So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

Bạn đang xem: Giáo Án So Sánh Chiều Dài Của 2 Đối Tượng Chủ Đề Thực Vật, GiáO ÁN Toán So Sánh Chiều Dài Của 2 Đối Tượng Tại 1 phút tiết kiệm triệu niềm vui

– Trẻ biết so sánh, nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng.

Bạn đang xem: Giáo án so sánh kích thước của 2 đối tượng

Đang xem: Giáo án so sánh chiều dài của 2 đối tượng chủ đề thực vật

– Biết sử dụng đúng các từ : dài bằng nhau, dài hơn, ngắn hơn.

– Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.

2.Kĩ năng:

– Luyện kĩ năng so sánh chiều dài giữa 2 đối tượng.

– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ

3.Thái độ:

– Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt Phần Mềm Activinspire, Download Activinspire

II.Chuẩn bị.

*Đồ dùng của cô:

– Nhạc các bài hát trong chủ đề.

– Giáo án điện tử.

– Một số túi cát cho trẻ ném.

*Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ có 1 rổi trong có: 3 băng giấy trong đó băng giấy đỏ và băng giấy vàng dài bằng nhau, còn băng giấy xanh dài hơn.

So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

6 trang

So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

hanhnguyen.nt

So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

1903

So sánh kích thước 2 đối tượng màu giáo bé

0Download Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượng”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Dạy trẻ so sánh chiều dài của 2 đối tượngI. Mục đích yêu cầu.1.Kiến thức:- Trẻ biết so sánh, nhận biết sự giống nhau và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng.- Biết sử dụng đúng các từ : dài bằng nhau, dài hơn, ngắn hơn.- Dạy trẻ kĩ năng so sánh chiều dài của 2 đối tượng.2.Kĩ năng:- Luyện kĩ năng so sánh chiều dài giữa 2 đối tượng.- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ3.Thái độ:- Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động.II.Chuẩn bị.*Đồ dùng của cô:- Nhạc các bài hát trong chủ đề.- Giáo án điện tử.- Một số túi cát cho trẻ ném.*Đồ dùng của trẻ:- Mỗi trẻ có 1 rổi trong có: 3 băng giấy trong đó băng giấy đỏ và băng giấy vàng dài bằng nhau, còn băng giấy xanh dài hơn.III. Cách tiến hành.- Hoạt động của côHoạt động của trẻ1.Ổn định tổ chức:- Cô và trẻ cùng trò chuyện và hướng vào nội dung bài học.2.Phương pháp hình thức tổ chức:* Ôn nhận biết sự khác nhau rõ nét về kích thước của 2 đối tượng(không nhận biết bằng sự so sánh).- Cô cho trẻ thi nhảy xa và thi ném túi cát sau đó cho trẻ nhận xét xem bạn nào nhảy xa hơn, bạn nào ném xa hơn.*Dạy trẻ nhận biết, so sánh được sự giống và khác nhau về chiều dài của 2 đối tượng:*Dạy trẻ kĩ năng so sánh và hình thành mối quan hệ bằng nhau:- Cho trẻ tìm 2 băng giấy có chiều dài bằng nhau(đỏ và vàng).- Cô hỏi trẻ:+ Con tìm được 2 băng giấy màu gì?(màu đỏ, màu vàng).+ Chúng như thế nào so với nhau?+ Đây là chiều rộng của băng giấy còn đây là chiều dài của băng giấy.+ Để biết ai chọn đúng, ai chọn sai các con hãy chồng 2 băng giấy đã chọn lên sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu của băng giấy trùng nhau, ở đầu kia các con thấy băng giấy nào có phần thừa ra không?+ Vậy 2 băng giấy này có dài bằng nhau không?(Vì sao?)=> Cô chốt lại: 2 băng giấy vừa khít không có phần thừa ra đúng là chúng dài bằng nhau.*Trẻ sử dụng kĩ năng so sánh để nhận biết sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.- Cho trẻ nhận xét xem trong rổ có gì?- Cô cho trẻ lấy băng giấy màu xanh ra so sánh với băng giấy màu đỏ. Cho trẻ nhận xét xem 2 băng giấy này như thế nào(Vì sao)?- Cô hỏi trẻ:+ 2 băng giấy này có dài bằng nhau không?+ Băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu đỏ?+ Băng giấy màu đỏ có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh?+Băng giấy màu xanh và băng giấy màu đỏ băng giấy nào dài hơn?Băng giấy nào ngắn hơn?(Vì sao)?- Muốn biết băng giấy nào dài hơn các con hãy đặt chồng 2 băng giấy lên nhau sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu của băng giấy trùng nhau và ở đầu kia các con thấy băng giấy nào có phần thừa ra?(Một đầu trùng nhau, đầu kia có phần thừa ra).=>Cô chốt lại: Băng giấy màu xanh có phần thừa ra cho nên băng giấy màu xanh dài hơn và băng giấy màu đỏ ngắn hơn.- Các con nhìn xem trong rổ mình có gì nữa không?- Các con hãy cất băng giấy màu đỏ và lấy băng giấy màu vàng ra nào.- Các con đoán xem băng giấy màu xanh có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu vàng.Và băng giấy màu vàng có chiều dài như thế nào so với băng giấy màu xanh.- Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn(vì sao)?- Để kiểm tra xem băng giấy nào dài hơn cô mời các con hãy đặt chồng 2 băng giấy lên nhau sao cho chiều rộng trùng nhau, 1 đầu trùng nhau và so sánh đầu kia xem băng giấy nào có phần thừa ra?- Các con thấy thế nào?- Băng giấy nào dài hơn, băng giấy nào ngắn hơn(vì sao)? =>Cô chốt lại: Băng giấy màu xanh có phần thừa ra cho nên băng giấy màu xanh dài hơn và băng giấy màu vàng ngắn hơn.* Ôn luyện củng cố:+ Trò chơi 1: Dài hơn – ngắn hơn.- Cô nói tên gọi ->Trẻ nói kích thước.- Cô nói kích thước->trẻ nói tên gọi.- Cô tổ chức cho cả lớp chơi.+ Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh.- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.+ Cách chơi: Mỗi đội sẽ có một bức tranh, trên bức tranh sẽ có nhiều cặp đối tượng có kích thước dài – ngắn khác nhau, nhiệm vụ của các đội là lần lượt từng thành viên trong đội phải bật qua suối và lên khoanh tròn đối tượng có kích thước theo yêu cầu của cô. + Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được khoanh tròn một cặp đối tượng.- Đội 1: Tìm và khoanh những đối tượng dài hơn.- Đội 2: Tìm và khoanh những đối tượng ngắn hơn.- Cho trẻ chơi 1-2 lần.->nhận xét kết quả.3. Kết thúc:- Cô nhận xét và chuyển hoạt động.-Cô và trẻ cùng trò chuyệnTrẻ chơi nhảy xa và ném bao cát.-Trẻ tìm và so snhá 2 đối tượng_Trẻ trả lời cô.Trẻ thực hiện thao tác.Trẻ cất và lay bang giay vàng raTrẻ so sanh 2 băng giâyTrẻ choi theo yeu cau của côTrẻ chơi theo yeu cau của cô

so sánh chiều rộng hai đối tượng lớp bé

So sánh chiều rộng của 2 đối t­ượng

1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhận biết đư­ợc sự khác nhau về kích th­ư­ớc (chiều rộng) của 2 đối t­ượng.

- Rèn cho trẻ kỹ năng xếp chồng, so sánh, diễn đạt mạch lạc thuật ngữ toán học: Rộng hơn, hẹp hơn.

- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật.

2. Chuẩn bị:

- Nhạc có bài hát : Trời nắng trời mưa

- Mỗi trẻ: 3 tấm xốp ( 2 tấm xốp xanh rộng bằng nhau, tấm xốp đỏ rộng hơn).

- Tranh trò chơi 

3. Tiến hành:

Hoạt động 1 : So sánh sự khác nhau về chiều rộng của  2 đối t­ượng.

- Cho trẻ  hát bài trời nắng trời mưa và lấy rổ đồ dùng về ngồi thành 2 nhóm. Hỏi trẻ trong rổ có gì ? (3 tấm xốp : 2 màu xanh, 1 màu đỏ,)

- Cho trẻ xếp 2 tấm xốp màu xanh ra.

- Cho trẻ đặt chồng 2 tấm xốp màu xanh lên nhau và so sánh 2 tấm xốp màu xanh có chiều rộng như thế nào với nhau? (2 tấm xốp này có chiều rộng bằng nhau) Vì sao? Vì trùng khớp lên nhau không có chổ nào thừa ra)

Cất 1 tấm xốp màu xanh vào rổ và lấy 1 tấm xốp màu đỏ ra

 - Cho trẻ đặt chồng tấm xốp màu xanh chồng lên tấm xốp màu đỏ và so sánh 2 tấm xốp này có chiều rộng nh­ thế nào với nhau? Tấm xốp nào rộng hơn, tấm xốp nào hẹp hơn? Vì sao? ( Không bằng nhau, tấm xốp đỏ rộng hơn tấm xốp xanh vì tấm xốp đỏ thừa ra, tấm xốp xanh hẹp hơn tấm xốp đỏ vì tấm xốp xanh không trùng khớp tấm xốp đỏ)

- Gọi nhiều cá nhân. Cho trẻ diễn đạt dầy đủ thuật ngữ toán học.

Hoạt động 2:  Thử tài bé yêu

Trò chơi 1 : Ai chọn đúng: Cho trẻ chọn theo yêu cầu của cô :

+ Cô nói tên kích th­ước -  trẻ chọn và nói màu sắc 

+ Cô nói màu sắc – trẻ chọn và nói kích th­ước 

- Trò chơi 2: Ai thông minh

 Cô vẽ xuống sàn 2 rãnh nước khác nhau về chiều rộng. Cho từng nhóm trẻ chơi, khi cô nói rộng hơn hay hẹp hơn, trẻ phải nhảy ra "rãnh" rộng hơn hay hẹp hơn.

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú (2 phút)

Cô mở nhạc cho trẻ đến bên cô.

- Chào mừng các bé đến với chương trình “Bé vui học toán”. Về dự với chương trình của chúng ta hôm nay cô xin trân trọng giới thiệu có các cô giáo trong trường, cô cháu mình cùng nhiệt liệt chào mừng.

- Đến tham dự chương trình có 3 đội chơi: + Đội Gấu đen

+ Đội Thỏ hồng

+ Đội Mèo kitty.

Cô xin giới thiệu với các bạn chủ đề trong chương trình của chúng ta là “So sánh 2 đối tượng về kích thước độ lớn to hơn nhỏ hơn

Để không khí vui vẻ trước khi bước vào các phần thi chúng mình cùng chơi trò chơi “Con thỏ”

Cách chơi: Cô nói tên một số bộ phận, thức ăn, vận động của con thỏ các con chú ý lắng nghe và nói đặc điểm các bộ phận đó, thức ăn, vận động của con thỏ.

+ Cô nói: “ Tai thỏ, tai thỏ”

“Mắt thỏ, mắt thỏ”

“Thỏ ăn gì, ăn gì?”

“ Thỏ nhảy, thỏ nhảy”

Cô trò chuyện với trẻ về nội dung trò chơi:

+ Các con vừa chơi trò chơi nói về con gì?

+ Con thỏ sống ở đâu?

+ Ngoài ra trong rừng còn có những con vật nào khác nữa?

- Các con ạ! Có rất nhiều loại động vật sống trong rừng, mỗi con vật đều có một ngôi nhà riêng cho gia đình mình để biết được ngôi nhà của bác Gấu như nào! Cô mời các con cùng đến phần thi của chương trình phần thi được mang tên “Bé nào giỏi nhất” Nào cô Mai cùng các con đến thăm nhà bạn gấu nhé!

2. Hoạt động 2: (17-19 phút)

2.1. Ôn nhận biết hình chữ nhật, hình tam giác (Phần thi “Bé nào giỏi nhất”)

- Cô cùng trẻ đi thăm quan nhà bác Gấu.

Cô cho trẻ nhận xét ngôi nhà của bạn Gấu!

- Mái nhà bạn gấu màu gì? hình gì?

Cửa nhà màu gì? hình gì?

- Cho trẻ nói lại nhiều lần.

- Các con ạ! Để môi trường xung quanh nhà bạn Gấu luôn xanh sạch đẹp khi đến thăm quan nhà bác Gấu chúng mình không được ngắt lá bẻ cành, không vẽ lên tường của nhà bác Gấu nhé!

Qua phần thi thứ nhất cô thấy bạn nào cũng ngoan và giỏi. Và tất cả các bé đều xứng đáng được bước vào phần thi thứ 2 của chương trình đó là phần thi “ Bé thông minh”

2.2. Phần thi: Bé thông minh( Dạy trẻ so sánh 2 đối tượng về kích thước độ lớn to hơn nhỏ hơn)

- Các con ạ! có 1 câu chuyện rất hay kể về 2 anh em nhà gấu đấy, đó là truyện “Ai đáng khen nhiều hơn” Bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe nhé!.

- Cô kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng: Ở một nhà kia có 2 anh em gấu sống cùng mẹ. Bố đi làm xa nên cậu nào cũng muốn tỏ ra mình là đứa con ngoan nhất và đáng khen nhiều nhất (cô đưa 2 con gấu ra, cô giới thiệu với trẻ Gấu anh và Gấu em)

- Cô hỏi:

+ Gấu anh như nào so với Gấu em?

+ Gấu em như nào so với Gấu anh?

Để biết chính xác Gấu anh có to hơn Gấu em và Gấu em có nhỏ hơn Gấu anh không cô sẽ cho Gấu em trốn sau lưng Gấu anh cho các con quan sát nhé!

Cô đặt Gấu em trốn phía sau Gấu anh

+ Khi Gấu em trốn sau lưng Gấu anh các con có nhìn thấy Gấu anh hay không?

+Vì sao con lại không nhìn thấy Gấu em?

Cô giải thích cho trẻ biết vì Gấu anh to hơn nên đã che kín hết Gấu em đấy!

- Cho trẻ nói lại nhiều lần “ Gấu anh to hơn, Gấu em nhỏ hơn”

- Cô cho Gấu anh trốn sau lưng Gấu em và hỏi trẻ:

+ Chúng mình có nhìn thấy Gấu anh không?

+ Vì sao con lại nhìn thấy Gấu anh?

À đúng rồi! Gấu em nhỏ hơn nên không che khuất được Gấu anh. Vì vậy Gấu anh to hơn, Gấu em nhỏ hơn

Cô chỉ vào Gấu anh

Cô chỉ vào Gấu em

Cô kể tiếp: Chuẩn bị cho ngày sinh nhật của Gấu mẹ, Gấu mẹ bảo 2 anh em: Sáng nay, các con được nghỉ học, hai con ra đồng hái cho mẹ thật nhiều những bông hoa. Gấu anh hái cho mẹ những bông hoa to, còn Gấu em hái cho mẹ những bông hoa nhỏ. Đường xa các con đi nhớ phải cẩn thận nhé!.

- Cô và các con sẽ cùng đi hái hoa giúp anh em nhà Gấu nhé!

- Cô và trẻ xếp 2 bông hoa ra bảng

+ Các con xếp cho cô từ trái sang phải bông hoa màu đỏ rồi đến bông hoa màu vàng sát cạnh bông hoa màu đỏ.

+ Các con vừa xếp được những bông hoa màu gì?

+ Các con quan sát xem bông hoa màu đỏ như thế nào so với bông hoa màu vàng?

+ Bông hoa màu vàng như nào so với bông hoa màu đỏ?.

- Các con hãy đặt bông hoa mầu đỏ xuống trước và xếp chồng bông hoa màu vàng lên bông hoa mầu đỏ, điều gì xảy ra?

+ Các con có nhìn thấy bông hoa mầu đỏ không? Tại sao?

* Cô giải thích cho trẻ biết vì bông hoa màu vàng nhỏ hơn nên không che kín được bông hoa màu đỏ đấy vì vậy bông hoa màu vàng nhỏ hơn, bông hoa màu đỏ to hơn.

- Cô cho trẻ nói lại “ Bông hoa màu đỏ to hơn, bông hoa màu vàng nhỏ hơn”

- Các con hãy đặt bông hoa mầu vàng xuống trước, xếp chồng bông hoa mầu đỏ lên bông hoa mầu vàng, điều gì xảy ra?

+ Các con có nhìn thấy bông hoa mầu vàng không? Tại sao?

* Cô giải thích cho trẻ biết vì bông hoa màu đỏ to hơn nên che kín hết bông hoa màu vàng đấy vì vậy bông hoa màu đỏ to hơn, bông hoa màu vàng nhỏ hơn.

- Cô cho trẻ nói ‘ Bông hoa màu đỏ to hơn, bông hoa màu vàng nhỏ hơn”

Các con ạ! Chúng mình đã hái được bông hoa to và bông hoa nhỏ giúp 2 anh em bạn Gấu rồi đấy! Cô khen các con nào! Bây giờ các con nghe thật tinh cô nói bông hoa nào các con giơ thật nhanh bông hoa đó lên cho cô nhé!

- Cô nói hoa màu vàng

- Cô nói hoa màu đỏ

- Cô nói “bông hoa to hơn”

- Cô nói “ bông hoa nhỏ hơn”

Vừa rồi cô thấy các con đã chú ý lắng nghe cô kể chuyện bạn nào cũng thông minh trả lời chính xác câu hỏi mà cô đưa ra, cả 3 đội đã xuất sắc vượt qua phần thi thứ 2 bây giờ chúng mình hãy đến phần thi thứ 3 đó là phần thi “ Bé trổ tài

2.3 Phần thi : Bé trổ tài ( Luyện tập)

* Trò chơi: Chung sức

Các con ơi! 2 anh em gấu cũng đã hái được nhiều hoa. Mẹ bạn Gấu tặng cho 2 anh em nhà Gấu mỗi anh em một chiếc giỏ.

+ Các con nhìn xem giỏ của Gấu anh như thế nào?

+ Giỏ của Gấu em như thế nào?

Và đây là những bông hoa mà hai anh em Gấu hái được. Bây giờ các con hãy giúp anh em gấu mang hoa về nhà nhé!

Để tham gia trò chơi này cần có hai đội chơi (nam, nữ) mỗi đội 3 bạn; Đội nam lấy hoa to để vào giỏ to cho gấu anh, đội nữ lấy hoa nhỏ để vào giỏ nhỏ cho gấu em.

Cách chơi: Bạn đứng đầu hàng ở mỗi đội bật qua một con suối lên lấy một bông hoa để vào giỏ sau đó đi về đứng cuối hàng, bạn tiếp theo trong đội lại bật qua suối lên để lấy hoa để vào giỏ cứ như vậy cho đến hết nếu đội nào lấy đúng đội đó sẽ thắng cuộc.

- Thời gian là một bản nhạc.

- Cô quan sát động viên trẻ.

- Cô và trẻ cùng kiểm tra kết quả

* Trò chơi: Thi ai nhanh

Cô cho trẻ chọn bông hoa mà mình thích đem tặng mẹ bạn Gấu nhân ngày sinh nhật.

Khi cô nói hoa màu đỏ

Khi cô nói hoa màu vàng

- Cô kiểm tra kết quả

- Gấu mẹ cảm ơn các bạn nhé!

Các con ơi! Câu chuyện cô giáo kể cho các con nghe đến đây là hết rồi! Qua 3 phần thi cô thấy tất cả các bạn trong 3 đội chơi đều chú ý lắng nghe và trả lời chính xác các câu hỏi mà cô đưa ra. Tất cả các bé đều thông minh và học giỏi và phần thưởng mà chương trình giành tặng cho các bạn là một chuyến thăm quan vườn bách thú ở thủ đô Hà Nội!

3. Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút)

Cô cho trẻ hát bài “Nào mình cùng lên xe buýt ” ra ngoài.

- Trẻ đến bên cô!

- Trẻ hưởng ứng!

- Trẻ vỗ tay!

- Trẻ hưởng ứng!.

- Trẻ lắng nghe!

- Trẻ chơi cùng cô

- Trẻ nói “Rất dài dất dài”

- Trẻ nói “ Rất tinh, rất tinh”

- Trẻ nói và làm động tác “ Thỏ ăn cỏ”

- Trẻ nhảy và nói” rất nhanh rất nhanh”

- Con Thỏ ạ!

- Trong rừng ạ!

- Trẻ kể: Con voi, con Hươu, con Gấu ạ!

- Trẻ lắng nghe!

- Vâng ạ!

- Trẻ đi thăm quan nhà bạn Gấu cùng cô.

- Trẻ nhận xét

- Mái nhà màu đỏ hình tam giác ạ!,

- Cửa nhà màu xanh, hình chữ nhật ạ!.

- Cả lớp, (3 – 4) cá nhân nói!

- Vâng ạ!

- Trẻ hưởng ứng!

- Trẻ chú ý lắng nghe!

- Trẻ quan sát!

- Trẻ nói “Gấu anh to hơn ạ!” (2-3 trẻ trả lời)

- Trẻ nói “ Gấu em nhỏ hơn” (2-3 trẻ trả lời)

- Trẻ chú ý quan sát!

- Không ạ!

- Vì Gấu anh to hơn ạ!( 2-3 trẻ trả lời).

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe!

- Cả lớp, tổ, cá nhân nói

- Trẻ quan sát.

- Có ạ!

- Vì gấu em nhỏ hơn ạ! (2-3 trẻ trả lời).

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe!

- Trẻ nói “ Gấu anh to hơn”( Cả lớp, cá nhân trẻ nói)

- Trẻ nói “Gấu em nhỏ hơn” ( cả lớp, cá nhân trẻ nói)

- Trẻ lắng nghe!

- Vâng ạ!

- Trẻ cùng cô xếp 2 bông hoa ra bảng

- Trẻ trả lời : Bông hoa màu đỏ và bông hoa màu vàng ạ!

- Bông hoa màu đỏ to hơn bông hoa màu vàng ạ!

- Bông hoa màu vàng nhỏ hơn bông hoa màu đỏ ạ!.

- Trẻ xếp chồng bông hoa màu vàng lên bông hoa màu đỏ.

- Có ạ! Vì bông hoa màu vàng nhỏ hơn, bông hoa màu đỏ to hơn!.

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe!

- Cả lớp, tổ, cá nhân nói.

- Trẻ xếp chồng bông hoa màu đỏ lên bông hoa màu vàng

- 2-3 ý kiến nhận xét.

- Không ạ! Vì bông hoa màu đỏ to hơn, bông hoa màu vàng nhỏ hơn ạ!

- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe!

- Cả lớp nói, tổ, cá nhân.

- Trẻ vỗ tay!

- Trẻ giơ hoa màu vàng và nói “Hoa màu vàng nhỏ hơn” rồi để xuống bảng.

- Trẻ giơ hoa màu đỏ và nói “ Hoa màu đỏ to hơn” rồi để xuống bảng.

- Trẻ nói “hoa màu đỏ” và cất vào rổ.

- Trẻ nói “hoa màu vàng” và cất vào rổ

- Trẻ hưởng ứng!.

- Trẻ lắng nghe

- Giỏ của Gấu anh to hơn ạ!

- Giỏ của Gấu em nhỏ hơn ạ!

- Vâng ạ!

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ bật qua con suối lên lấy hoa to để vào rổ to, hoa nhỏ để vào rổ nhỏ.

- Trẻ kiểm tra cùng cô

- Trẻ chọn cho mình một bông hoa.

- Trẻ vừa đi vừa hát “ Mừng sinh nhật”!

- Trẻ nói “ hoa to hơn” và đặt vào rổ to

- Trẻ nói “hoa nhỏ hơn” và đặt vào rổ.

- Trẻ quan sát

- Trẻ nói “ Chúc mừng sinh nhật”

-Trẻ lắng nghe!

- Trẻ hưởng ứng

- Trẻ hát ra ngoài