Đặt một câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp so sánh

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏiAi?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặcvật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì?Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏilà gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữchỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏilà gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc cáctừ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏilàm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữchỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

-Trả lời cho câu hỏithế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?:Bạn Nam

Là gì?:Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?:Đàn trâu

Làm gì?:đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?:đi đủng đỉnh trong rừng.

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

2.Dấu hiệunhận biếtbiện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏiAi?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặcvật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì?Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏiAi? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏilà gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữchỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏilà gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc cáctừ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏilàm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữchỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

-Trả lời cho câu hỏithế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?:Bạn Nam

Là gì?:Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?:Đàn trâu

Làm gì?:đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?:đi đủng đỉnh trong rừng.

So sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhằm đối chiếu các sự vật, sự việc này với các sự vật, sự việc khác giống nhau trong một điểm nào đó với mục đích tăng sức gợi hình và gợi cảm khi diễn đạt.

2.Dấu hiệunhận biếtbiện pháp so sánh

Từ khái niệm biện pháp so sánh là gì trên đây, chúng ta cùng tìm hiểu về những dấu hiệu và đặc điểm của biện pháp so sánh qua việc xem xét một số ví dụ cụ thể dưới đây.

Phân tích ví dụ: Đôi mắt trong vắt như nước mùa thu

=> Sự vật được so sánh: Đôi mắt

=> Từ so sánh: như

=> Sự vật được dùng để so sánh: nước mùa thu

Dựa vào ví dụ trên có thể thấy rằng, cấu tạo của một câu có sử dụng biện pháp tu từ so sánh bao gồm: vế được so sánh và vế để so sánh. Giữa hai vế so sánh thường có dấu câu hoặc từ so sánh. Một số từ so sánh là: như, tựa như, như là, giống như, bao nhiêu…bấy nhiêu.

Dấu hiệu của biện pháp so sánh là gì? Đặc điểm của biện pháp so sánh như nào? – Để phân biệt trong câu có sử dụng biện pháp so sánh hay không, cần dựa vào các căn cứ:

Có chứa các từ so sánh như: như, giống như, như là, bao nhiêu….bấy nhiêu, không bằng….Nội dung: có 2 sự vật có điểm tương đồng được so sánh với nhau.

Câu hỏi: Đặt câu có hình ảnh nhân hóa lớp 3

Trả lời:

- Nànghoa hồng thật là xinh đẹp!

-Trong vườn, chị hoa mai là rực rỡ nhất khi mùa xuân về.

-Bác hoa xoan là loài hoa lớn tuổi nhất trong vườn.

-Trời mưa mát mẻ, hoa loa kèn thích thú vẫy vẫy những cánh hoa như đang nhảy múa.

-Hoa hồng gửi tặng cho bé mùi hương tuyệt vời.

-Hoa đào mặc chiếc áo hồng, hớn hở chào mùa xuân về.

-Những bông hoa cúc vàng, đủng đỉnh rửa mặt với sương sớm.

Các em cùng Top lời giải tìm hiểu thêm những kiến thức hữu ích về biện pháp nhân hoá nhé!

1. Khái niệm

Nhân hóa chính là biện pháp tu từ trong đó miêu tả đồ vật, cây cối, các hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ thường được sử dụng cho con người. Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.

2. Cácbiện pháp nhân hóa

* Dùng đại từ chỉ người để gọi sự vật

Đây là hình thức nhân hóa phổ biến nhất, trong đó, gọi các sự vật, con vật, đồ vật bằng các đại từ chỉ người như cô, dì, chú, bác, ông, bà… Cách gọi này khiến sự vật trở nên gần gũi và thân thuộc hơn rất nhiều.

* Dùng từ chỉ người để chỉ sự vật

Ví dụ: Gà trống nghêu ngao hát.

Trong bài hát này chúng ta bắt gặp hình ảnh nhân hóa chính là chú gà trống.

* Dùng từ tả hành động, tính cách của người để miêu tả sự vật

Đây là hình thức nhân hóa đem lại hiệu quả nghệ thuật cao, tạo nên nhiều tầng, lớp nghĩa, tăng tính gợi hình, gợi cảm cho lời văn, ý thơ, khiến các sự vật trở nên sinh động hơn rất nhiều.

Ví dụ: Mặt trời soi rực rỡ, gió đùa tóc em bay

Trong câu văn trên, hành động “trêu đùa” của con người được sử dụng cho “gió”, khiến gió trở thành một đối tượng tinh nghịch và có tình cảm, cảm xúc riêng.

Trong hình thức nhân hóa “miêu tả” này, chúng ta thường gặp 4 kiểu tả sau đây: tả ngoại hình, tả hành động, tả tâm trạng và tả tính cách.

Ví dụ:

+ Tả hành động: “Ông mặt trời trốn sau đám mây”.

Trong câu văn này, hành động “trốn” của con người được dùng để miêu tả mặt trời.

+ Tả tâm trạng: “Mèo con buồn rầu ủ rũ nằm dưới mái hiên nhà”

Trong câu văn này, “buồn rầu ủ rũ” vốn là từ dùng để diễn tả tâm trạng của con người lại được dùng cho mèo con, biến nó trở thành đối tượng có tình cảm, tâm tư riêng.

+ Tả ngoại hình: “Con đường uốn mình qua những cánh đồng lúa vàng rực rỡ”.

Trong câu văn này, “uốn mình” được dùng để miêu tả vẻ đẹp mềm mại của con đường.

+ Tả tính cách: “Chim công nom thật đỏm dáng làm sao!”

Trong câu văn này, “đỏm dáng” dùng để miêu tả vẻ đẹp phô trương, màu mè và sặc sỡ của chim công giống như những anh chàng hào nhoáng, thích chăm chút vẻ ngoài.

* Xưng hô vật như với con người

Đây là hình thức nhân hóa thường được áp dụng khi nhân vật đang độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

“Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

Trong câu thơ này, tác giả đang trò chuyện với “nhện” như một con người hay chính là hình thức độc thoại để diễn tả nỗi nhớ quê hương của mình. Hình thức nhân hóa này giúp nêu bật tâm trạng cô đơn, lẻ loi của tác giả nơi đất khách quê người.

3. Tác dụng của biện pháp nhân hóa

Phép nhân hóa đóng vai trò quan trọng trong văn học và đời sống của con người, nhằm mục đích:

Giúp các sự vật, hiện tượng trở nên sinh động, gần gũi hơn với con người.

Giúp các sự vật, hiện tượng có thể biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.

4.Ví dụ về nhân hóa

Ví dụ về nhân hóa trong thơ ca

Cây dừa xanh toả nhiều tàu

Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm

Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao

Tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng nhiều biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên gồm: dang tay, gật đầu.

Ví dụ phép nhân hóa trong truyện ngắn, tiểu thuyết.

“Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng”

[Trích tác phẩm Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành].

5. Cách nhận biết phép tu từ nhân hóa

Để phân tích và nhận biết được đâu là biện pháp tu từ nhân hóa, các em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chỉ ra dấu hiệu gồm sự vật, hiện tượng, loài vật nào được nhân hóa và từ ngữ nào dùng để nhân hóa.

Bước 2: Nêu tác dụng của từ ngữ nhân hóa đó.

Đối với việc miêu tả sự vật: Có tác dụng khiến sự vật trở nên gần gũi với con người.

Đối với việc biểu thị tư tưởng, tình cảm: Tác dụng tư tưởng tình cảm của sự vật và của tác giả muốn nói đến.

6. Viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá

-Không khí buổi sáng thật mát dịu và trong lành. Bầu trời được tô điểm những sắc màu kỳ diệu của thiên nhiên. Những chị mây khoác những chiếc áo trắng dậy sớm để lên núi dạo chơi. Những giọt sương tinh nghịch đang đùa vui nhảy nhót trên những nụ hoa và trên những chiếc lá non. Ông mặt trời vươn vai sau một giấc ngủ dài đánh thức vạn vật bắt đầu ngày mới. Còn trên những cành cây cao chị gió mải miết rong chơi nô đùa cùng hoa lá. Bầy chim cũng đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên thật đẹp, thật sống động.

- Tôi yêu nhất bầu trời buổi sáng mùa thu, thích cái sự trong trẻo đặc biệt của nền trời xanh thăm thẳm, tạo cảm giác vừa cao lại vừa rộng lớn, khoáng đạt vô cùng. Chẳng biết chị mây ngủ quên hay lại vân du nơi nào mà cũng lười tô điểm, để lại một bầu trời đơn sắc , thi thoảng mới có một chú chim bay vụt qua, chắc vội đi kiếm ăn mà quên cả cất tiếng hát như thường lệ . Ông mặt trời dậy sớm hơn thường lệ , mới hơn sáu giờ nhưng đã tỏa ra những tia nắng ấm áp, xua đi cái khí lạnh của đêm qua. Anh chàng gió vẫn như thường ngày, phiêu du tự tại , đem về những làn gió dịu nhẹ làm cho bầu không khí buổi sớm thật trong lành và mát mẻ. Một buổi sáng như thế, an lành làm sao!

- Tôi thường thức giấc vào lúc sáu giờ kém để chuẩn bị đến trường, lúc này là khoảng thời gian mà tôi cảm thấy thoải mái nhất nhất. Mở cửa ra, trước mắt hiện lên một khung cảnh thật xinh đẹp. Bầu trời mang một màu xanh lam nhàn nhạt, chị Mây duyên dáng tô điểm thêm trên nền trời ấy vài gợn mây trắng xóa . Ông mặt trời vươn vai tỉnh giấc sau giấc ngủ thật dài, mỉm cười hé ra những tia nắng ấm áp đầu tiên để đón chào một ngày mới . Trước sân những khóm thược dược đua nhau khoe sắc, thu hút biết bao nhiêu nàng bướm trắng, bướm vàng về dạo chơi , rồi họ hàng nhà ong đua nhau về kiếm mật. Trong cái khí trời trong lành và mát mẻ ấy, chú gà trống với bộ lông màu đỏ tía dang đôi cánh to khỏe vỗ phành phạch rồi vươn cổ cất một tiếng gáy thật dài để chào buổi sáng, một buổi sáng tuyệt vời.

- Sáng sớm mùa thu, bầu trời hiện ra với một vẻ đẹp trong trẻo đến lạ lùng. Bầu trời cao vợi vợi, nền trời xanh thẳm, mấy chị mây trắng chẳng biết đã dạo chơi đến nơi nào, mà trời trong xanh chẳng có một gợn mây. Ông mặt trời chắc còn đang ngái ngủ, mới chỉ lấp ló ở đằng đông, chậm rãi xuất hiện , vài tia nắng đầu tiên mang màu vàng nhạt tinh nghịch nhảy nhót trên mặt đất . Chàng gió mang theo cái lành lạnh thổi qua, làm mấy chị Hồng, chị Cúc trước sân khẽ run rẩy . Phía nam, họ hàng nhà chim từ đâu bay đến, ca lên những khúc ca rộn rã như để chào đón một buổi sáng tốt lành.