So sánh hối phiếu và sẽ năm 2024

Phân biệt Kỳ phiếu - Séc - Hối phiếu Kỳ phiếu

Khái niệm:

Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

Nội dung kỳ phiếu:

- Cam kết trả một số tiền nhất định một cách vô điều kiện - Thời hạn trả tiền - Ðịa điểm trả tiền - Tên họ người thụ hưởng - Ðịa điểm, ngày ký phát hối phiếu - Chữ ký của người ký phát lệnh phiếu

Séc

Khái niệm:

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay bằng chuyển khoản.

Một lệnh trả tiền muốn được coi là séc thì trước tiên phải có tiêu đề SEC ghi trên tờ lệnh đó. Vì séc là lệnh nên khi ngân hàng nhận được séc phải chấp hành lệnh này vô điều kiện, trừ trường hợp tài khoản phát hành séc không có tiền hoặc tờ séc không đủ tính chất pháp lý. Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, phải vừa ghi bằng số và vừa ghi bằng chứ khớp đúng nhau, có ký hiệu tiền tệ. Trên séc phải ghi địa điểm và ngày tháng lập séc, tên địa chỉ của người yêu cầu trích tài khoản, tài khoản được trích trả, ngân hàng trả tiền, tên địa chỉ của người hưởng số tiền trên séc, chữ ký của người phát hành séc. Nếu là tổ chức thì phải có chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng và dấu của tổ chức đó.

Đặc điểm của séc là có tính chất thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn hiệu lực của nó chưa hết đối với séc thương mại. Thời hạn hiệu lực của tờ séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn dó tuỳ thuộc vào phạm vi không gian mà séc lưu hành và luật pháp các nước quy định.

Nội dung: Tờ séc muốn có hiệu lực phải có những nội dung sau đây:

1. Tiêu đề SEC. Nếu không có tiêu đề, ngân hàng sẽ từ chối thực hiện lệnh của người phát hành séc. 2. Ngày, tháng, năm và địa điểm phát hành séc. 3. Ngân hàng trả tiền. 4. Tài khoản của người trả tiền. 5. Số tiền. Ghi rõ ràng, đơn giản số tiền của séc bằng số và bằng chữ (phải thống nhất với nhau). Nếu có sự không thống nhất giữa hai cách ghi đó thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ. 6. Tên và địa chỉ người trả tiền. 7. Tên và chữ ký của người hưởng lợi và tài khoản (nếu có). 8. Chữ ký của người phát hành séc. Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu)

Hối phiếu

Khái niệm (Theo Luật điều chỉnh về hối phiếu - ULB 1930 thì ) Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này ngay khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc đến một ngày nhất định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó (có thể là người phát hành hối phiếu hoặc người thứ ba), hoặc trả cho người sở hữu hối phiếu tại thời điểm đó.

Dùng khi người Xuất khẩu muốn người Nhập khẩu trả tiền ngay trong thanh toán Nhờ thu trả ngay - D/P;

Dùng khi người Xuất khẩu muốn ngân hàng Mở trả tiền ngay trong thanh toán L/C at sight;

Trên hối phiếu ghi: “At sight of B/E.

1.2. Hối phiếu có kỳ hạn - Usance hay Deffered B/E

Dùng khi người Xuất khẩu muốn người Nhập khẩu trả tiền sau X days trong thanh toán Nhờ thư trả chậm - D/A;

Dùng khi người Xuất khẩu muốn ngân hàng Mở trả tiền sau X days trong thanh toán L/C trả chậm;

Trên hối phiếu ghi: “At X days after sight” hoặc “At X days after B/L date” hoặc “At X days after Bill of Exchange date”

2. Phân loại theo tính chất chuyển nhượng

2.1. Hối phiếu đích danh - Named B/E

Chỉ có người được ghi tên trên B/E mới được thụ hưởng số tiền trên B/E;

Trên hối phiếu có dòng chữ: “Pay to [ghi đích danh tên người thụ hưởng]”, hoặc “Benefictiary: [ghi đích danh tên người thụ hưởng]”, hoặc những từ mang ý nghĩa tương đương;

Người thụ hưởng này không thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng cách trao tay (chuyển giao) hoặc ký hậu;

Thông thường, rất nhiều hối phiếu không ghi đích danh người thụ hưởng, một hối phiếu như vậy sẽ được hiểu là Người ký phát chính là người thụ hưởng hối phiếu (người cầm hối phiếu đầu tiên). Dù vậy, hối phiếu kiểu này không được hiểu là một hối phiếu đích danh, mà chính là một hối phiếu Vô danh. Và chỉ khi nào hối phiếu ghi rõ ở mặt trước “Beneficiary: [tên người thụ hưởng]” hoặc được ký hậu đích danh ở mặt sau của hối phiếu thì nó là hối phiếu đích danh.

2.2. Hối phiếu theo lệnh - To Order B/E

Là hối phiếu có ghi dòng chữ: “Pay to order of…”

Người đọc có thể hiểu rõ hơn ở phần nội dung của Hối phiếu và phần Chuyển nhượng hối phiếu.

2.3. Hối phiếu vô danh - Nameless B/E

Trên tờ hối phiếu không ghi ai là người thụ hưởng hối phiếu;

Ai cầm tờ hối phiếu này trên tay là người đó được thụ hưởng hối phiếu;

Người thụ hưởng này có thể chuyển nhượng hối phiếu đòi nợ bằng cách ký hậu hoặc trao tay.

3. Phân loại theo chứng từ kèm theo

3.1. Hối phiếu trơn - Clean B/E

Là hối phiếu mà người Xuất khẩu dùng để nhờ ngân hàng của mình đòi tiền người nhập khẩu (trong trường hợp thanh toán Nhờ thu Trơn – Clean Collection) hoặc nhờ ngân hàng của mình đòi tiền ngân hàng Mở (trong trường hợp thanh toán Tín dụng Trơn – Clean Credit). Khi đó, bộ chứng từ lô hàng (chứng từ thương mại) đã được người Xuất khẩu gửi trực tiếp cho người Nhập khẩu.

3.2. Hối phiếu kèm chứng từ - Documentary B/E

Ngược lại với hối phiếu dùng trong phương thức Nhờ thu Trơn hoặc Tín Dụng Trơn, hối phiếu kèm chứng từ là hối phiếu được gửi kèm theo Bộ chứng từ của lô hàng được xuất trình qua đường ngân hàng trong phương thức Nhờ thu Chứng từ hoặc Tín dụng chứng từ.

4. Phân loại theo phương thưc thanh toán

4.1. Hối phiếu dùng cho Nhờ thu

4.2. Hối phiếu dùng cho thanh toán Tín dụng chứng từ

5. Phân loại theo pháp nhân phát hành

5.1. Hối phiếu thương mại do doanh nghiệp phát hành

5.2. Hối phiếu ngân hàng do ngân hàng phát hành

6. Phân theo nghiệp vụ Chấp nhận

6.1. Hối phiếu chưa được ký chấp nhận

6.2. Hối phiếu đã được ký chấp nhận

So sánh hối phiếu và sẽ năm 2024

​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX