tráng phảng phất không khí thời xưa, giọng thơ cổ điển mà hiện đại. Còn Tố Hữu sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát truyền thống, bằng những từ láy tượng thanh, gợi cảm, ngôn ngữ sử thi hùng tráng, giọng thơ sôi nổi hào hùng, Tố Hữu đã tái hiện bức tranh tổng kết về không khí sôi động, hào hùng, lớn mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

Có những nét khác biệt ấy là do hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật khác nhau của hai tác giả. Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Hồn thơ ông mang nét phóng khoáng, tài hoa, lãng mạn. Còn Tố Hữu viết Việt Bắc trong thời kì thắng lợi, giải phóng miền Bắc, lịch sử bước sang trang mới, nên thơ ông có phần lạc quan và có niềm tin hơn. Bên cạnh đó, thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình chính trị, do đó, ông thiên về ngợi ca lòng tin với cách mạng, với chiến thắng dân tộc.

Kết bài

Cả hai tác giả đều có trải nghiệm từ thực tế chiến đấu nên thơ đều có chất hiện thực để khắc họa hình tượng người lính trong kháng chiến chống Pháp. Đó là sự bước tiếp nối với hình tượng sĩ phu yêu nước trong quá khứ, và là hình tượng mở đầu cho hình tượng chiến sĩ giải phóng quân kiên cường trong cuộc kháng chiến chống Mỹ sau này. Đó là những tượng đài bất hủ của lòng yêu nước và tự hào dân tộc của nhân dân ta. Từ hình tượng người lính có thể khắc họa lên một đất nước với nhiều đau thương mà anh dũng:

Nước Việt Nam từ trong máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.

( Đất nước – Nguyễn Đình Thi )

tham gia khóa học bình giảng ngữ văn 12 miễn phí cùng Hocvan12

Hình tượng người lính Tây Tiến và Việt Bắc

Khái quát chung về Quang Dũng, Tố Hữu và hai bài thơ Tây Tiến, Việt Bắc

Giới thiệu

+ Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp, với hồn thơ hào hoa, lãng mạn thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Quang Dũng. Bài thơ được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian.

+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ của ông song hành cùng những chặng đường của cách mạng Việt Nam. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Tác phẩm vừa là bản tình ca về tình cảm cách mạng – giữa đoàn cán bộ miền xuôi với nhân dân Việt Bắc, vừa là bản hùng ca về cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ mà vẻ vang của dân tộc.

Hai đoạn trích được trích từ hai bài thơ đều tái hiện vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận, song mỗi nhà thơ lại có những cách khám phá, cách thể hiện riêng.

Trình bày cảm nhận về hình ảnh 2 đoàn quân Tây Tiến và Việt Bắc

Đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến”

  • Vẻ đẹp bi thương vừa hào hùng của đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.

Cái bi thương của người lính được gợi lên từ ngoại hình ốm yếu, tiều tụy, đầu trọc, da dẻ xanh như màu lá.

+ Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc da xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính.

+ Hình ảnh “đoàn binh không mọc tóc” không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà nét vẽ này xuất phát từ 1 hiện thực trong cuộc sống của người lính Tây Tiến: họ phải cạo trọc đầu để giảm bớt những bất tiện trong sinh hoạt ở rừng và để tạo thuận lợi trong đánh trận; có khi những cái đầu không mọc tóc kia là hậu quả của những trận sốt rét liên miên nơi rừng thiêng nước độc. Và dù hiểu theo cách nào thì đó cũng là hình ảnh gợi lên sự gian khổ thiếu thốn, khắc nghiệt của chiến tranh. Tuy nhiên với cách diễn đạt độc đáo của QD, người lính TÂY TIẾN hiện lên không tiều tụy, nhếch nhác mà kiêu dũng, ngang tàng. Nói về họ, QD vẫn dùng từ “đoàn binh” – gợi cảm giác về 1 đội ngũ đông đảo, hừng hực khí thế.

+ Hình ảnh “quân xanh màu lá” ở đây có thể hiểu là màu xanh áo lính hay màu xanh của lá ngụy trang khiến cho cả doàn quân xanh màu lá. Nhưng theo mạch thơ có lẽ còn nên hiểu đây là câu thơ miêu tả gương mặt xanh xao, gầy yếu vì sốt rét rừng, vì cuộc sống kham khổ. Ở đây, cách diễn đạt của của QD khá tinh tế khi miêu tả đoàn quân “xanh màu lá” chứ không phải xanh xao, người lính do đó mà như hài hòa cùng với thiên nhiên, ốm mà không yếu, ốm mà vẫn trẻ trung, vẫn tràn đầy sức sống.

Bonus:
»
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến qua bài thơ Tây Tiến – Quang Dũng
»
Phân tích nét độc đáo trong bài thơ “Tây Tiến” – Quang Dũng
»
Tổng ôn kiến thức về bài thơ Tây Tiến và nhà thơ Quang Dũng
»
Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Ngữ văn 12

Đặc biệt, kết hợp từ “dữ oai hùm” gợi cho người đọc thấy trên gương mặt xanh xao, gầy ốm của người lính vẫn toát lên vẻ dữ dội, kiêu hùng của những con hổ nơi rừng thiêng. Dường như, ở miền đất hoang sơ, bí ẩn có bóng hổ rình rập, đe dọa với “cọp trêu người” thì người lính cũng có “oai hùm” dữ dội, uy nghi để chế ngự và chiến thắng.

Đọc thêm: Tổng ôn kiến thức tác phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hình tượng Đoàn quân Tây Tiến – Quang Dũng

Liên hệ: Những cơn sốt rét rừng ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Thơ ca thời kỳ kháng chiến khi viết về người lính thường nói đến căn bệnh sốt rét hiểm nghèo:

“Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”
(“Đồng chí” – Chính Hữu)

“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế”.
Nguyễn Thị Hoài Lệ -Trang 58
(“Cá nước” – Tố Hữu).

Sau này một nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ cũng viết về căn bệnh sốt rét rừng của những người lính bằng những vần thơ tê tái:

“Nơi thuốc súng trộn vào áo trận
Cơn sốt rừng đi dọc tuổi thanh xuân”.

  • Cái hào hoa của đoàn quân Tây Tiến

+ Thủ pháp nghệ thuật đối lập giữa ngoại hình ốm yếu và tâm hồn bên trong đã làm nên khí chất mạnh mẽ của người lính. “Không mọc tóc” là cách nói ngang tàn rất lính, hóm hỉnh đùa vui với khó khăn gian khổ của mình.

+ Thể hiện qua cách dùng từ Hán Việt “đoàn binh”. Chữ “đoàn binh” chứ không phải “đoàn quân” đã gợi lên được sự mạnh mẽ lạ thường của sự hùng dũng. Ba từ “dữ oai hùm” gợi lên dáng vẻ oai phong lẫm liệt, oai của chúa sơn lâm. Qua đó ta thấy người lính Tây Tiến mạnh mẽ làm chủ tình hình, làm chủ núi rừng, chế ngự mọi khắc nghiệt xung quanh, đạp bằng mọi gian khổ. “mắt trừng” là đôi mắt dữ tợn, căm thù, mạnh mẽ, nung nấu quyết đoán làm kẻ thù hoảng sợ.

  • Họ còn là những chàng trai Hà Nội hào hoa, lãng mạn

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

+ “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt thao thức về quê hương Hà Nội, về một dáng kiều thơm trong mộng. Mộng và mơ gửi về hai phía của chân trời: biên giới và Hà Nội.

Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa… hay chính xác hơn là nhớ về bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Đó chính là động lực tiếp thêm sức mạnh để họ vững vàng tay súng, sẵn sàng cống hiến, hi sinh để bảo vệ Tổ Quốc, vì mục tiêu lí tưởng cao đẹp: “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh”, quyết chiến thắng để được trở về với người con gái có lẽ cũng đang ngóng trông mình nơi chiến trường.

Đọc thêm: Phân loại và cách làm bài dạng đề so sánh | Nghị luận văn học

Đoạn thơ trong bài thơ “Việt Bắc”

  • Vẻ đẹp hào hùng của đoàn quân

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng”

+ Đại từ sở hữu “của ta” vang lên một cách dõng dạc thể hiện niềm tự hào của những con người được làm chủ đất nước, đồng thời khẳng định Việt Bắc là chiến khu tự do.

So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc
Cảm nhận về hình tượng Đoàn quân Việt Bắc – Tố Hữu

>>> Phân tích bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

+ Không khí sôi nổi của những ngày chiến dịch được tác giả tái hiện sinh động qua những từ ngữ, hình ảnh: rầm rập, đất rung, những từ láy: điệp điệp, trùng trùng. Hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh, vừa tạo hình ảnh. Biện pháp nghệ thuật so sánh, tượng trưng được tác giả sử dụng triệt để giúp ta cảm nhận hình ảnh những đoàn quân đang ngày đêm tiến về mặt trận. Mỗi bước đi của đoàn quân ấy mang cả sức mạnh của lòng yêu nước, của lí tưởng cách mạng, khát khao chiến đấu và chiến thắng quân thù.

  • Vẻ đẹp lãng mạn

“Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

Đây có thể là hình ảnh sao trời treo trên đầu súng của những người lính trong mỗi đêm hành quân, cũng có thể là ánh sáng của ngôi sao gắn trên chiếc mũ nan của người lính, ánh sáng của lí tưởng cách mạng soi cho người lính bước đi. Họ là những con người có lí tưởng cao cả, đẹp đẽ, sẵn sàng cống hiến vì sự nghiệp chung. Ý thơ khiến người đọc liên tưởng đến hình ảnh “Đầu súng trăng treo” trong thơ Chính Hữu.

Dàn ýSo sánh nỗi nhớ trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

1. Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tá giả và tác phẩm:

+ Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài, tên tuổi của ông gắn liền với thi phẩm “Tây Tiến”. Bài thơ là nỗi nhớ lớn của tác giả về thiên nhiên và con người. Bốn câu đầu thể hiện rõ nhất nội dung cũng như cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

+Việt Bắclà bài thơ xuất sắc của Tố Hữu. Cả bài thơ là tình cảm cách mạng sâu nặng của những người cán bộ kháng chiến với chiến khu và những kỉ niệm kháng chiến. Bốn câu thơ nằm ở phần I của bài thơ phần nào thể hiện được đạolí ân tình thuỷ chung đó.

Ví dụ:Trong cuộc đời ai cũng có ít nhất một niềm thương nỗi nhớ. Có lẽ vì thế mà nỗi nhớ đã trở thành đề tài quen thuộc được các nhà văn, nhà thơ ưu ái nói đến. Nếu như trong “Tây Tiến”, Quang Dũng nhớ da diết thiên nhiên và con người miền Tây thì đến với “Việt Bắc”, nhà thơ không chỉ nhớ về con người và thiên nhiên hùng vĩ thơ mộng, nhớ về những ngày tháng kháng chiến gian khổ, hào hùng mà hơn thế nữa là những dấu ấn tươi nguyên về những ngày chiến thắng. Trong rất nhiều nỗi nhớ đó nổi bật lên là những kí ức của Quang Dũng và Tố Hữu về những vùng đất, những địa danh đã làm nên lịch sử. Và điều đó được thể hiện rõ nhất qua hai đoạn thơ sau:

(Trích dẫn 2 đoạn thơ)

2. Thân bài

a. Cảm nhận vềhai đoạn thơ:

*Đoạn thơ bài Tây Tiến

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!…..

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

– 2 câu thơ đầu: gọi tên cho cảm xúc chủ đạo của toàn bộ thi phẩm. Đó là nỗi nhớ và những hoài niệm.

+ Câu thơ thứ nhất với nhịp 2/2/3, vừa như đứt quãng, vừa như liền mạch. Khi Quang Dũng nhớ về sông Mã thì ngay lập tức lại thấy nó xa rồi nên “Tây Tiến ơi” vừa như một lời gọi thiết tha, lưu luyến vừa như một cảm xúc dâng trào và nỗi nhớ đã nổi hình, nổi khối. Vì sao khi nhớ về Tây Tiến, Quang Dũng lại gọi tên sông Mã? Vì dọc con đường hành quân của họ, dòng sông Mã như một địa danh đồng hành, từng chứng kiến bao kỉ niệm, đau thương, mất mát.

+ Câu thơ thứ hai, Quang Dũng muốnnói rõ hơn về nỗi nhớ của mình, nỗi nhớ rừng núi và mang cảm xúc chơi vơi. Vì địa bàn hoạt động của người chiến binh chủ yếu là núi rừng hiểm trở nên hình ảnh núi, rừng đã ăn sâu vào tâm khảm những người chiến binh cho dù đã xa Tây Tiến. Còn nỗi “nhớ chơi vơi”, đó là trạng thái cảm xúc mông lung, không định hình rõ rệt. Nhất là hai chữ “chơi vơi” ấy phối hợp với chữ “rồi”, chữ “ơi” ở câu trên tạo nên một thứ hòa âm của nỗi niềm thao thức, nó cứ lan tỏa mênh mông. Những tình cảm này cũng từng được cha ông ta nói đến trong ca dao như là nỗi nhớ chơi vơi, sự bâng khuâng, xao xuyến: “Ra về nhớ bạn chơi vơi”.

+ Cả hai câu thơ cùng kết lại trong vần “ơi”, “chơi vơi”. Nó vẽ lên điều gì đó như xa xôi, như mất mát. Cảm xúc của tác giả như hụt hẫng, chới với vì Tây Tiến lúc này chỉ là quá khứ. Từ nỗi nhớ và tiếng vẫy gọi của tác giả làm cho Tây Tiến như một sinh thể có hồn, đang chuyển tải cảm xúc của nhà thơ.

– 2 câu thơ tiếp theo:

+ Sài Khao, Mường Lát là những địa danh rất quen thuộc của Tây Bắc góp phần gợi nỗi nhớ chơi vơi. Hình ảnh Tây Bắc hiện lên trong câu thơ mịt mù và cả mệt mỏi, gian khó của đoàn quân như lẫn vào sương. Bên cạnh cái gian khổ lại pha một chút rất thơ, có vẻ như huyễn hoặc mà có thật:

“Mường Lát hoa về trong đêm hơi.”

+ Câu thơ rất độc đáo, “hoa về” chứ không phải là hoa nở, “đêm hơi” chứ không phải là đêm sương. Vì nhìn từ xa, đoàn quân Tây Tiến hành quân về Mường Lát mang theo những ngọn đuốc giống như một dòng sông hoa lung linh, ẩn hiện trong đêm sương mờ ảo. Đọc đến đây, cái “mỏi” của đoàn quân dường như tan biến. Quang Dũng thật tài tình khi viết một câu thơ hầu hết là thanh bằng, lâng lâng, chơi vơi như sương, như hoa, như hồn người. Bên cạnh cái khắc nghiệt của núi rừng, nguy hiểm của chiến tranh là những giây phút người lính thả hồn đầy lãng mạn. Đó cũng là chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc chiến, rất đặc trưng cho hồn thơ tài hoa của Quang Dũng.

*Đoạn thơ bài Việt Bắc

“Nhớ gì như nhớ người yêu…..

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

– Nỗi nhớ đằm thắm, sâu nặng của người cán bộ kháng chiến dành cho Việt Bắc, trong đó chan hòa tình nghĩa riêng chung.

– Đoạn thơ là nỗi nhớ người, nhớ cảnh Việt Bắc – mảnh đất gắn bó máu thịt với người cách mạng. Không phải thể hiện một cách chi tiết nỗi nhớ, Tố Hữu sử dụng hình ảnh so sánh hết sức độc đáo “nhớ gì như nhớ người yêu”. Nhà thơ đã lấy nỗi nhớ trong tình yêu làm thước đo giá trị để cắt nghĩa, lí giải cho tình cảm cán bộ đối với nhân dân. Vì thế, đó không phải là nỗi nhớ của ý thức, của nghĩa vụ mà là nỗi nhớ của hai trái tim yêu, của tình cảm chân thành.

– Câu thơ “Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương” thể hiện hai nửa thời gian của nỗi nhớ: vế đầu là thời gian đêm trăng, vế sau là thời gian buổi chiều lao động. Thời gian như chảy ngược, nỗi nhớ đi từ gần tới xa. Để rồi tình yêu như chuyển thành nỗi nhớ trong tình cảm gia đình. Toàn không gian núi rừng Việt Bắc được gói gọn trong không khí gia đình ấm áp tình thương:

“Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

=> Hiện lên trong nỗi nhớ mà Tố Hữu thể hiện là một Việt Bắc thân thương, đẹp bình dị mà thơ mộng với nhịp sống êm đềm. Hình ảnh “bếp lửa” là một hình ảnh nhiều sức gợi. Nó cho thấy con người Việt Bắc ấm áp, giàu yêu thương đồng thời thể hiện tình cảm chứa chan, nồng nàn mà người cán bộ cách mạng dành cho con người nơi đây mỗi khi nhớ về. Tình cảm quân dân kết tinh trong ngọn lửa thiêng liêng bất diệt ấy.

b. So sánh sự tương đồng giữa nỗi nhớ được nhắc tới trong Tây Tiến và Việt Bắc:

–Điểm giống nhau:

+ Đều thể hiện nỗi nhớ gắn với một vùng đất cụ thể. Nếu như nỗi “nhớ chơi vơi” của Quang Dũng gắn với địa danh Tây Tiến thì nỗi “nhớ người yêu” của Tố Hữu gắn chặt với không gian Việt Bắc.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, mộc mạc, đầy ý nghĩa.

–Điểm khác nhau:

+ Tây Tiến: sử dụng một loạt các tên địa danh để cụ thể hóa nỗi nhớ, sử dụng khéo léo bút pháp lãng mạn khi viết về hiện thực. Thể thơ 7 chữ điêu luyện.

+ Việt Bắc: nêu rất nhiều không gian (đầu núi, lưng nương, bản, bếp lửa), thời gian khác nhau (trăng lên đầu núi, nắng chiều, sớm khuya), thể thơ lục bát làm cho nỗi nhớ đậm chất dân gian.

–Nguyên nhân của sự khác biệt:

+ Lí giải từ hoàn cảnh sáng tác và phong cách nghệ thuật của từng nhà thơ.

3. Kết bài

Đây là hai đoạn thơ đặc sắctrongbài thơ trữ tình của nền thi ca cách mạng. Thông qua cách thể hiện nỗi nhớ rất riêng biệt của từng nhà thơ, chúng ta thấy được cá tính sáng tạo đặc biệt của họ và điều đó tạo nên dấu ấn lâu bền trong lòng người đọc.

– Hai đoạn thơ đều diễn tả những nỗi nhớ rất sâu đậm về một địa danh cụ thể gắn với một vùng đất chan chứa kỉ niệm.

- Dù là nỗi nhớ chơi vơi hay nỗi nhớ người yêu thì chúng ta đều nhận thấy mức độ sâu nặng trong tình cảm nhớ thương của hai nhà thơ.

- Họ không chỉ nhớ về một nơi cụ thể mà đó còn là nơi cất giấu những kỉ niệm, những ân tình kháng chiến, những gian khổ đã từng trải qua và hơn thế nữa còn là tình cảm quân dân gắn bó.

So sánh “Tây Tiến” và “Việt Bắc”: Vẻ đẹp của những đoàn quân ra trận - Bài mẫu 1

So sánh hình tượng người lính trong bài Tây Tiến và Việt Bắc

Lịch sử ghi dấu ấn ở lại đời không chỉ trong kí ức, không chỉ trong những sử sách thiêng liêng mà còn ẩn hiện trong những áng thơ cách mạng mà “Tây Tiến” của Quang Dũng và “Việt Bắc” của Tố Hữu là những áng thơ điển hình. Nhưng ta không hề thấy một sự lặp lại sáo rỗng mà tìm được trong mỗi bài những nét đặc sắc riêng, những vẻ đẹp riêng. Như Quang Dũng viết trong Tây Tiến rằng:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm.”

Nhưng Tố Hữu lại viết:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

Đối với Quang Dũng, Tây Tiến vừa là một miền nhớ, vừa là một miền thương. Ra đời khi tác giả đã trở về làng Phù Lưu Chanh, “Tây Tiến” là câu từ của nỗi nhớ, là kỉ niệm cùng anh em chiến sĩ nơi núi rừng miền Tây, chất chứa bao tình cảm của tác giả với những tháng ngày dài cùng nhau chiến đấu. Cho nên cả bài thơ thấm đẫm cảm xúc của nhà thơ chiến sĩ, là lời ca ngợi vẻ đẹp vừa hào hùng vừa hào hoa của người lính, cái chất lãng mạn của những thanh niên trai trẻ vừa rời khỏi ghế nhà trường đã anh dung xung phong đi chiến đấu:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Lời thơ vang lên như khúc sử thi ngàn năm xưa còn mãi. Giọng thơ ngang tàng, ngạo nghễ, khắc họa cái khổ, thử thách gian truân mà người lính phải gánh chịu. Những trận sốt rét rừng vàng da rụng tóc khiến họ trở nên kiệt quệ về thân xác nhưng không thể nào lấy đi ở họ sức mạnh của lòng quả cảm, sự lạc quan của anh bộ đội cụ Hồ. “Không mọc tóc” – cách diễn đạt vừa khắc họa đậm nét khí chất ngang tàng của người lính, vừa thể hiện tâm thế chủ động, lạc quan, vượt lên trên mọi gian khổ, thậm chí là kiểm soát nó. Lời thơ vì thế mà không mô tả khó khăn một cách tàn khốc, trần trụi, trái lại, hiện thực gian khổ ấy chỉ là cái nền để vẻ đẹp người lính lộ ra rõ nét. “Không mọc tóc” hay “xanh màu lá” chỉ là vẻ bề ngoài, còn sâu thẳm trong con người họ lúc này là sức mạnh của những binh tướng, sự mạnh mẽ oai hùng của chúa tể núi rừng. Những khó khăn chỉ là liều thuốc thử để họ vững bước hơn trước con đường gian nan sắp tới.

Gian khổ, khó khăn nhưng họ vẫn giữ trong mình những tình cảm, những bóng hình con gái thật đẹp. Bởi lẽ đó là những chàng trai đất thủ đô trẻ trung, vừa bước ra khỏi giảng đường đại học, cho nên họ mộng mơ và lãng mạn vô cùng. Họ gửi ước mộng của mình về miền biên giới xa xôi, cũng không quên ngước nhìn về Hà Nội với “mộng giai nhân” đẹp đẽ. Tác giá không dùng từ “nhớ”, bởi “nhớ” thiên về tâm trạng còn “mơ” lại là điệu cảm xúc của tâm hồn. Người lính hiện lên với những nét đa tình của tuổi trẻ, họ duyên dáng trong tính cách và lãng mạn trong tâm hồn. Đối lập với hiện thực và bệnh tật tàn khốc mà họ đang phải gánh chịu, họ vẫn lạc quan để mơ về những mộng tưởng đẹp đẽ. Có lẽ điều ấy lại trở thành nguồn động lực để họ vượt qua gian khổ, nét hào hoa ấy chắp cánh trong sự hào hùng của chính họ trên con đường hành quân ra mặt trận.

Vẫn là đoàn quân kháng chiến nhưng “Việt Bắc” của Tố Hữu lại đưa người đọc về xúc cảm mới lạ:

““Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Những câu thơ đưa ta về những ngày hành quân rõng rã của dân tộc ba nghìn ngày không nghỉ, đến nỗi “Bắp chân đầu gối đã săn gân”. Những từ láy “rầm rập, điệp điệp, trùng trùng” khắc họa khí thế hành quân hào hùng, mãnh liệt của đoàn quân Tây Bắc. Mọi ngả đường ra trận đều xuất hiện ánh sao lấp lánh trên mũ của anh bộ đội cụ Hồ. Nếu như ở đoạn thơ trên trong bài thơ “Tây Tiến”, ta gặp vẻ đẹp hòa hoa, lãng mạn, tinh thần lạc quan và vẻ phong tình của người lính thì đến đây, ta lại thấy hiện lên rõ nét tính cách anh hùng của một thời đại anh hùng. “Đêm đêm” – thời gian gợi ra sự bền bỉ, dẻo dai và quyết tâm thắng trận. Họ, những người lính kháng chiến năm xưa ấy thực sự đã dành trọn máu xương của mình để hi sinh cho lí tưởng cách mạng, để ánh sao trên mũ còn rực sáng mãi.

Như vậy, cả hai đoạn thơ đều là bức tranh về vẻ đẹp của người lính trong một giai đoạn lịch sử gian nan, đau thương mà hào hùng, thiêng liêng đến lạ. Họ là bức tượng đài sừng sững, là chứng nhân cho lịch sử của một thời đại anh hùng, là niềm tự hào cũng là niềm trân trọng của con người cho mọi thế hệ. Nhưng đúng như ai đó từng nói, mỗi nhà văn phải có cái giọng của riêng mình, cách khám phá và thể hiện vẻ đẹp người lính cũng rất khác nhau. Nếu như ta ấn tượng với vẻ đẹp vừa anh dũng, vừa hào hoa, đa tình và lãng mạn của người lính Tây Tiến hiện lên trong nỗi nhớ và niềm thương của thi nhân Quang Dũng thì đến với “Việt Bắc”, ngòi bút chí tình Tố Hữu lại làm hiện lên người lính với những phẩm chất anh hùng và tình nghĩa cách mạng thủy chung, son sắt. Những vẻ đẹp đó hòa quyện trong con người họ - những “Thạch Sanh của thế kỉ XX”.

Thơ ca là tiêu biểu cho cái đẹp và cái đẹp sẽ còn mãi với thời gian. Cho nên những áng thơ đậm đà tình nghĩa đó sẽ còn sống mãi trong tâm khảm của bao thế hệ cho dù quy luật thời gian có nghiệt ngã tới mức nào... Những người nghệ sĩ vì cái đẹp đó cũng sẽ sống mãi trong lòng độc giả hôm nay và mai sau.