So sánh lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải

Vùng lãnh hải và vùng nội thủy là 2 vùng biển tiếp giáp nhau,  đều là bộ phận hợp thành của lãnh thổ của quốc gia ven biển:

+ Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với vùng trời, biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trong vùng nội thủy và lãnh hải.

+ Quốc gia có quyền thực hiện quyền tài phán đối với các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài khi đi trong nội thủy và lãnh hải.

+ Đều phải tuân theo pháp luật quốc gia.

Xem thêm:

Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa hai vùng này:

1. Về khái niệm

(i) Vùng lãnh hải: Điều 3 Công ước về luật biển 1982: “Lãnh hải là cùng biển phía ngoài nội thủy, có chiều rộng tối đa không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở”

(ii) Vùng nội thủy: Điều 8, khoản 1 , Công ước về luật biển 1982: “Nội thủy là các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”

2. Về chế độ pháp lý

(i) Vùng lãnh hải:

– Chủ quyền không tuyệt đối như nội thủy. Quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải

– Thừa nhận quyền “qua lại không gây hại”

(ii) Vùng nội thủy:

– Các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối như trên đất liền (chủ quyền này bao chùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đáy biển, lòng đất dưới đáy biển).

– Mọi sự vào ra của nội thủy của tàu thuyền, phương tiện khác bay nước ngoài trên vùng trời thì đểu phải xin phép theo quy định pháp luật của nước ven biển

3. Về thẩm quyền tài phán

(i) Vùng lãnh hải:

– Đối vs tàu quân sự: được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ khi qua lại không gây hại QG ven biển. Nếu vi phạm sẽ, QG ven biển có quyền yêu cầu tàu rời khỏi lãnh hải, chịu mọi trách nhiệm.

– Tàu dân sự:

+ Quyền tài phán hình sự: không được tiến hành bắt giữ hay tiến hành dự thẩm 1 vụ vi phạm trên tàu khi nó đi qua lãnh hải , trừ khi

++ Hậu quả của vụ vi phạm ảnh hưởng tới QG ven biển

++ Vụ vi phạm có tính chất phá hoại hòa bình, an ninh trật tự của QG ven biển,

++ Nếu được thuyền trưởng hoặc viên chức NG, lãnh sự của QG mà tàu mang cờ yêu cầu (Điều 27 Công ước về luật biển 1982)

+ Quyền tài phán về dân sự: (Điều 28 Công ước về luật biển 1982)

++ Không có quyền bắt tàu dừng lại hoặc thay đổi hành trình hoặc áp dụng các biện pháp bảo đảm để thực hiện quyền tài phán dân sự đối vs 1 người trên tàu, trừ  khi tàu k thực hiện, k thực hiện theo thỏa thuận các nghĩa vụ dân sự. 

(ii) Vùng nội thủy:

– Đối với tàu quân sự: có quyền áp dụng trong trường hợp:  (Điều 25 Công ước về luật biển 1982)

+ Người thực hiện hành vi không phải là thủy thủ và nạn nhân là nhân viên của tàu.

+ Người chủ mưu và nan nhân không phải thủy thủ tàu. Nếu vi phạm PL hình sự bên ngoài tàu có thể bị bắt giữ và tuy tố theo pháp luật QG ven biển

– Đối vs tàu thuyền thương mại:

+ Người có hành vi không phải là thủy thủ đoàn tàu.

+ Khi được thuyền trưởng hoặc đại diện ngoại giao, lãnh sự của QG treo cờ yêu cầu.

+ Hậu quả của vụ vi phạm ảnh hưởng đến QG ven biển.

Giải thích thêm: Quyền đi lại không gây hại: Quyền này cho phép các nước khác có quyền đi qua vùng lãnh hải của quốc gia ven biển không phải xin phép trước với điều kiện họ không tiến hành bất cứ hoạt động gì gây ra thiệt hại cho quốc gia đó như:   gây tổn hại đến hòa bình, an ninh trật tự hoặc những lợi ích chính đáng khác của quốc gia ven biển và phải tuân theo quy định chi tiết trong Mục 3, Điều 19 của Công ước. Các quốc gia ven biển có quyền ấn định, phù hợp với Công ước Luật Biển 1982 các tuyến đường hàng hải, quy định việc phân chia luồng giao thông trên biển dành cho tàu nước ngoài khi đi qua lãnh hải nước mình. Trường hợp có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền tạm thời đình chỉ việc “Đi qua không gây hại”, nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia của mình.

QPTD -Thứ Hai, 21/03/2011, 01:20 (GMT+7)

Quy chế pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải trong luật pháp quốc tế và Việt Nam

Khái niệm và quy chế pháp lý đối với Vùng tiếp giáp lãnh hải đã được đề cập cụ thể trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật Biển 1982); theo đó:

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải; tại đó, quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tầu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33).

Theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, có thể hiểu: phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải bắt đầu được tính từ đường ranh giới bên ngoài của lãnh hải - biên giới của quốc gia ven biển - hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng không quá 24 hải lý. Như vậy, đối với những quốc gia chỉ quy định phạm vi lãnh hải của mình rộng 3; 4 hoặc 5 hải lý, thì vùng tiếp giáp lãnh hải mà quốc gia đó được hưởng theo quy định của Công ước Luật Biển 1982, có thể là 21 hải lý hoặc 20 hải lý hoặc 19 hải lý.

Nguồn gốc sự ra đời của vùng tiếp giáp lãnh hải xuất phát từ nhu cầu kiểm soát thuế quan, chống lại các hoạt động buôn lậu và đảm bảo an ninh trên vùng biển của các quốc gia ven biển.

Về chế độ pháp lý: Công ước Luật Biển 1982 quy định, quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp lãnh hải, nhằm:

- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển không có đầy đủ mọi quyền tài phán. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền, như: tiến hành các biện pháp kiểm soát cần thiết, nhằm ngăn chặn sự vi phạm các luật hay quy định của quốc gia đó về hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trong phạm vi lãnh thổ hay lãnh hải của mình; trừng phạt sự vi phạm các luật và quy định đối với các lĩnh vực nói trên đã được thực hiện trong lãnh thổ hay lãnh hải của quốc gia đó. Do vùng tiếp giáp lãnh hảivùng tiếp giáp lãnh hải, mà không có sự cho phép của quốc gia ven biển sẽ được coi là vi phạm pháp luật trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó, và vì vậy, quốc gia ven biển có quyền trừng trị sự vi phạm này. nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, nên quốc gia ven biển cũng có chủ quyền về khai thác, thăm dò các tài nguyên biển vì mục đích hòa bình ở vùng biển này. Ngoài ra, Điều 303 của Công ước Luật Biển 1982 còn quy định, đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ thì mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc

Đối với Việt Nam, trong tuyên bố ngày 12-5-1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam đã nêu rõ:

Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.

Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Tuyên bố trên của Chính phủ nước ta về vùng tiếp giáp lãnh hải, sau này tiếp tục được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật Biên giới Quốc gia (2003) và các văn bản dưới luật khác; cho thấy, những quy định pháp lý về vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với những quy định trong Công ước Luật Biển 1982 về vùng tiếp giáp lãnh hải.

VŨ NGỌC MINH

Thứ sáu, 01/07/2011 09:51

Vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền về kinh tế

Khái niệm Vùng tiếp giáp lãnh hải và Vùng đặc quyền về kinh tế cũng như quy định chủ quyền pháp lý đối với hai vùng biển này đã được đề cập khá cụ thể trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Luật Biển năm 1982); theo đó:

Vùng tiếp giáp lãnh hải, là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải, có chiều rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải.

Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có thể thi hành sự kiểm soát cần thiết, nhằm:

- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;

- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.

Việc Luật Biển năm 1982 quy định thẩm quyền nêu trên nhằm tạo điều kiện để quốc gia ven biển ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm có thể xảy ra; đồng thời, nâng cao khả năng bảo vệ chủ quyền biển của quốc gia ở vùng nội thủy và lãnh hải. Như vậy, Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Điều 2): "Thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong phạm vi vùng biển rộng 12 hải lý tiếp liền với lãnh hải và tạo với lãnh hải một vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khóa, và nhằm bảo đảm sự tuân thủ các quy định về y tế, di cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc lãnh hải Việt Nam" là hoàn toàn phù hợp với quy định của Luật Biển năm 1982.

Vùng đặc quyền về kinh tế, là một vùng biển nằm ở ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, được mở rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Trong Vùng đặc quyền về kinh tế, quốc gia ven biển có:

- Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

- Quyền tài phán theo đúng những quy định của Công ước (Tạp chí Quốc phòng toàn dân đã đề cập trong Số 12-2009, trang 114-115).

Trong Vùng đặc quyền về kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển được hưởng: quyền tự do hàng hải; quyền tự do hàng không; quyền tự do lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm; quyền tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế phù hợp quy định của Công ước (do Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời nằm trong phạm vi Vùng đặc quyền về kinh tế, nên các quyền này của các quốc gia cũng được áp dụng cho Vùng tiếp giáp lãnh hải).

Vùng đặc quyền về kinh tế là một chế định pháp lý mới, lần đầu tiên được ghi nhận trong Luật Biển năm 1982. Nó không phải là lãnh hải (nằm ngoài lãnh hải) và cũng không phải là một phần của biển cả, vì phạm vi áp dụng của phần Biển cả (phần VII) của Luật Biển năm 1982, không áp dụng cho Vùng đặc quyền về kinh tế.

Vùng đặc quyền về kinh tế là một vùng đặc thù; trong đó, quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế, được quy định bởi Công ước, mà không chia xẻ với các quốc gia khác. Song, đây là vùng chuyển tiếp giữa lãnh hải và biển cả, hay một "vùng chủ quyền giới hạn". Do vậy, Luật Biển năm 1982 đã dành một dung lượng khá lớn (từ Điều 55 đến Điều 75) để cụ thể hóa các khái niệm, thẩm quyền trong việc khai thác tài nguyên sinh vật, bảo tồn các nguồn lợi biển; xây dựng, lắp đặt, khai thác và sử dụng các công trình biển; nghiên cứu khoa học biển; bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không; quyền hạn để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự các nguồn gây ô nhiễm đối với môi trường biển; phân định ranh giới Vùng đặc quyền về kinh tế giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau; các hải đồ và các bản kê các tọa độ địa lý; v.v.

Tuy nhiên, theo chuyên gia của nhiều nước, thực chất việc quy định chế độ pháp lý đối với Vùng đặc quyền về kinh tế được nêu trong Luật Biển năm 1982 thể hiện sự "thỏa hiệp" giữa nhóm các nước đang phát triển và một số cường quốc biển; giữa quyền lợi của quốc gia ven biển với quyền lợi chung của cộng đồng quốc tế; giữa thuyết chủ quyền quốc gia và thuyết tự do hàng hải..., nên chưa thể giải quyết được tất cả những vấn đề phức tạp trên Vùng biển này. Do vậy, những vấn đề nảy sinh, mâu thuẫn, bất đồng cần được các quốc gia ven biển và liên quan giải quyết thông qua thương lượng, trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia ven biển, quyền và lợi ích chính đáng của các quốc gia liên quan, mà Luật Biển năm 1982 quy định.

Nguồn Tạp chí Quốc phòng toàn dân