So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Bài báo viết: Ngày 17.2.1979, Trung Quốc phát động chiến tranh biên giới đánh vào Việt Nam. Không ít người cho rằng quân đội Trung Quốc dễ dàng tiến vào lãnh thổ Việt Nam là do lúc đó họ có ưu thế về số lượng. Ước tính lúc đó Trung Quốc có khoảng 4 triệu quân, gấp mấy lần quân đội Việt Nam. Hai là quân đội Trung Quốc sử dụng vũ khí tiên tiến hơn quân đội Việt Nam, đặc biệt là ưu thế của vũ khí...

So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Ống phóng Type 69 của quân đội Trung Quốc.

Nhưng thông qua các tài liệu lịch sử, tờ Toutiao cho rằng tình hình không phải như vậy. Nguyên nhân thật sự lại ngược lại, trong quá trình giao chiến, quân đội Trung Quốc sử dụng rất nhiều vũ khí không bằng Việt Nam. Bởi vì khi Trung Quốc phát động chiến tranh với Việt Nam, Việt Nam cũng vừa kết thúc chiến tranh chống Mỹ chưa lâu, thu được không ít vũ khí trang bị tiên tiến của Mỹ. Sau đó Việt Nam và Liên Xô kết đồng minh, lại được Liên Xô chuyển cho rất nhiều vũ khí tiên tiến.

Lấy súng làm ví dụ, đương thời bộ binh Trung Quốc trang bị phổ biến súng K67 và K67-1 cỡ 7,62mm mà quân đội Việt Nam phổ biến trang bị súng AKM của Liên Xô. So sánh về tính năng của hai khẩu súng, khẩu K67 do Trung Quốc sản xuất lạc hậu hơn rất nhiều so với khẩu AKM. Thứ nhất là nòng súng K67 có độ bền kém, khả năng bắn liên tục kém. Trong khi đó nguyên lý thiết kế của AKM tiên tiến, nòng súng thiết kế khéo léo, mỗi khẩu súng đều có kèm một nòng dự phòng, hễ xuất hiện tình huống bắn nhiều nòng quá nóng liền có thể thay thế nòng khác.

Thứ hai là K67 sử dụng công nghệ gia công lạc hậu, chẳng hạn giá súng sử dụng các bộ phận hoàn toàn bằng kim loại cắt gọt, không những lãng phí vật liệu mà cũng tăng thêm trọng lượng súng. Còn AKM sử dụng các linh kiện được tạo bằng công nghệ dập.

So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Súng cá nhân của lính Trung Quốc.

Xét về ống phóng hỏa tiễn, đương thời quân Trung Quốc trang bị ống phóng 40mm Type 69. Ngoài việc dùng để bắn xe tăng ra thì các mục tiêu kiên cố như lô cốt, ụ súng cũng là đối tượng bắn của nó. Mỗi đại đội bộ binh trang bị 6 ống phóng Type 69, trong thời chiến có lẽ lâm thời phối thuộc tăng cường đến những tiểu đội đảm nhiệm chủ công, trung đội thực hiện nhiệm vụ công kiên. Mỗi một khẩu này có một xạ thủ chính và một xạ thủ phụ, mang theo 8 quả đạn.

Trong khi đó quân đội Việt Nam thời ấy cũng trang bị hỏa tiễn chống tăng 40mm nhưng lại là B41 Mỹ chế tạo. Biên chế hỏa tiễn của Việt Nam khác quân Trung Quốc. Phía Việt Nam trang bị đến cho tận từng tiểu đội bộ binh, như vậy mỗi đại đội có 9 khẩu, cho nên hỏa lực mạnh hơn đại đội bộ binh của Trung Quốc.

Không chỉ thế, Type 69 còn tồn tại những nhược điểm như độ chính xác và độ tin cậy kém, uy lực không đủ. Đối mặt với công sự và cứ điểm của quân đội Việt Nam kiên cố, có lúc hỏa tiễn của Trung Quốc cơ bản “gặm” không nổi, quân lính có lúc không thể không phát huy “truyền thống cũ” là sử dụng bộc phá, chấp nhận nguy hiểm tính mạng để tiếp cận cứ điểm đối phương. Điều đó rõ ràng cũng là một nguyên nhân làm tăng thương vong.

Đương nhiên thời đó vũ khí Trung Quốc cũng không phải là luôn luôn không bằng Việt Nam. Chẳng hạn Trung Quốc nhập khẩu từ phương Tây radar pháo binh tiên tiến hơn Việt Nam, trong tác chiến đã phát huy tác dụng lớn. Tuy nhiên trong cuộc chiến này, Trung Quốc đã phải trả cái giá thương vong lớn. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thương vong đó là bộ phận vũ khí nhẹ lạc hậu hoặc sử dụng không được. Từ bài học kinh nghiệm trong chiến tranh Việt - Trung đã cung cấp cho sự nghiệp công nghiệp quốc phòng Trung Quốc những phương hướng chỉ dẫn và tham khảo giá trị.

Hải quân Việt Nam diễu binh trong buổi lễ tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng 11/2017

Quân đội Việt Nam thoạt đầu có thể khiến Trung Quốc 'dập mũi' trong đụng độ ngắn trên Biển Đông, nhưng sẽ thất bại nếu lâm vào xung đột cường độ cao và kéo dài.

Đó là nhận định của ông Prashanth Parameswaran, biên tập viên cao cấp của The Diplomat, tạp chí chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại châu Á - Thái Bình Dương.

Trong email trả lời BBC hôm 28/3, ông Parameswaran cho rằng với tiềm lực quân sự quá khiêm tốn trước Trung Quốc, Việt Nam chỉ có thể cầm giữ trong cuộc đối đầu ngắn.

Thế nhưng, theo ông, xác suất một cuộc xung đột quân sự cường độ cao kéo dài là rất khó xảy ra giữa hai nước.

Thay vào đó, có thể chỉ là một cuộc đối đầu trên biển tương tự như hồi tháng 5/2014 sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan dầu HD 981.

So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Nguồn hình ảnh, LE QUANG NHAT/AFP/Getty Image

Chụp lại hình ảnh,

Liệu kịch bản đụng độ mùa hè 2014 có xảy ra vào mùa hè 2018?

Đồng tình với quan điểm này, Derek Grossman, nhà nghiên cứu quốc phòng của Rand Corporation, nói với BBC hôm 29/3:

"Có lẽ kịch bản có khả năng xảy ra nhất là một sự đụng độ giữa thuyền đánh cá dẫn đến sự can thiệp của cảnh sát biển Trung Quốc và Việt Nam, và có thể leo thang từ đó,"

Tuy nhiên, nếu Bắc Kinh quyết định tăng sức ép, Việt Nam sẽ gặp rắc rối khi phải tiến hành và duy trì tác chiến trên Biển Đông.

Lý do là Việt Nam có quá ít, thậm chí không có kinh nghiệm, hoạt động trong khu vực cả trên không và trên biển, ông Grossman, người từng phụ trách thông tin về an ninh châu Á Thái Bình Dương tại Lầu Năm Góc, nhận định.

Chụp lại video,

Không quân TQ ‘sẵn sàng cho chiến tranh’ ở Biển Đông

Quân đội Việt Nam có những đặc điểm gì?

Trong bài viết với tiêu đề "Quân đội Việt Nam có thể chống chọi trước Trung Quốc trên Biển Đông?" hồi, ông Grossman phân tích cụ thể những điểm mạnh và yếu của Việt Nam, trước khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.

Đầu tiên, các tướng lĩnh Việt Nam vẫn muốn đem chiến lược chiến tranh du kích và khái niệm "cuộc chiến toàn dân" trên đất liền áp dụng vào chiến lược tác chiến trên không và trên biển, Grossman phân tích.

Tuy chiến lược này có một số điểm mạnh vì lợi thế địa lý bờ biển Việt Nam, chiến lược tác chiến trên không và ngoài biển khơi lại còn rất sơ sài, chưa có tiến bộ gì.

Thứ hai, nguồn quân lực của quân đội còn tập trung quá nhiều vào lục quân.

Hải quân Việt Nam chỉ có 40 nghìn quân, và binh chủng Phòng không và Không quân ở con số 30 nghìn, kể từ 2009.

So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Nguồn hình ảnh, Xinhua

Chụp lại hình ảnh,

Tân Hoa Xã tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân của TQ ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018 trong lúc có nhà quan sát sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này

Trong khi đó, lục quân vẫn đông nhất, khoảng 400.000 người, theo một báo cáo năm 2017.

Cuối cùng là khả năng Nhận thức Vấn đề Vùng Biển (Maritime Domain Awareness) và tương tác giữa các hệ thống quân sự tương đối thấp. Khả năng tình báo và khai thác thông tin trên biển của Việt Nam vẫn còn kém.

Thêm vào đó, vì khoản ngân sách khiêm tốn, Việt Nam sở hữu một hệ thống vũ khí "đa chủng loại" từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến tương tác giữa các thiết bị không hiệu quả.

Tuy nhiên, Derek Grossman đánh giá Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và đúng hướng trong việc hiện đại hóa quân sự trong nhiều năm qua.

Theo ông, việc Việt Nam tăng ngân sách quốc phòng từ khoảng 4 tỷ đô la lên 6,2 tỷ đô la vào 2020, và đây là chỉ dấu họ nỗ lực tập trung hiện đại hóa quân sự.

Thêm vào đó, việc mua 6 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và một phi cơ chiến đấu đa năng Sukhoi và xây dựng hệ thống tên lửa đối hạm (ASCM), và nhiều thiết bị phòng thủ khác, Việt Nam cho thấy có thể gây ra thiệt hại không nhỏ cho Trung quốc nếu xảy ra đụng độ.

So sánh lực lượng quân sự việt nam trung quốc năm 2024

Nguồn hình ảnh, XINHUA/GETTY

Chụp lại hình ảnh,

Hàng chục tàu chiến cùng một hàng không mẫu hạm Trung Quốc bắt đầu vào tập trận ở Biển Đông, theo Tân Hoa Xã hôm 26/3. Hình tàu Liêu Ninh chỉ có tính minh họa

"Tôi thực sự nghĩ rằng Việt Nam đang có tất cả các bước đi đúng đắn trong việc hiện đại hóa quân sự," Derek Grossman nói với BBC Tiếng Việt.

"Thực tế khắc nghiệt là Việt Nam không thể làm được nhiều, một quyền lực hạng trung, so với nguồn lực khổng lồ của Trung Quốc. Và Việt Nam tất nhiên hiểu rất rõ điều này."

Ngân sách quốc phòng của Việt Nam, ước tính khoảng 5-6 tỷ đôla, chỉ là "chú lùn" so với ngân sách ước tính 175 tỷ đôla của Trung Quốc, theo ông Grossman.

Còn ông Prashanth Parameswaran thì cho rằng:

"Thách thức chính đối với Việt Nam bây giờ là sự kiểm soát của Trung Quốc ở Biển Đông đang diễn ra nhanh hơn nhiều so với các nỗ lực xây dựng năng lực phòng thủ bằng quân sự của các nước còn lại."

Cả Grossman và Parameswaran cho rằng phương án tốt nhất mà Việt Nam vẫn đang nỗ lực làm là xây dựng các mối quan hệ đối tác quốc phòng với các quốc gia có thể hỗ trợ Việt Nam.

Chụp lại video,

Trên boong tàu USS Carl Vinson

Có thể không nhất thiết phải hỗ trợ về mặt quân sự nhưng ít nhất về mặt ngoại giao, tạo vị thế cho Việt Nam thuyết phục Trung Quốc thoái trào.

Việt Nam cũng tìm cách gia tăng mối quan hệ đối tác với các nước thành viên thuộc nhóm Tứ Cường (Quad), bao gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản.

Derek Grossman cũng đưa ra một số đề nghị mà Hoa Kỳ có thể hỗ trợ Việt Nam tuy nhiên, cảnh báo Việt Nam sẽ không sẵn sàng tiếp nhận, vì Hà Nội vẫn còn thái độ ngờ vực đối với Hoa Kỳ và luôn lưỡng lự không muốn có những hành động khiêu khích Trung Quốc.

Trung Quốc tung ra các ảnh chụp đợt diễn tập gồm không quân và hải quân ở Biển Đông vào cuối tháng 3/2018, khiến có nhà quan sát bình luận rằng Trung Quốc sẽ diễn tập 'hàng tháng' tại vùng biển này, chứ không chỉ hàng năm như trước.

Báo Anh cũng đưa tin về 'cuộc diễn tập lớn chưa từng có' của Hải quân Trung Quốc ở Biển Đông sau khi Bộ trưởng Gavin Williamson tuyên bố chiến hạm HMS Sutherland của Anh có kế hoạch tuần tra để bảo vệ tự do hàng hải ở vùng biển này.

Các sự kiện này xảy ra sau khi Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson vào thăm Đà Nẵng đầu tháng 3 năm nay như một dấu hiệu quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt tiến triển hơn trước.

Quân sự Việt Nam đứng thứ mấy thế giới 2024?

MATXCƠVA (Sputnik) – Việt Nam ở vị trí 22 trong số 145 nước thuộc bảng xếp hạng thường niên về sức mạnh quân sự. Nga đứng thứ hai trong bảng xếp hạng quân đội mạnh nhất thế giới sau Hoa Kỳ, theo Chỉ số toàn cầu hàng năm Global Firepower Index 2024.

Quân đội Trung Quốc xếp thứ mấy trên thế giới?

Đứng vị trí thứ 3 là Trung Quốc với mức chi tiêu quân sự đạt 292 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,0722. Trung Quốc tự hào là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ và có nguồn nhân lực đáng kể với tổng quân số vào khoảng 3.135.000 người.

Quân đội Nhật Bản đứng thứ mấy thế giới?

Đứng thứ 8 là Nhật Bản với mức chi tiêu quân sự đạt 46 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1711. Nhật Bản vượt trội với các cảng lớn trong top 10 cường quốc quân sự, thể hiện lợi thế chiến lược trên biển. Với 4 tàu sân bay trực thăng, Nhật Bản đảm bảo vị trí thứ hai trong hạng mục này, chỉ sau Mỹ.

Sức mạnh quân sự của Hàn Quốc đứng thứ mấy thế giới?

Đứng thứ 6 là Hàn Quốc với mức chi tiêu quân sự 46,4 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1505. Đứng thứ 7 trong bảng xếp hạng là Pakistan với mức chi tiêu quân sự 17,9 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1694. Đứng thứ 8 là Nhật Bản với mức chi tiêu quân sự 46 tỷ USD, điểm PowerIndex là 0,1711.