Sóng 5g là gì

Trong khi các smartphone hỗ trợ mạng 4G đang thống trị thị trường thì các nhà sản xuất bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đua 5G – thế hệ mạng không dây đánh bại wifi trong tương lai.

Mới đây, Liên minh Viễn Thông Quốc Tế (ITU – International Telecommunications Union) đã đưa ra những thông tin về bản dự thảo về công nghệ vô tuyến IMT-2020, được biết là mạng 5G mới nhất khẳng định tốc độ vượt trội của thế hệ mạng không dây của tương lai.

5G LÀ GÌ?
5G là viết tắt của 5th Generation ( thế hệ mạng di động thứ 5 hoặc hệ thống không dây thứ 5), là thế hệ tiếp theo của công nghệ truyền thông di động sau thế hệ 4G. Theo giám đốc điều hành mạng của AT&T, định nghĩa của 5G sẽ được hoàn thiện vào năm 2018 theo chuẩn của ITU, trực thuộc Liên hợp quốc.

Sóng 5g là gì

So sánh mạng không dây 3G, 4G và 5G. Ảnh: Internet.

Hiện 5G còn đang trong giai đoạn phát triển và hứa hẹn sẽ ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần nhưng là sản phẩm mới nhất, 5G sẽ khắc phục những khuyết điểm của 4G-LTE, đặc biệt là tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn gấp 20 lần, đạt 20 GPs mỗi cell đơn tải về. Người dùng có thể xem trực tuyến video “8K” ở định dạng 3D, kết nối thiết bị VR và chơi game mà gần như không có độ trễ.

Theo lý thuyết mạng 5G đạt tốc độ 10 Gbps (gigabit mỗi giây), thậm chí cao hơn, ngay cả vùng rìa phủ sóng, tốc độ vẫn có thể đạt vài trăm Mbps. 5G có thể giao tiếp tốt với các thiết bị công nghệ điện tử trong nhà thông minh và cả xe ô tô có kết nối internet.

Trong khi tốc độ rõ ràng là ưu điểm vượt trội so với mạng 4G thì có các ưu điểm khác khiến 5G sẽ là thế hệ mạng không dây của tương lai: là mạng đầu tiên sử dụng trạm vệ tinh và không còn gặp vấn đề về phủ sóng. Bên cạnh đó 5G hứa hẹn sẽ có khả năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn và có thể hỗ trợ, giao tiếp tốt với các thiết bị công nghệ có kết nối mạng.

5G HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?
Mạng di dộng 5G được lên kế hoạch sử dụng bước sóng milimét, quang phổ tín hiệu RF giữa các tần số cao 20GHZ và 300GHz. Các bước sóng này có thể truyền tải khối lượng lớn dữ lệu với tốc độ cao, nhưng không truyền được xa và khó xuyên qua tường, vượt các ngại vật như các bước sóng tần số thấp trong mạng 4G. Vì vậy khi xây dựng mạng 5G, các nhà mạng đã sử dụng một lượng lớn ăngten để có cùng độ phủ sóng như 4G hiện tại.

Sóng 5g là gì

Cách thức hoạt động của mạng 5G trong thử nghiệm tại Nhật Bản. Ảnh: Internet

Thay vì những trạm cơ sở trên mặt đất đang được sử dụng bởi mạng 2G, 3G và 4G, có thể 5G sẽ sử dụng các trạm HAPS (High Altitude Stratospheric Platform Stations), được biết như là những chiếc máy bay cố định ở độ cao trung bình 20 km so với mặt đất. Chúng hoạt động như vệ tinh và thay thế các ăng ten để giúp đường truyền tín hiệu của mạng không dây mới được thẳng và vùng phủ sóng rộng, ổn định hơn, không bị hạn chế bởi các thiết kế kiến trúc cao tầng.

5G VÀ TƯƠNG LAI
Hiện nay, 3G vẫn còn tồn tại rộng rãi, trong khi đó 4G còn đang trong quá trình triển khai trên thị trường Việt Nam thì việc xuất hiện của 5G còn nhiều xa lạ. Các nhà mạng lớn đang đặt mục tiêu gần nhất đến 2020 sẽ bắt đầu phủ sóng 5G. Có vẻ là một quãng thời gian dài cho người tiêu dùng tiếp cận với thế hệ mạng tương lai, nhưng là một thời gian ngắn cho các nhà sản xuất và phát triển khi muốn phủ sóng 5G phải thay đổi hàng loạt cơ sở hạ tầng để có thể tương thích và phục vụ mạng lưới 5G tốt nhất có thể.

Sóng 5g là gì

Mô hình trạm HAPS. Ảnh: Internet

Cho đến hiện tại, mặc dù dự thảo về thông số kỹ thuật đã ra mắt, các nhà mạng lớn hàng đầu cũng đang đi vào thử nghiệm thế hệ mạng mới của tương lai, nhưng có hàng loạt câu hỏi chưa có lời giải xoay quanh mạng di động 5G như là: việc sản xuất chip tích hợp các khả năng mạng mới mà giá phải chăng, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, mức phí của mạng dữ liệu sẽ là bao nhiêu,… khiến việc ra mắt sản phẩm mạng không dây mới trong tương lai sẽ còn là sự tò mò của người tiêu dùng.

Nếu bạn đang thắc mắc không biết 5G là gì mà lại có tầm ảnh hưởng lớn như vậy trên thế giới, bài viết này sẽ giới thiệu sơ lược về 5G cũng như lợi ích to lớn mà công nghệ kết nối không dây thế hệ mới có thể đem lại.

Công nghệ mạng 5G là gì?

Bây giờ, các bạn có thể nhìn lên góc trên cùng của màn hình điện thoại của mình sẽ thấy biểu tượng của mạng 4G LTE. Rõ ràng, nhiều người trong số chúng ta sẽ cảm thấy hài lòng về tốc độ truyền tải dữ liệu trên mạng không dây thế hệ này. Nhưng có khi nào bạn nghĩ ràng smartphone của mình có thể sử dụng mạng không dây với tốc độ nhanh như cáp quang hay không? Có đó, chúng ta đang nhắc tới công nghệ 5G mới và nó đang được coi là mạng không dây nhanh nhất thế giới hiện nay.

Các ngành công nghiệp di động đang hướng về thế hệ kế tiếp của dịch vụ không dây tốc độ cao và bạn có thể mong đợi các thông tin về 5G tại Mobile World Congress ở Barcelona. Nhưng mình không tin rằng hạ tầng 5G sẽ hoàn thành một cách nhanh chóng. Các nhà mạng có thể bắt đầu nâng cấp cơ sở hạ tầng của họ nhưng để đảm bảo cuộc cách mạng không dây có thể thành công thì sẽ cần nhiều thời gian hơn.

5G là gì?

5G là một chuẩn kết nối không dây mới, sở hữu nhiều ưu điểm về tốc độ hơn so với 4G hiện tại. Trên lý thuyết, công nghệ 5G sẽ cho tốc độ upload và download nhanh hơn 4G hiện tại. Chưa có một tiêu chuẩn chính xác cho việc xác nhận tốc độ của mạng 5G hiện nay ngay cả khi một số nhà mạng đã bắt đầu thử nghiệm công nghệ này.

Tham khảo: So sánh mạng 4G và 5G: Có gì giống và khác nhau?

5G sẽ là mạng không dây tốc độ cao nhất thế giới

Điểm duy nhất mà chúng ta biết được về khoảng tốc độ được nhiều nhà mạng áp dụng đó là có thể đạt đến 10Gbps (gigabit mỗi giây). Đây là một tốc độ siêu nhanh và ngang với mạng cáp quang hiện tại. Nó có tương lai để thay thế mạng Wi-Fi trong nhiều trường hợp nhưng vẫn đảm bảo tốc độ nhanh hơn và vùng phủ sóng tốt hơn.

"Về cơ bản, 5G sẽ cung cấp một băng thông lớn hơn và tốc độ truyền tải nhanh hơn.", phát ngôn viên Verizon - Marc Tracey đã chia sẻ. Theo đó, tốc độ mà mạng 5G có thể đạt được nhanh hơn 10 lần so với 4G LTE tức là bạn sẽ có thể tải về bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn trong vài giây hoặc tận hưởng một trải nghiệm VR được phát trực tuyến với độ trễ cực thấp.

Cách thức hoạt động của 5G ra sao?

Các mạng 5G được cho là sẽ hoạt động trong một dải tần số cao của dải RF nằm trong khoảng từ 30 GHz và 300 GHz mà chúng ta thương hay gọi là sóng milimet. Những sóng milimet có thể truyền đi dữ liệu ở tốc độ rất cao nhưng nó lại không đi xa như các sóng tần số thấp hơn được sử dụng trong mạng 4G. Chính vì thế mà sóng milimet tần số cao cũng có một chút khó khăn trong việc đưa thông tin vượt qua các trở ngại như nhà cao tầng, bức tường...

Hạ tầng 5G sẽ vô cùng lớn và phức tạp

Trên một mạng tần số thấp như 4G LTE, các ăng-ten có thể xa nhau và những trở ngại nêu trên không phải là một vấn đề lớn. Trong khi đó để có thể xây dựng được một mạng lưới 5G hoàn chỉnh, các nhà mạng sẽ cần tới nhiều ăng ten hơn nữa để có được hạ tầng ổn định như hiện nay. Phương pháp áp dụng có thể là sử dụng các anten-mini để đảm bảo chi phí cũng như dễ dàng lắp đặt.

Đó là một phần lý do tại sao một số công ty tham gia việc phát triển mạng 5G như Qualcomm và Intel đang thử nghiệm ở tần số 6 GHz. Nếu thử nghiệm thành công thì đó sẽ là cách để bổ sung tín hiệu sóng milimet hay thay đổi một khoảng truyền dữ liệu ổn định hơn. Giống như các công nghệ trong tương lai, 5G vẫn có khá nhiều thứ để các nhà mạng nghiên cứu và phát triển.

Xem thêm: Những lợi ích của công nghệ 5G vượt trội so với 4G hiện nay

Chúng ta sẽ cần điện thoại 5G thế hệ mới?

Vâng. Chính xác là như vậy. Để có thể sử dụng mạng 5G thì điện thoại của bạn cần hỗ trợ công nghệ này. Hiện nhiều thương hiệu smartphone trên thị trường như Samsung, Apple, Xiaomi đều đã tung ra các mẫu điện thoại 5G nổi bật. Bạn có thể lựa chọn giữa Samsung Galaxy Note 20 Ultra 5G, Apple iPhone 12 series hay Xiaomi Mi 10T Pro 5G. Tuy nhiên, lưu ý là các sản phẩm này đều nằm ở phân khúc cao cấp với giá thành cao hơn mặt bằng chung khá nhiều.

Xem thêm: Những mẫu điện thoại 5G giá rẻ đáng chú ý nhất 2020

Khi nào mạng 5G sẽ được phủ sóng?

Theo thông tin mới nhất do hai nhà mạng lớn của Việt Nam là VinaPhone và MobiFone xác nhận thì cả hai đơn vị này sẽ tiến hành thử nghiệm mạng 5G vào tháng 12/2020. Trên tài khoản fanpage của mình, VNPT hé lộ các đặc tính mà mạng 5G VinaPhone sở hữu như: Tốc độ nhanh gấp 10 lần 4G, tốc độ tải xuống có thể cán mốc 2.2Gbps, độ trễ gần như không có và khả năng kết nối với nhiều thiết bị cùng lúc gấp 100 lần nếu so với 4G hiện tại.

Quá trình thử nghiệm sẽ diễn ra trong năm 2020 và diễn ra tại hai thành phố lớn của nước ta là Hà Nội và TP.HCM. Như vậy, khả năng 5G được triển khai diện rộng tại Việt Nam cũng đang tới gần.

Hi vọng những thông tin phía trên sẽ giúp bạn sáng tỏ phần nào về việc công nghệ 5G là gì và những ưu điểm quan trọng của 5G. Trong tương lai, khi 5G phủ sóng nước ta bạn sẽ cảm nhận rõ ràng hơn những ưu thế mà kết nối 5G đem lại.

Nếu thắc mắc WiFi 5G là gì, bạn có thể đang nhầm lẫn đôi chút giữa chuẩn mạng di động 5G và mạng WiFi 5GHz. Do cùng có yếu tố “5G” xuất hiện trong tên gọi nên gây ra sự hiểu lầm này. Trên thực tế, WiFi 5GHz và 5G không giống nhau nhưng chúng có một số nét chung về yếu tố công nghệ, và cùng là những thuật ngữ nói về kết nối không dây.

Một số so sánh sơ lược dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 5G và WiFi 5GHz:

Vậy WiFi 5GHz thực sự là gì? Khác gì với WiFi 2.4GHz?

WiFi 5GHz là loại WiFi sử dụng băng tần 5GHz – một phần trong phổ vô tuyến được ứng dụng trong công nghệ tương tác WiFi. Khái niệm WiFi 5GHz được nhắc tới nhiều khi muốn phân biệt với WiFi 2.4GHz.

Lưu ý là WiFi 5GHz có tốc độ truyền tải dữ liệu vượt trội so với WiFi 2.4GHz do hoạt động ở tần số cao hơn. Điều này cũng giống như việc chuẩn mạng di động 5G nhanh hơn nhiều so với 4G với nguyên lý tương tự. Do đó, WiFi 2.4GHz phù hợp với các tác vụ như duyệt web, chat và check email còn WiFi 5.0GHz là công cụ lý tưởng hơn để xem video, chơi game online hay tải lên/tải xuống một file dữ liệu có dung lượng lớn.

Nhìn chung, WiFi 5GHz là tùy chọn router có khả năng truyền tải dữ liệu tốc độ cao, khó tắc nghẽn và hỗ trợ mạng chạy trên nhiều kênh hơn so với WiFi 2.4GHz. Gần như mọi loại router bán ra trên thị trường hiện nay đều là model băng tần kép với khả năng hoạt động linh hoạt trên dải tần 2.4GHz cũng như băng tần 5GHz.

Về phần mạng di động 5G

5G là tiêu chuẩn di động thế hệ mới nhất hiện nay, được cung cấp bởi các nhà mạng và là công nghệ được nâng cấp trên mọi phương diện so với chuẩn 4G hiện hành. Những ưu điểm của kết nối 5G liên tục được nhắc tới trong thời gian gần đây đã thôi thúc cả những tên tuổi khổng lồ như Apple, Samsung tung ra các smartphone hỗ trợ 5G nhằm đón đầu thị trường. Tiêu biểu như iPhone 12 series.

Khi sử dụng 5G trên smartphone, bạn không cần phải kết nối WiFi mà vẫn có thể trải nghiệm được internet qua dịch vụ do nhà mạng cung cấp. So với 4G trước kia, mạng 5G có tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh gấp 10 lần với độ trễ gần như bằng không.

Cách đặt tên Router WiFi 5G gây nhầm lẫn

Đôi lúc, bạn vẫn có thể bắt gặp một tên mạng WiFi được đặt tên theo kiểu Wi-Fi Network (5G), nhiều khả năng chủ của mạng WiFi này muốn làm vậy để dễ nhận diện với loại WiFi 2.4GHz mà họ cũng sở hữu.

Điều đáng nói là cách gọi này có thể còn đúng trong thời kỳ khái niệm 5G chưa bùng nổ như hiện tại, nhưng từ khi mạng di động 5G trở thành tâm điểm của giới công nghệ trong hai năm trở lại đây thì việc đặt tên router WiFi 5GHz là WiFi 5G đã gây ra ít nhiều nhầm lẫn về mặt khái niệm.

Trong tương lai khi 5G phổ cập rộng rãi, các nhà sản xuất có thể tung ra những bộ router 5G đích thực với khả năng hỗ trợ người dùng kết nối trực tiếp internet. Nhưng ở thời điểm hiện tại, bạn nên phân biệt rõ ràng giữa 5G và WiFi 5GHz.