Sử chỉ trích của Samuelson về thương mại tự do

SLIDE GIẢNG DẠYKINH DOANH QUỐC TẾChương 5Vai trò của Chính phủtrong thương mại quốc tếTổng quan về lý thuyết thương mại Những lợi ích của thương mạiTMQT cho phép một quốc gia chuyên môn hoátrong sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm màhọ sản xuất có hiệu quả hơn những quốc gia khác,và nhập khẩu những sản phẩm mà các quốc giakhác có khả năng sản xuất hiệu quả hơnChủ nghĩa trọng thươngHọc thuyết lợi thế so sánh tuyệt đốiHọc thuyết lợi thế so sánh tương đốiHọc thuyết Heckscher – OhlinThuyết về chu kỳ đời sống sản phẩmHọc thuyết Thương Mại mớiVai trò của chính phủ trongthương mại quốc tế? Chủ nghĩa trọng thương khuyến khích xuất khẩu vàhạn chế nhập khẩu Smith, Ricardo, and Heckscher-Ohlin khuyến khíchtự do hóa hoàn toàn Lý thuyết thương mại mới và lý thuyết của Porter vềlợi thế so sánh của một quốc gia giải thích vì sao sựcan thiệp của chính phủ một cách chọn lọc và có giớihạn sẽ giúp cho sự phát triển một số ngành côngnghiệp định hướng xuất khẩuChủ nghĩa trọng thương Chủ nghĩa trọng thương (mercantilist) – mộthọc thuyết kinh tế ủng hộ quan điểm cho rằngcác quốc gia nên khuyến khích xuất khẩu vàhạn chế nhập khẩuXuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để thu vàng, bạc –những trụ cột chính của sự thịnh vượng quốc giaỦng hộ sự can thiệp của chính phủ nhằm đạt đượcthặng dư trong cán cân thương mạiCoi thương mại như một trò chơi có tổng lợi íchbằng 0 – lợi nhuận của nước này đồng nghĩa vớitổn thất của nước khácThuyết lợi thế so sánh Lợi thế tuyệt đối (absolute advantage) – mộtquốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản xuấtmột sản phẩm khi quốc gia này có thể sản xuấthiệu quả hơn bất kỳ quốc gia nào khácAdam Smith cho rằng các quốc gia nên chuyênmôn hoá trong sản xuất những hàng hoá mà họ cólợi thế tuyệt đối và sau đó trao đổi chúng lấynhững hàng hoá khác được sản xuất tại các quốcgia khácVí dụThương mại là một trò chơi có tổng dươngThuyết lợi thế tuyệt đối?GhanaHàn QuốcNguồn lực cần thiết để sản xuất ra một tấn sản phẩmCocaGạo10204010Sản lượng sản xuất và tiêu thụ khi chưa có thương mạiCocaGhana10Hàn Quốc2,5Gạo510Sản lượng sản xuất chuyên môn hóaGhanaHàn QuốcCoca200Gạo020Sản lượng tiêu thụ sau khi có Thương Mại (6 tấn Coca đổi 6 tấn gạo)GhanaHàn QuốcCoca146Lượng tiêu thụ gia tăng do chuyên môn hóa và thương mạiCocaGhana4Hàn Quốc3.5Gạo614Gạo14Thuyết lợi thế so sánhLợi thế so sánh (comparative advantage) – theohọc thuyết của David Ricardo về lợi thế so sánh,vẫn có ý nghĩa khi một quốc gia chuyên môn hoátrong sản xuất những hàng hoá mà họ SX hiệu quảnhất và mua những hàng hoá mà họ sản xuất kémhiệu quả hơn (nhưng vẫn hiệu quả hơn các QGkhác)Ví dụSản lượng toàn cầu tiềm năng trong điều kiện thươngmại tự do sẽ lớn hơn so với thương mại bị hạn chế.Thương mại là một trò chơi có tổng dươngThuyết lợi thế tương đối?Nguồn lực cần thiết để sản xuất ra một tấn sản phẩmCocaGạoGhana1012.5Hàn Quốc4020Sản lượng sản xuất và tiêu thụ khi chưa có thương mạiCocaGạoGhana108Hàn Quốc2,55GhanaHàn QuốcSản lượng sản xuất chuyên môn hóaCoca150Gạo410Sản lượng tiêu thụ sau khi có Thương Mại (6 tấn Coca đổi 6 tấn gạo)GhanaHàn QuốcCoca114Gạo106Lượng tiêu thụ gia tăng do chuyên môn hóa và thương mạiCocaGạoGhana12Hàn Quốc1.51Tự do thương mại hoàn toàncó phải luôn mang lại lợi ích? Tự do thương mại hoàn toàn luôn mang lại lợi ích nhưngkhông phải mang lại nhiều lợi ích như Thuyết lợi thế so sánhlập luận, do: Không thể tự do di chuyển nguồn lực từ hoạt động sản xuất này sanghoạt động khác Lợi ích giảm dần khi chuyên môn hóa Ảnh hưởng của tự do thương mại có tính động và vì vậy phức tạp (xemchỉ trích của Samuelson ở slide sau) Nhưng tự do hóa thương mại đem lại lợi ích Sử dụng nguồn lực từ nước ngoài Gắn liền với tốc độ tăng trưởng cao hơnCác nước giàu có bị tác động tiêu cực bởitự do hóa thương mại? Paul Samuelson – Lợi ích động từ tự do thương mạicó thể không phải luôn mạng lại lợi ích cho các nướcphát triển vì dẫn đến thu nhập thực ở các quốc gia nàygiảm điVí dụ: Ở Mỹ hiện nay sử dụng nhân công trong mảngdịch vụ như chăm sóc khách hàng, công nghệ thôngtin từ nước ngoài làm giảm thu nhập của công dânMỹTuy nhiên cầm tự do hóa thương mại có thể manglại nhiều tổn thất hơnHọc thuyết Heckscher – Ohlin Học thuyết Heckscher – Ohlin: lợi thế so sánh hình thành từ nhữngkhác biệt quốc gia về mức độ sẵn có của các yếu tố sản xuất (factorendowments) Mức độ sẵn có của YTSX là mức độ dồi dào tài nguyên của mộtquốc gia như đất đai, lao động và vốn; YTSX càng dồi dào thìchi phí càng thấp Các quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hoá sử dụng nhiều cácYTSX dồi dào tại địa phương và nhập khẩu những hàng hoá sửdụng nhiều YTSX khan hiếm Học thuyết dễ tiếp cận nhưng không giải thích các hiện tượngkinh tế tốt bằng thuyết lợi thế so sánh (Leontief Paradox). Tuynhiên học thuyết này có giá trị dự báo hơn nếu yếu tố côngnghệ được đưa vào xem xétHọc thuyết về vòng đời sản phẩm Học thuyết về vòng đời sản phẩm (productlife-cycle theory) – Khi các sản phẩm đã chínmuồi, vị trí bán hàng và địa điểm sản xuất tốiưu sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến dòng chảy vàxu hướng thương mại (Raymond Vermon đưara giữa thập niên 60) Học thuyết này có thể giải thích các hiệntượng thương mại thập niên 60-70 nhưng ítphù hợp với ngày nayHọc thuyết thương mại mới Học thuyết thương mại mớiTính kinh tế theo quy mô là hiện tượng giảm chi phítrên một đơn vị sản xuất nhờ sản lượng đầu ra lớnHọc thuyết này nêu ra 2 điểm quan trọng:thông qua tác động lên tính kinh tế theo quy mô, thươngmại có thể làm gia tăng mức độ đa dạng của các hàng hoácung cấp cho người tiêu dùng và giảm bớt chi phí bìnhquân trên 1 đv sản phẩmNhững ngành sản xuất mà sản lượng đầu ra đòi hỏi đạttính kinh tế theo quy mô phải có tỉ trọng nhu cầu đáng kểtrong tổng cầu thế giới, thị trường toàn cầu chỉ có thể hỗtrợ cho một số ít doanh nghiệp cần trở thành quốc giatiên phongÝ nghĩa của Học thuyết thươngmại mới? Quốc gia có thể có lợi ích từ thương mại ngay cả khikhông có lợi thế từ lợi thế nguồn lực hay công nghệ Một quốc gia có thể trở thành nước xuất khẩu chính chomột mặt hàng nếu nó là quốc gia đầu tiên sản xuất sảnphẩm đó Chính phủ nên xem xét bảo hộ các công ty và ngành trong giaiđoạn đầu đưa ra sản phẩm và những ngành công nghiệp đòihỏi tính kinh tế theo quy mô.Học thuyết lợi thế cạnh tranhcủa Porter? Michael Porter (1990) giải thích vì sao một quốcgia thành công trong một số ngành Nhận dạng 4 nhóm yếu tố:1. Sự sẵn có nguồn lực (yếu tố sản xuất) Có thể là yếu tố cơ bản (tài nguyên thiên nhiên) hoặc yếutố cao cấp (lao động có trình độ cao, bí quyết công nghệ) Có thể dẫn đến sức mạnh cạnh tranhWhat Is Porter’s Diamond OfCompetitive Advantage?2. Yếu tố cầu – đặc điểm về cầu của thị trường nướcchủ nhà như tính phức tạp và yêu cầu cao có thể tạoáp lực để công ty nâng cao năng lực cạnh tranh3. Các ngành công nghiệp liên quan và phụ trợ4. Chiến lược, cơ cấu và năng lực của doanh nghiệpWhat Is Porter’s Diamond OfCompetitive Advantage?4. Firm strategy, structure, and rivalry - the conditionsgoverning how companies are created, organized,and managed, and the nature of domestic rivalry different management ideologies affect the developmentof national competitive advantage vigorous domestic rivalry creates pressures to innovate,to improve quality, to reduce costs, and to invest inupgrading advanced featuresWhat Is Porter’s Diamond OfCompetitive Advantage?Determinants of National Competitive Advantage: Porter’s DiamondHọc thuyết của Porter có đúng? Chưa có nghiên cứu thực nghiệm đầy đủ Có ý nghĩa là chính phủ cần Tác động đến cầu thông qua đưa ra các tiêu chuẩn sảnphẩm Tăng cạnh tranh bằng luật chống độc quyền và các quyđịnh Chú trọng giáo dục để nâng cao trình độ lao động và hoànthiện cơ sở hạ tầng.Thương mại tự do Thương mại tự do (Free trade) chỉ tình trạngmà chính phủ không cố gắng hạn chế những gìcông dân của họ có thể mua hoặc bán với mộtnước khác.Nhiều quốc gia trên danh nghĩa đã cam kết tự dohoá thương mại vẫn can thiệp vào thương mạiquốc tế để bảo hộ lợi ích của những nhóm chính trịquan trọng hoặc những nhà SX nội địa trọng yếuBiện pháp thực thi chính sáchthương mại của chính phủ Chính phủ sử dụng những biện pháp sau đểđiều tiết thương mại quốc tế:1. Thuế (Tariffs) – thuế đánh vào hàng hoá nhậpkhẩu làm tăng chi phí hàng nhập khẩu so vớihàng nội địa Thuế tuyệt đối (Specific tariffs) – áp dụng mộtmức thuế cố định trên mỗi đơn vị hàng nhập khẩu Thuế theo giá trị (Ad valorem tariffs) – áp dụngdưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị hàng nhậpkhẩuBiện pháp thực thi chính sáchthương mại của chính phủ Thuế Tăng nguồn thu chính phủ Làm người tiêu dùng phải trả chi phí cao hơncho một số hàng nhập khẩu Hỗ trợ nhà sản xuất, chống lại người tiêu dùng Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thếgiới.Biện pháp thực thi chính sáchthương mại của chính phủ2. Tài trợ (Subsidies) – Là khoản trợ cấp chínhphủ dành cho nhà sản xuất nội địa Trợ cấp giúp các nhà sản xuất nội địa Cạnh tranh với hàng ngoại nhập Giành lợi thế trên thị trường xuất khẩu Trợ cấp có được từ nguồn thu thuế đánh vào cánhân và doanh nghiệpBiện pháp thực thi chính sáchthương mại của chính phủ3. Hạn ngạch nhập khẩu (Import Quotas) – hạn chế sốlượng một loại hàng hoá có thể nhập khẩu vào mộtnước Thuế theo hạn ngạch (Tariff rate quotas) – mộtmức thuế được áp dụng cho hàng nhập khẩu nằmtrong hạn ngạch sẽ thấp hơn mức thuế cho hàngnhập khẩu vượt hạn ngạch Lợi tức từ hạn ngạch (A quota rent) - phần lợitức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả tạobởi hạn ngạch nhập khẩuBiện pháp thực thi chính sáchthương mại của chính phủ4. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VoluntaryExport Restraints) – hạn ngạch thương mạiđược đặt ra bởi nước xuất khẩu, thường theoyêu cầu của nước nhập khẩu Hạn ngạch nhập khẩu và hạn chế XK tự nguyện Đem lại lợi ích cho nhà sản xuất nội địa Tăng giá nội địa hàng nhập khẩu

Sử chỉ trích của Samuelson về thương mại tự do

Nguồn: “The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát.

Lao động, không giống như nhiều nguồn lực sản xuất khác, là cần thiết trong tất cả các ngành nghề. Do đó sẽ luôn có nhu cầu đối với lao động cho dù toàn cầu hóa làm đảo lộn cơ cấu công nghiệp của một quốc gia tới mức nào đi nữa. Qua thời gian, lao động cũng trở nên linh hoạt. Người lao động có thể di chuyển và được đào tạo lại; những người mới gia nhập có thể được thu hút vào các ngành mới nổi thay vì các ngành công nghiệp đang suy giảm. Cuối cùng, công nhân cũng là người tiêu dùng, những người thường xuyên mua hàng hoá nước ngoài tại các cửa hàng địa phương. Ngay cả khi sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu giá rẻ kéo mức tiền lương (danh nghĩa) của họ xuống, rốt cuộc họ sẽ vẫn thu được phúc lợi nếu giá giảm nhiều hơn.

Tuy nhiên niềm tin của Haberler đã không được chia sẻ rộng rãi. Wolfgang Stolper, một nhà kinh tế học Harvard, nghi ngờ rằng sự cạnh tranh từ các quốc gia dư thừa lao động có thể làm tổn hại người lao động ở những quốc gia khác. Năm 1941, ông cộng tác với Paul Samuelson, đồng nghiệp tại Harvard, để chứng minh điều đó.

Định lý Stolper-Samuelson kết luận rằng loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa thâm dụng lao động sẽ làm giảm tiền lương nhiều hơn giá, làm tổn hại đến tầng lớp người lao động, ngay cả khi phúc lợi tăng lên đối với tổng thể nền kinh tế. Logic của định lý này dựa trên sự tương tác giữa các ngành công nghiệp có mức độ thâm dụng lao động khác nhau. Tốt nhất nên giải thích định lý này với một ví dụ.

Giả sử một nền kinh tế có mức lương cao được chia thành hai ngành công nghiệp: trồng lúa mỳ (thâm dụng đất) và sản xuất đồng hồ, một ngành sử dụng nhiều lao động và được bảo vệ với mức thuế [nhập khẩu đồng hồ] 10%. Nếu bảo hộ [thuế] được dỡ bỏ, giá đồng hồ sẽ giảm 10%. Điều đó sẽ buộc ngành công nghiệp này phải thu hẹp [quy mô], sa thải lao động và bỏ trống đất. Điều đó tới lượt nó sẽ tạo áp lực làm giảm tiền lương và tiền thuê đất. Đáp lại, người trồng lúa mì sẽ mở rộng sản xuất, lợi dụng nguồn đất và lao động mới có sẵn. Xu hướng này sẽ tiếp tục cho đến khi chi phí sản xuất đồng hồ giảm 10%, cho phép ngành công nghiệp này cạnh tranh với hàng nhập khẩu miễn thuế.

Stolper và Samuelson chú ý đến sự kết hợp của chi phí thuê đất và tiền lương để giúp đạt được mức sụt giảm chi phí này. Người ta có thể giả định rằng cả hai sẽ giảm 10%. Nhưng điều đó là sai lầm. Bởi vì sản xuất đồng hồ là ngành thâm dụng lao động, sự thu hẹp sản xuất của nó sẽ tạo ra nhiều lao động dư thừa hơn đất, gây sức ép làm giảm tiền lương nhiều hơn so với tiền thuê đất. Ngược lại, sự mở rộng sản xuất của người trồng lúa mì sẽ gây áp lực làm tăng tiền thuê đất nhiều hơn so với tiền lương. Kết quả cuối cùng là tiền lương sẽ giảm nhiều hơn 10% do tiền thuê đất sẽ giảm ít hơn. Tiền thuê đất sẽ tăng lên một cách nghịch lý. Sự kết hợp của lao động rẻ hơn nhiều và đất đắt hơn một chút sẽ khôi phục lại “giao  kèo” giữa hai ngành sản xuất. Nó sẽ ngăn chặn sự thu hẹp của các nhà sản xuất đồng hồ (vì lao động rẻ hơn sẽ có lợi cho họ nhiều hơn mức mà tiền thuê đất cao hơn gây hại cho họ). Nó cũng sẽ kìm hãm sự mở rộng của người trồng lúa mì (vì tiền thuê đất cao hơn ảnh hưởng xấu đến họ nhiều hơn mức mà lao động giá rẻ sẽ giúp họ).

Trong ví dụ này, tự do hóa thương mại làm sụt giảm tiền lương nhiều hơn giá cả hàng hóa, gây tổn hại đến người lao động trong điều kiện thực tế. Kết luận ảm đạm này đã chứng minh là có ảnh hưởng đáng kể. Nó xuất hiện ngay cả 75 năm sau, trong cuộc tranh luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương giữa Mỹ và 11 quốc gia khác, nhiều trong số đó là các nền kinh tế có mức lương thấp. Một số nhà kinh tế thấy tiếc về tác động này, cho rằng kết luận rõ ràng của định lý không đứng vững nếu đặt ra ngoài các bối cảnh ước lệ mà trong đó định lý được hình thành lúc ban đầu. Ngay cả đồng tác giả của định lý, Paul Samuelson, cũng do dự với kết quả này. Về sau ông viết: “Mặc dù thừa nhận đây là một điều khá có khả năng về mặt lý thuyết, hầu hết các nhà kinh tế vẫn có khuynh hướng nghĩ rằng chân lý trong định lý đó là quá ít ỏi nếu xét đến những cân nhắc khác thực tế hơn.”