So sánh viêm mào tinh hoàn năm 2024

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm của mào tinh hoàn, phần tiếp nối giữa tinh hoàn và ống dẫn tinh. Bệnh hay gặp ở nam giới từ 18 – 50 tuổi, có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của nam giới vì đây là độ tuổi sinh sản.

So sánh viêm mào tinh hoàn năm 2024

Viêm mào tinh hoàn cấp tính có biểu hiện đau và sưng nề vùng mào tinh trong vài ngày. Viêm mào tinh hoàn mạn tính có đặc điểm đau và viêm nhiễm mào tinh hoàn kéo dài trên 6 tuần. Nhiều khi, viêm mào tinh hoàn lan sang cả tổ chức xung quanh như tinh hoàn, gây nên tình trạng phối hợp viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn.

Nguyên nhân

Theo PGS.TS Nguyễn Quang – Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Chủ tịch Hội Y học Giới tính Việt Nam: Căn nguyên gây bệnh viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn chưa được biết rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều tác giả cho rằng do sự trào ngược nước tiểu nhiễm khuẩn từ niệu đạo tuyến tiền liệt qua ống dẫn tinh vào mào tinh hoàn. Một số bệnh như hẹp niệu đạo, u phì đại tính tuyến tiền liệt… làm tăng khả năng trào ngược nước tiểu nhiễm khuẩn vào hệ thống ống dẫn tinh. Viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn có thể gặp ở nam giới tập thể dục nặng trong tình trạng nhịn tiểu, bàng quang căng chứa đầy nước tiểu. Ngoài ra, đặt dụng cụ niệu đạo cũng là yếu tố nguy cơ cao gây viêm mào tinh hoàn. Mặt khác, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn cũng thường phối hợp với viêm niệu đạo và viêm tuyến tiền liệt. Ngày nay, một bộ phận nam giới có thói quen tự nghịch dương vật bằng cách đút que bông, tóc vào niệu đạo, có thể gây xước niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo…, hậu quả có thể gây viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn.

Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn có thể do nhiễm khuẩn lan sang từ đường máu. Một số vi khuẩn gây bệnh có thể gặp là escherichia coli, neisseria meningitide, vi khuẩn lao… Viêm tinh hoàn có thể do virus (ví dụ: virus quai bị).

Các biến chứng của viêm tinh hoàn – tinh hoàn

– Áp xe hoặc viêm mủ ở bìu, có thể vỡ, rò ra da.

– Nhồi máu tinh hoàn do phù nề làm hạn chế lưu lượng dòng máu chảy.

– Vô sinh thứ phát.

– Teo tinh hoàn, suy sinh dục.

Viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn có thể dẫn đến vô sinh

– Viêm nhiễm làm giảm chất lượng tinh trùng và thay đổi tinh dịch. Tinh trùng bị giảm số lượng và chất lượng có thể trực tiếp do viêm nhiễm hoặc gián tiếp do môi trường sống (tinh dịch) bị ảnh hưởng.

– Viêm nhiễm nếu không được điều trị thích hợp có thể dẫn đến tắc ống dẫn tinh. Mặc dù tinh hoàn có thể sinh tinh trùng nhưng do tắc nên tinh trùng không thể ra ngoài. Hậu quả là trong tinh dịch không có tinh trùng.

– Viêm nhiễm làm hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể với tinh trùng (hàng rào máu – tinh hoàn) bị phá hỏng. Tinh trùng đối với cơ thể có thể coi là dị vật. Bình thường cơ thể có hàng rào miễn dịch để tránh không cho tinh trùng tiếp xúc với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Do đó tinh trùng sinh ra tồn tại được trong cơ thể nam giới. Khi hệ thống hàng rào miễn dịch của cơ thể với tinh trùng bị phá hỏng thì tinh trùng sinh ra hệ thống miễn dịch của cơ thể nam giới tạo ra kháng thể kháng tinh trùng và tự tiêu diệt tinh trùng của chính mình.

Vì viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn có thể gây nhiều biến chứng, trong đó có vô sinh nên khi nam giới bị bệnh viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn cần phải đi khám và điều trị kịp thời để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.

Phòng Công tác xã hội

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức là địa chỉ thăm khám, phòng ngừa và điều trị các bệnh lý về nam học uy tín hàng đầu. Để tìm hiểu thêm về thông tin bệnh lý và nhu cầu chăm sóc sức khỏe vui lòng liên hệ:

Viêm mào tinh hoàn là một tình trạng khá phổ biến ở nam giới, nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe hóa, nhồi máu tinh hoàn, teo tinh hoàn và vô sinh.

Anh N.V.G (48 tuổi, ở Tây Ninh) thấy đau nhức tinh hoàn bên phải và sưng to nên đã đi khám nam khoa, bác sĩ phát hiện áp xe mào tinh hoàn.

Trước đó không lâu, các bác sĩ cũng tiếp nhận và điều trị một trường hợp bệnh nhân nam (35 tuổi), vào viện vì bìu phải sưng to và đau, kèm hoại tử một phần da bìu. Trước khi nhập viện 1 tháng, bệnh nhân có biểu hiện của sưng đau bìu, tự uống thuốc tại nhà nhưng không đỡ, bệnh càng tiến triển nặng dẫn đến biến chứng áp xe tinh hoàn, có nguy cơ phải cắt tinh hoàn.

Đây chỉ là hai ca bệnh điển hình viêm mào tinh hoàn gây biến chứng. Viêm mào tinh hoàn là một tình trạng khá phổ biến ở nam giới, nếu không được phát hiện và điều trị đúng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như áp xe hóa, nhồi máu tinh hoàn, teo tinh hoàn và vô sinh.

So sánh viêm mào tinh hoàn năm 2024

Ảnh minh họa.

Có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây viêm mào tinh hoàn như vi khuẩn gây bệnh lậu, bệnh chlamydia… Đối với những người trên 40 tuổi từng có tiền sử bệnh nhiễm trùng tuyến tiền liệt hay nhiễm trùng đường tiết niệu thì khả năng bị viêm mào tinh hoàn càng cao vì vi khuẩn dễ dàng di chuyển từ vùng bị nhiễm bệnh hoặc từ ống dẫn tinh đến mào tinh hoàn.

Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác liên quan sự bất thường trong kết cấu của ống dẫn tiểu hay liên quan đến việc gắn ống thông đường tiết niệu.

Những người có nguy cơ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn cao gồm:

  • Những người có quan hệ tình dục với nhiều người;
  • Người có quan hệ với những người bị mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục không sử dụng bao cao su;
  • Người từng mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục;
  • Người có tuyến tiền liệt lớn gây trở ngại đến hoạt động của bàng quang, khiến bàng quang lúc nào cũng còn nước tiểu và dễ bị nhiễm trùng;
  • Những người từng phẫu thuật ống dẫn nước tiểu.

Bệnh khởi phát do viêm tế bào ống dẫn tinh lan tới mào tinh hoàn. Tới giai đoạn toàn phát mào tinh hoàn sưng tấy từ cực dưới lên cực trên. Nếu cắt ngang mào tinh hoàn sẽ thấy nhiều ổ áp xe nhỏ dẫn tới viêm mủ toàn bộ mào tinh hoàn. Tinh hoàn lúc này cũng sưng to và sung huyết. Nếu điều trị kịp thời thì bệnh sẽ khỏi nhưng các tổ chức viêm xơ có thể làm bít tắc ống dẫn tinh gây nên bệnh vô sinh ở nam giới.

‎Biểu hiện viêm mào tinh hoàn

Biểu hiện lâm sàng của viêm mào tinh hoàn có các triệu chứng toàn thân như: bệnh phát sinh đột ngột, đau tức túi tinh, kèm theo sốt, buồn nôn… đau có thể lan xuống háng, bụng dưới và bộ phận sinh dục… Ở các giai đoạn bệnh thì có các biểu hiện như sau:

Viêm tinh hoàn cấp tính: Thường gây ra bởi nhiễm trùng đường tiết niệu và các bệnh tuyến tiền liệt. Triệu chứng bệnh: sốt cao, ớn lạnh, tinh hoàn cứng, đau, vùng háng cũng có cảm giác đau, da bìu đỏ, phù nề, mào tinh to, đi tiểu ra máu… Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thường xuất hiện trong 1 hoặc 2 ngày và có khuynh hướng ngày một trầm trọng hơn. Bệnh thường khỏi hẳn sau khi điều trị.

Viêm tinh hoàn mạn tính: Tinh hoàn dần sưng lên, sau đó có biểu hiện xơ cứng, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau nhẹ… Thường sau 1 – 2 năm bệnh mới biểu hiện rõ rệt. Những triệu chứng của bệnh xuất hiện thường xuyên và các biện pháp chữa trị chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh chứ không thể khỏi hẳn.

Thường không thể xác định được nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn mạn tính, nhưng phần lớn là do khi bị viêm mào tinh hoàn cấp tính, người bệnh không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

So sánh viêm mào tinh hoàn năm 2024

<grammarly-extension data-grammarly-shadow-root="true" class="dnXmp" style="margin: 0px; padding: 0px; position: absolute; top: 0px; left: 0px; pointer-events: none;"></grammarly-extension><grammarly-extension data-grammarly-shadow-root="true" class="dnXmp" style="margin: 0px; padding: 0px; position: absolute; top: 0px; left: 0px; pointer-events: none;"></grammarly-extension>

Nguyên nhân gây viêm mào tinh hoàn mạn tính phần lớn do bị viêm cấp tính không được chữa trị kịp thời và đúng cách.

Phát hiện viêm mào tinh hoàn bằng cách nào?

Thường bệnh nhân đã có viêm niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt cũ, nay xuất hiện cơn đau ở một bên bìu lan theo dọc thừng tinh lên vùng hạ vị. Bìu sưng to, lớp da bìu đỏ rực chỉ trong vòng 3 – 4 giờ, sờ vào thấy rất đau. Mào tinh hoàn to và rắn nhưng vẫn phân biệt được với tinh hoàn. Ranh giới sẽ mất đi và chỉ còn lại một khối phồng to nóng ran và đau. Nắn thừng tinh thấy sưng lên và có thể xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn, nếu thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt bị đau. Toàn thân có biểu hiện sốt cao lên tới 39 – 40 độ C hoặc hơn, có khi kèm theo rét run.

Biến chứng: Viêm mào tinh hoàn có thể đưa đến những biến chứng như: Tinh hoàn bị teo nhỏ; áp xe bìu (tế bào mào tinh hoàn bị mủ); có thể dẫn đến viêm mào tinh hoàn mạn tính; làm giảm khả năng có con.

‎Cần làm gì khi viêm mào tinh hoàn?

Khi bị viêm mào tinh hoàn, hãy thực hiện các bước sau để giảm đau:

  • Nghỉ ngơi;
  • Chườm lạnh vùng bìu: Dùng khăn mỏng bọc bên ngoài túi chườm lạnh trước khi đặt vào vùng bìu và chỉ chườm trong 30 phút. Nếu chườm quá lâu sẽ làm da của bạn bị tổn thương;
  • Nâng đỡ vùng kín: Khi nằm nghỉ ngơi, nên gấp một chiếc khăn và đặt phía dưới vùng bị đau.

Để phòng ngừa căn bệnh này, mọi người cần phải tập cho mình những thói quen tình dục an toàn như sử dụng bao cao su và chung thủy 1 vợ 1 chồng. Và nếu đang gặp vấn đề về đường tiết niệu thì hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị, tránh bị viêm mào tinh hoàn.