So sánh tuổi lấy chồng vợ năm 2024

Lứa tuổi mà bạn kết hôn ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới lối sống, nghề nghiệp, đời sống vợ chồng, khả năng tài chính của bạn. Đó chính là kết luận của một số chuyên gia về gia đình và các mối quan hệ xã hội.

Lứa tuổi mà bạn kết hôn ảnh hưởng tốt hoặc xấu tới lối sống, nghề nghiệp, đời sống vợ chồng, khả năng tài chính của bạn. Đó chính là kết luận của một số chuyên gia về gia đình và các mối quan hệ xã hội.

Tuổi hai mươi:

Tương lai đang rộng mở trước mắt bạn một cách sống động khiến bạn thấy rằng bạn và người bạn đời có thể cùng nhau đạt được những thành công. Có một điều đặc biệt đối với những người kết hôn ở tuổi hai mươi, họ nhìn người bạn đời của mình, nhìn cuộc đời hết sức lạc quan.

Một chuyên gia tâm lý đã nói: "Ở tuổi này bạn có thể tận hưởng cuộc sống lứa đôi trong nhiều năm trước khi quyết định có con". Nếu như bạn có sự thay đổi về nghề nghiệp thì bạn cảm thấy thật thoải mái để thử mình trong các lĩnh vực khác nhau. Sẽ có những nghi ngờ kiểu: "có phải tôi đã tự trói buộc mình quá sớm?, lẽ ra tôi nên lập gia đình muộn hơn?...".

Nhưng một nghiên cứu gần đây đã phủ nhận những nghi ngờ này và những người lập gia đình ở lứa tuổi này thường có được người bạn đời tốt hơn những lứa tuổi khác. Nếu người vợ hoặc người chồng có nhiều bạn tình trước hôn nhân sẽ dẫn đến sự tổn thương từ phía người kia, và theo đó tỉ lệ hôn nhân tan vỡ cũng rất cao trong lứa tuổi hai mươi bởi "theo kinh nghiệm thì các cặp vợ chồng trẻ chỉ lấy nhau dựa trên sự say mê chứ không nhận thức đó chỉ là giai đoạn nhất thời mà thôi".

Khoảng năm năm sau khi cưới, những lo toan cho sự nghiệp đã trở nên lớn đến nỗi hôn nhân không còn là sự chú ý lớn nhất nữa. Điều này là bình thường nhưng đó cũng có thể là nguyên nhân gây nên sự xa cách của hai người.

Tuổi ba mươi:

Bạn đã hiểu rõ mình hơn ai hết, bạn thích gì, không thích gì, điểm mạnh, yếu của bạn… Những hiểu biết này cùng với kinh nghiệm mà bạn đã trải qua sẽ là hành trang giúp bạn trong cuộc sống hôn nhân. Bạn sẽ biết mình muốn gì trong cuộc sống lứa đôi: "Những người đã biết và cảm nhận tốt về bản thân sẽ đi đến những quyết định đúng đắn.

Và những quyết định đó mang đến cho họ động lực cũng như sự cân bằng". Bằng cách chờ đợi một chút, bạn sẽ biết ai là người bạn thực sự cần cho cuộc đời bởi người ta không hay thay đổi ở tuổi ba mươi như khi đang ở độ tuổi hai mươi.

Bạn sẽ tự tin hơn cũng như có trách nhiệm hơn trong chuyện chăn gối khi bạn quyết định cuộc sống hôn nhân ở độ tuổi này vì "những kinh nghiệm mà bạn có sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cơ thể bạn". Thực tế là đỉnh cao đời sống tình dục cũng ở lứa tuổi này.

Và nếu như ở độ tuổi hai mươi, bạn có thể đã trì hoãn hôn nhân vì mới nhận việc trong vài năm, thì vào thời điểm nhất định của tuổi ba mươi, bạn đã không phải bận tâm đến vấn đề đó nữa. Bạn cảm thấy thư giãn và có thể cho phép mình có một cuộc sống gia đình riêng. bạn có tài sản, tiền bạc hơn so với những cặp vợ chồng trẻ và hôn nhân của bạn cũng có phần vững chắc hơn nhờ nó.

Tuổi bốn mươi:

Thật là đơn giản vì bạn không thể chờ đợi được nữa. Laurie Levin - người có một cái nhìn sâu sắc về những cuộc hôn nhân đầu tiên của những người ở lứa tuổi bốn mươi đã nói: "giống như những người đàn bà khác, bạnlao ra đường túm lấy người đàn ông nào mà bạn cho là phù hợp nhất".

Trong cuốn sách của mình, hầu hết những người phụ nữ mà Laurie Levin tìm hiểu đều là những người quá chăm chú vào sự nghiệp, để cho tuổi hai mươi, ba mươi của mình trôi qua: "Họ có xu hướng tự đặt mục đích cho cuộc đời mình và họ cưới người đàn ông cùng những đứa con riêng của ông ta thì bạn nên cố gắng tạo mối quan hệ tốt với những đứa trẻ vì chúng có ảnh hưởng tới cuộc sống hôn nhân của bạn.

Vấn đề tài chính có thể là một vấn đề khó xử khi đề cập đến vì cả hai đã có một cuộc sống độc lập trước đó. Đối với lứa tuổi bốn mươi, hôn nhân là một sự khám phá.

Nên kết hôn sau tuổi 23, không nên lấy người lớn tuổi hay ly hôn có thể lây lan là những sự thật bạn nên biết trước khi tiến đến hôn nhân.

Kết hôn sau năm 23 tuổi giảm nguy cơ ly hôn

Nghiên cứu thực hiện năm 2014 của Đại học Noth Carolina (Mỹ) cho thấy một số phụ nữ Mỹ từng sống thử hoặc kết hôn ở tuổi 18 có tỷ lệ ly hôn là 60%. Tuy nhiên, nhóm đợi sau 23 tuổi để lập gia đình, tỷ lệ này giảm còn 30%.

Tờ The Atlantic đưa tin: "Các cặp đôi càng trì hoãn hôn nhân đến một độ tuổi nhất định, cơ hội có được cuộc sống viên mãn sau hôn nhân càng cao".

Tình yêu là yếu tố duy trì hôn nhân chứ không phải các tiêu chuẩn khắt khe

Theo cuộc khảo sát năm 2019 của dịch vụ mai mối trực tuyến eHarmony, các cặp đôi kết hôn vì tình yêu thường hạnh phúc hơn người tiến đến hôn nhân vì áp lực xã hội hay vật chất.

Khảo sát cũng cho thấy các cặp vợ chồng có cùng tư tưởng về các vấn đề chính trị, ngang bằng về trình độ học vấn, luôn tin tưởng và giao tiếp cởi mở cũng giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn.

Giai đoạn yêu chỉ kéo dài trong năm đầu tiên

Nghiên cứu năm 2005 của Đại học Pavia ở Italy chỉ ra cảm xúc lãng mạn, nồng cháy chỉ kéo dài trong năm đầu, sau đó sẽ giảm dần. Tuy nhiên đây là thời điểm quan trọng để các cặp đôi đặt nền móng, duy trì cuộc sống hôn nhân cho những năm tiếp theo.

Năm đầu tiên chung sống có thể rất tuyệt vời nhưng cũng dễ trở nên khủng khiếp nếu cả hai bất đồng quan điểm, không hòa hợp trong lối sống. Lời khuyên cho các cặp đôi mới cưới là tập trung xây dựng hôn nhân, học cách chia sẻ và chấp nhận đối phương.

So sánh tuổi lấy chồng vợ năm 2024

Giai đoạn yêu đương nồng cháy có thể kết thúc sau một năm, buộc cặp vợ chồng trẻ phải có những lựa chọn cho tương lai. Ảnh minh họa: Weddingstats

Mức độ chênh lệch tuổi tác càng thấp càng giúp hôn nhân bền vững

Nghiên cứu năm 2015 trên 3.000 người Mỹ từng kết hôn cho thấy sự khác biệt về tuổi tác có tương quan với sự xích mích trong hôn nhân. Nghiên cứu chỉ ra các cặp vợ chồng hơn kém nhau một tuổi có nguy cơ ly hôn 3% (khi so sánh với những người cùng tuổi); chênh lệch 5 tuổi tăng khả năng chia tay lên hơn 18% và nếu trên 10 tuổi, tỷ lệ này là hơn 39%.

San sẻ việc nhà là chìa khóa giữ vững hôn nhân

Hơn 60% người Mỹ trong một cuộc thăm dò nói rằng việc nhà đóng một vai trò quan trọng để có cuộc hôn nhân hạnh phúc. Nghiên cứu năm 2015 của Đại học Alberta cũng cho thấy các cặp vợ chồng thường xuyên chia sẻ việc nhà có mức độ hài lòng trong mối quan hệ cao hơn với các gia đình chỉ giao việc đó cho một người.

Càng phụ thuộc vào kinh tế, càng tăng khả năng lừa dối bạn đời

Trái ngược với niềm tin cho rằng chỉ người giàu có mới dễ có khả năng lừa dối, mối liên hệ giữa thu nhập và sự không chung thủy còn nhiều sắc thái hơn.

Nghiên cứu từ Đại học Connecticut (Mỹ) cho thấy một người lệ thuộc kinh tế vào vợ/ chồng có nhiều khả năng không chung thủy. Điều này đặc biệt đúng nếu nam giới phụ thuộc vào tài chính của vợ.

Mâu thuẫn về tài chính cảnh báo hôn nhân khó bền

Đây không phải chủ đề nên bàn luận trước hôn nhân, nhưng rõ ràng về tiền bạc, thống nhất tài sản chung, riêng từ sớm giúp bạn tránh xích mích không đáng có. Nghiên cứu năm 2013 của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Kansas (Mỹ) phát hiện những tranh cãi liên quan đến tiền bạc là yếu tố dự báo hàng đầu cho việc ly hôn.

Để tránh tranh cãi hoặc vỡ mộng sau hôn nhân, các cặp đôi cần thảo luận vấn đề này trước khi xác định kết hôn.

Nam giới được hưởng lợi khi kết hôn

Cuộc khảo sát lớn với hơn 127.000 người Mỹ trưởng thành cho thấy những người đàn ông đã kết hôn thường khỏe mạnh và sống lâu hơn nhóm người đang độc thân, đã ly dị hoặc góa bụa.

Không thể thay đổi được ai đó bằng hôn nhân

Nếu bạn cho rằng thời gian có thể giúp thay đổi những phần chưa hoàn hảo của đối phương thì hãy suy nghĩ lại, bởi người bạn cưới không thể giống với hình mẫu trong tưởng tượng.

Cố vấn mối quan hệ Mindy Uaty từng nói rằng: "Chúng ta đang lý tưởng hóa một cách vô vọng về khả năng thay đổi người khác của bản thân. Thay đổi một người rất khó và đừng trông chờ vào nó". Điều này có nghĩa bạn cần học cách sống hiệu quả, chấp nhận những nhược điểm và cùng nhau sửa chữa.

Ly hôn có thể lây lan

Trên thực tế, những câu chuyện, cuộc sống hôn nhân của bạn bè, người thân có thể ảnh hưởng đến chuyện tình cảm của người khác. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí "Lực lượng Xã hội" năm 2013 cho thấy ly hôn có thể lây lan giữa bạn bè và gia đình, khiến người độc thân hoặc đang yêu có cái nhìn tiêu cực về kết hôn.

"Câu chuyện, các vấn đề mà người từng ly dị chia sẻ không chỉ ảnh hưởng đến bạn bè của họ, mà có thể tác động đến bạn bè của của bạn bè họ bởi xu hướng này ngày càng lan rộng", nghiên cứu viết.