So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024

Như vậy, 2 bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" và "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" mà học sinh lớp 1 nhiều trường học trên cả nước đã "biến mất".

Chia sẻ về sự "mất tích" của hai bộ sách lớp 1 đang khiến dư luận quan tâm, đại diện Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN), đơn vị xuất bản 2 bộ sách trên, thừa nhận từ lớp 2 trở lên, NXBGDVN chỉ còn 2 bộ sách là "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo".

Bộ SGK "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hợp nhất từ bộ "Kết nối tri thức với cuộc sống" và bộ "Cùng học để phát triển năng lực", bộ SGK "Chân trời sáng tạo" được hợp nhất từ bộ "Chân trời sáng tạo" và bộ "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục". Theo NXBGDVN, mục tiêu hợp nhất nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả; tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn SGK, tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ SGK có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lý về giá thành…

Trước lo lắng của nhiều người về việc học sinh sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi lớp 1 học một bộ sách, lớp 2 lại học sách đã "hợp nhất", NXB này cũng cho rằng việc hợp nhất không làm ảnh hưởng đến việc dạy và học của giáo viên và học sinh, cũng như việc lựa chọn SGK, bởi lẽ mỗi cuốn SGK đều bám sát và cụ thể hóa các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Dù học theo bộ SGK nào thì khi kết thúc lớp 1, học sinh đều phải đạt chuẩn tối thiểu đối với học sinh lớp 1. Ngoài ra, 4 bộ SGK lớp 1 của NXBGDVN tuy có sự khác biệt nhưng đều thể hiện quan điểm xuyên suốt của NXBGDVN trong việc biên soạn SGK.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024

Phụ huynh, học sinh mua sách giáo khoa tại nhà sách. Ảnh: TẤN THẠNH

Báo cáo nội dung sai sót trước ngày 20-3

Bộ GD và ĐT ngày 11-3 cho biết vừa có văn bản gửi các sở GD-ĐT về việc lựa chọn SGK, phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương và xây dựng kế hoạch năm học 2021 - 2022. Theo đó, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chỉ đạo các trường hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, đánh giá bản mẫu SGK để đề xuất với tổ chuyên môn về việc lựa chọn SGK. Mỗi giáo viên có bản nhận xét về các SGK của môn học thuộc chuyên môn phụ trách, kịp thời báo cáo với tổ trưởng chuyên môn và lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện trong SGK có nội dung chưa phù hợp để lãnh đạo nhà trường báo cáo phòng GD-ĐT tổng hợp, báo cáo sở GD-ĐT trước ngày 20-3. Các sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức lựa chọn SGK lớp 2 và lớp 6 theo quy định, đồng thời phối hợp với các NXB có SGK được lựa chọn tổ chức tập huấn cho 100% giáo viên dạy lớp 2, lớp 6.

Đối với tài liệu giáo dục địa phương, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các sở GD-ĐT tham mưu UBND tỉnh, thành phố tổ chức thẩm định tài liệu giáo dục địa phương và chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung thẩm định, bảo đảm tính khoa học, sư phạm của tài liệu. Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu giáo dục địa phương phải được thuyết minh rõ ràng quá trình biên soạn tài liệu, quá trình và kết quả thực nghiệm tài liệu, tổ chức dạy học thực nghiệm, quá trình và kết quả thẩm định tài liệu. Hồ sơ đề nghị phê duyệt tài liệu lớp 2 và lớp 6 gửi về Bộ GD-ĐT trước ngày 15-5...

Hà Nội chọn SGK lớp 2, lớp 6 vào tháng 4

Hội nghị trực tuyến giới thiệu SGK Chương trình giáo dục phổ thông 2018 do Sở GD-ĐT TP Hà Nội phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức đã giới thiệu tổng quát về các bộ SGK, những quan điểm biên soạn, ý tưởng chủ đạo xây dựng bộ sách; tính ưu việt của từng bộ sách, từng cuốn sách. Các đơn vị cũng nhấn mạnh những điểm mới về nội dung, cấu trúc, phương pháp tiếp cận của từng bộ SGK.

Ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cho hay sở sẽ tham mưu UBND TP thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Trên cơ sở này, các nhà trường tổ chức lựa chọn sách để giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Đó là chia sẻ của giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa (SGK) lớp 1 mới.

Tập huấn đủ điều kiện để giáo viên tham gia giảng dạy

Chương trình SGK lớp 1 cấp Tiểu học mới đang được triển khai từ đầu năm học 2020 - 2021 đang gây chú ý của dư luận.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024
Trường Tiểu học Trần Phú, thành phố Thanh Hóa chọn bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống.

Chia sẻ về việc triển khai chương trình SGK lớp 1 mới từ năm học 2020 - 2021, bà Lê Thị Thu Hà, Phó trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa, cho biết: Bắt đầu từ tháng 11/2019 đến tháng 7/2020, các đơn vị như Phòng GD&ĐT thành phố cùng với các nhà trường tham gia 7 cuộc tập huấn do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Thanh Hóa tổ chức.

Các đối tượng tham gia tập huấn là cán bộ quản lý, chuyên viên các Phòng GD&ĐT, cốt cán các môn học và giáo viên dạy trực tiếp lớp 1 ở tất cả các môn bằng hai hình thức tập huấn là trực tiếp và trực tuyến. Nội dung tập huấn về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018; kế hoạch giáo dục các môn học; giới thiệu SGK và thiết kế bài dạy.

“Với nội dung chương trình của các bộ sách được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức như thế thì đủ điều kiện để giáo viên tham gia giảng dạy. Về phía Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa tham gia đầy đủ các cuộc tập huấn. Sau các cuộc tập huấn về triển khai, yêu cầu hiệu trưởng, giáo viên cốt cán triển khai đồng loạt trong giáo viên.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024
Theo cô Trịnh Thị Nhàn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú, ngay từ trong hè, nhà trường đã triển khai đến giáo viên toàn trường, kỹ hơn là giáo viên lớp 1 về ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK.

Riêng Phòng GD&ĐT thành phố Thanh Hóa còn tổ chức tập huấn bằng 4 tiết dạy cho 2 bộ sách Cánh Diều và Kết nối tri thức với cuôc sống. Đối tượng tham gia là Phó hiệu trưởng và giáo viên lớp 1. Qua đó, hình thành cho giáo viên các phương pháp, cách thức để tổ chức một tiết dạy học môn Toán, môn Tiếng Việt. Sau đó, trao đổi, góp ý về những thắc mắc, khó khăn từ các nhà trường”, bà Hà cho biết.

Cũng theo bà Hà, Phòng GD&ĐT yêu cầu các nhà trường trong quá trình tổ chức, thực hiện giảng dạy các bộ sách, giáo viên ghi chép những thuận lợi và khó khăn, những đề xuất. Kết thúc học kỳ 1, năm học 2020 - 2021, Phòng GD&ĐT thành phố sẽ tổ chức sơ kết để đánh giá mặt thuận lợi, tồn tại, hạn chế, cũng như đề xuất giải pháp...

“Phòng cũng tổ chức nắm bắt tình hình chung từ các nhà trường, cơ bản đều thực hiên thuận lợi, chưa có gì khó khăn, vướng mắc. Ở góc độ nào khó khăn mà nhà trường giải quyết được thì trường chủ động giải quyết”, bà Hà khẳng định.

Cô Nguyễn Thị Mai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú, phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa cho biết: Trước khi triển khai chọn SGK, trong thời gian nghỉ hè, Phòng GD&ĐT đã phát cho nhà trường các bộ sách để đưa cho giáo viên đọc kỹ. Sau đó, từng tổ, nhóm họp lại thảo luận theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT và họp Hội đồng giáo dục nhà trường để lựa chọn.

Cũng theo cô Mai, tại Trường Tiểu học Trần Phú, sau khi họp, phân tích, đã tiến hành bỏ phiếu lựa chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Sau khi các nhà trường đã lựa chọn được bộ SGK, Sở GD&ĐT tiếp tục tổ cho các nhóm tác giả đứng ra tập huấn cho các nhà trường.

“Trong quá trình thực hiện, nhà trường có sinh hoạt chuyên môn. Theo ý kiến của nhiều giáo viên, tuy có nặng hơn chương trình cũ, nhưng nhìn chung về chất lượng, nội dung đảm bảo. Nhà trường cũng chưa nhận được phản hồi gì từ phía các bậc phụ huynh”.

Do Covid-19 nên ít có thời gian nghiên cứu sâu

Cô Trịnh Thanh Nhàn, giáo viên Trường Tiểu học Trần Phú chia sẻ: Ngay từ trong hè, nhà trường đã triển khai đến giáo viên toàn trường, kỹ hơn là giáo viên lớp 1 về ưu điểm, nhược điểm của các bộ SGK.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên sát năm học, các giáo viên mới được tiếp cận chương trình SGK mới, ít có thời gian nghiên cứu sâu hơn.

Theo cô Nhàn, ưu điểm của SGK Kết nối tri thức với cuộc sống là chất lượng sách đẹp, hình ảnh nhiều, sống động, thực tế, vừa gần gũi với học sinh vừa mang tính hiện đại so với chương trình cũ.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024
Cũng theo cô Nhàn, chất lượng sách đẹp, hình ảnh nhiều, sống động, thực tế, vừa gần gũi với học sinh vừa mang tính hiện đại so với chương trình cũ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc nhiều hình ảnh lại làm cho học sinh rối, giảm sự chú ý đến kênh chữ hay nội dung bài học mà giáo viên cần truyền đạt đến học sinh. Bên cạnh đó, sách còn sử dụng một số từ địa phương…

“Môn Toán cần có hình ảnh để minh họa, đối với lớp 1, các con cũng trực quan nhiều nhưng cần có sự chọn lọc. Lượng kiến thức môn Toán cũng tương đồng với chương trình cũ, tuy nhiên việc sử dụng hình ảnh nhiều gây rối cho học sinh”, cô Nhàn chia sẻ.

Từ thực tế giảng dạy, cô Nhàn kiến nghị, hình ảnh trong SGK mới nên được chọn lọc, không nên lạm dụng làm cho học sinh mất tập trung.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024
Tuy nhiên, còn có hình ảnh trò chơi rối, khó hiểu đối với học sinh lớp 1.

Đối với môn Tiếng Việt, theo cô Nhàn, ở chương trình cũ, học sinh học 6 tuần mới hết phần chữ cái, nhưng ở chương trình mới học trong 4 tuần đã hết. Tức là tăng lượng kiến thức trong mỗi bài học và gần như quá sức với năng lực đại trà của học sinh. Trong chương trình cũ là 10 tiết/tuần, chương trình mới là 12 tiết/tuần, áp lực đối với học sinh tăng lên.

Hơn nữa, trong chương trình cũ mỗi bài chỉ có 2 vần, nhưng chương trình mới một bài lên đến 4 vần, lượng kiến thức gấp đôi. Theo cô Nhàn, nếu như lượng kiến thức tăng lên, thời gian giãn ra thì thuận lợi hơn cho cả giáo viên và học sinh.

So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024
Đoạn văn dài và sử dụng cả từ địa phương.
So sánh sách giáo khoa tiểu học năm 2024

Chương trình mới một bài lên đến 4 vần.

“Sách cũ phần vần kết thúc ở tuần 21, nhưng sách mới kết thúc ở tuần 16, chênh nhau đến 5 tuần học. Nó cũng không phù hợp với năng lực đại trà của học sinh, gây khó khăn cho cả giáo viên và học sinh. Nếu như không có sự phối kết hợp với gia đình thì việc sau mỗi bài học các học sinh nắm được kiến thức trọng tâm, mục tiêu của bài học là khó”, cô Nhàn chia sẻ.

Theo cô Nhàn, nếu như học sinh không được chuẩn bị tốt trong hè khi chuẩn bị ra lớp 1 thì rất khó. Có những em chưa thuộc bảng chữ cái, chưa tập viết, chưa chuẩn bị tâm thế thì cả cô và trò đều rất vất vả. Không những vậy, trên địa bàn thành phố, thường sĩ số học sinh/lớp rất đông, có lớp 45-48 học sinh/lớp, gây áp lực cho giáo viên đứng lớp.

Cô Nhàn cho rằng, việc tiếp nhận kiến thức với học sinh tùy thuộc vào đối tượng. Đối với những lớp có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa cô giáo và phụ huynh trong việc học trên lớp và ôn bài ở nhà thì phần đa các em nắm được bài. Nhưng có những học sinh chỉ học trên lớp, về nhà không ôn tập và không được phụ huynh hướng dẫn thêm thì học sinh dễ bị “trôi” bài nhanh hơn…