Soạn bài ngữ văn lớp 8 tức nước vỡ bờ

Đọc đoạn giới thiệu tiểu thuyết Tắt đèn dưới đây và cho biết cảm nhận của em về tình cảnh của gia đình chị Dậu

Tắt đèn là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Ngô Tất Tố.... cho chị bát gạo để nấu cơm...

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau: TỨC NƯỚC VỠ BỜ

2. Tìm hiểu văn bản

  1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
  1. Dựa vào gợi ý từ bảng sau, hãy nhận xét về nhân vật cai lệ:

Gợi ý các phương diện

Nhận xét

Mục đích khi đến nhà chị Dậu

Cử chỉ, hành động

Ngôn ngữ, lời nói

Tính cách, bản chất

Từ những nhận xét trên em hiểu như thế nào về chế độ xã hội đương thời? Em hãy nhận xét về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả?

  1. Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích( trước và sau khi cai lệ đến) thông qua thái độ và cử chỉ, lời nói... của chị với mọi người xung quanh. Theo em sự thay đổi trong thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí hay không. Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
  1. Theo em, nhan đề Tức nước vỡ bờ cho đoạn trích này liệu có hợp lí hay không? Vì sao?
  1. Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan:" Cái đoạn chị dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo .(gợi ý :tìm hiểu việc tạo dựng tình huống, việc miêu tả ngoại hình , hành động , ngôn ngữ , tâm lí nhân vật , nghệ thuật kể chuyện , ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại ..;chú ý nêu rõ những yếu tố khiến cho đoạn văn được coi là '' tuyệt khéo'')

3. Tìm hiểu về cách xây dựng đoạn văn

  1. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: NGÔ TẤT TỐ VÀ TÁC PHẨM "TẮT ĐÈN"
  • Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn văn? Em thường dựa vào những dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
  • Trong văn bản thứ nhất của văn bản trên, những từ ngữ nào có tác dụng duy trì đối tượng được biểu đạt (từ ngữ chủ đề)?
  • Đọc đoạn văn thứ hai của văn bản trên và tìm câu then chốt của đoạn văn (câu chủ đề ) Vì sao em biết đó là câu chủ đề của đoạn?
  • Từ những nhận thức trên em hiểu từ ngữ chủ đề và câu chủ đề là gì? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
  1. Nội dung của đoạn văn có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Hãy phân tích và so sánh cách trình bày ý của hai đoạn văn trong văn bản Ngô Tất Tố và tác phẩm " Tắt đèn". (gợi ý : Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không ? yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn ? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào ? Nội dung của đoạn văn được triển khai theo trình tự nào ? Câu chủ đề của đoạn thứ hai đặt ở vị trí nào ? Ý của đoạn văn này được triển khai theo trình tự nào ?)
  1. Đọc đoạn văn sau và lời câu hỏi:

Các tế bào của lá cây có chứa nhiều lục lạp. Trong các lục lạp này có chứa một chất gọi là diệp lục, tức là chất xanh của lá. Sở dĩ chất diệp lục có màu xanh lục vì nó hút các tia sáng có màu khác, nhất là màu đỏ và lam, nhưng không thu nhận màu xanh lục. Như vậy, lá cây có màu xanh là do chất diệp lục chứa trong thành phần tế bào.

  • Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì nằm ở vị trí nào?
  • Nội dung của đoạn văn được trình bày theo trình tự nào (diễn dịch, quy nạp hay song hành)?

C. Hoạt động luyện tập

1. Các nhóm chuẩn bị (trong khoảng 5 phút) và xây dựng một đoạn văn thể hiện cảm nhận của từng nhóm sau khi đọc xong văn bản Tức nước vỡ bờ.

Mời các bạn tham khảo Lý thuyết Ngữ văn 8: Tức nước vỡ bờ bao gồm những thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm, giúp các em nắm vững kiến thức được học về đoạn trích Tức nước vỡ bờ - chương trình Ngữ văn lớp 8. Sau đây mời các bạn tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Tức nước vỡ bờ

a/ Tác giả

- Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho gốc nông dân.

- Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng một nhà văn hiện thực xuất sắc.

- Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b/ Đoạn trích

- Về đoạn trích: “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố.

- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm.

Các bạn có thể tham khảo bài Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ

2/ Đọc - hiểu văn bản Tức nước vỡ bờ

a/ Nhân vật cai lệ

- Giọng, ngôn ngữ:

+ “thằng … ông… mày ”

+ thét, quát, hầm hè, …

→ Xấc xược, hách dịch. Âm thanh, ngôn ngữ của dã thú

- Hành động: Gõ đầu roi, trợn mắt, giật phắt, chạy sầm sập, bịch, sấn, tát,… → hung bạo, tàn ác.

- Khi đọ sức: ngã chỏng quèo → thảm hại, tả tơi

⇒ Bọn tay sai – công cụ đắc lực của xã hội tàn bạo – không chút tính người.

b/ Diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu

- Trước khi bọn tay sai đến:

+ Quạt cháo chóng nguội

+ Rón rén bưng … “Thầy em hãy cố…”

→ Dịu dàng, đằm thắm, tình cảm, hết lòng yêu chồng.

- Khi bọn tay sai đến

+ Run run, thiết tha, đỡ,

+ Cháu van ông…

→ Van xin, nhẫn nhục ⇒ Bề dưới

- "Chồng tôi đau ốm, các ông không được…"→ Cãi lí ⇒ vị thế ngang hàng

- Nghiến răng: Mày trói chồng bà… + túm cổ, ấn dúi… → Căm phẫn, khinh bỉ, ngang tàng ⇒ bề trên: sức mạnh của lòng yêu thương, sự căm phẫn.

⇒ Hiền dịu, vị tha, biết nhẫn nhục nhưng tiềm tàng một sức sống mạnh mẽ.

* Tổng kết

Nội dung

- Bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

- Tình cảnh khốn cùng của người nông dân và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Nghệ thuật

- Khắc họa nhân vật rõ nét

- Miêu tả linh hoạt, sống động.

- Ngôn ngữ kể chuyện, miêu tả, đối thoại đặc sắc

3/ Bài tập minh họa đoạn trích Tức nước vỡ bờ

Đề 1: Phân tích diễn biến tâm lý chị Dậu

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố, truyện ngắn Vợ nhặt và nhân vật chị Dậu.

2. Thân bài

  1. Trước khi đánh tên cai lệ

Chạy vạy khắp nơi kiếm tiền nộp sưu để chồng không bị đánh.

Chấp nhận bán đứa con gái đầu lòng để có tiền nộp sưu cứu chồng.

Khi chứng kiến cảnh chồng bị bọn chúng đánh đập dã man thì vô cùng đau xót, gào khóc giữa đình làng.

Khi chồng về nhà trong bộ dạng bị thương nặng chị Dậu ân cần chăm sóc, xót xa trước sự đau đớn của chồng.

→ Một người vợ hết lòng yêu thương chồng, sẵn sàn làm mọi thứ vì chồng.

  1. Khi đánh tên cai lệ

Ban đầu nói năng nhỏ nhẹ, lịch sự: xưng cháu gọi bọn cai lệ là ông.

Cố gắng nhẫn nhịn, khẩn khoản van xin chúng để chúng không hành hạ chồng.

Khi chúng sấn sổ, quát tháo đòi mang chồng đi đánh, chị Dậu xám mặt chạy đến ngăn cản.

Khi bị bọn chúng đánh vào người mình, không thể chịu đựng được nữa, chị vùng lên đánh trả bằng hết sức mình.

→ Tâm lí của chị Dậu được miêu tả theo cấp độ tăng tiến: bọn cai lệ càng hung hăng, bạo ngược bao nhiêu chị càng vùng dậy chống trả lại bấy nhiêu.

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị nội dung, nghê thuật của tác phẩm.

Đề bài 2: Qua đoạn văn em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu

Các em có thể tham khảo những gợi ý dưới đây

- Nhận xét:

+ Lòng yêu thương chồng, con sâu sắc, tha thiết

+ Giàu lòng thương và đức hi sinh

+ Sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng mãnh liệt

+ Lòng căm hờn ngùn ngụt và sức mạnh tiềm tàng của chị chính là xuất phát từ lòng yêu thương tha thiết, dạt dào trong chị

- Chú ý: cần kết hợp nêu dẫn chứng từ văn bản để làm rõ những phẩm chất trên

-------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới các bạn nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 8: Tức nước vỡ bờ. Thông qua tài liệu này, các bạn có thể nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và nghệ thuật, lòng yêu thương chồng con của chị Dậu được truyền tải qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ....

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Lý thuyết môn Ngữ Văn 8, Soạn bài lớp 8, Văn mẫu lớp 8, Giải Vở bài tập Ngữ Văn 8, Soạn văn 8 siêu ngắn được cập nhật liên tục trên VnDoc.