Súc miệng bằng muối iot có tốt không

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, súc họng bằng nước muối hằng ngày có thể giúp giảm nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm rát họng, cân bằng trạng thái pH của niêm mạc và lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc họng. Cũng như rất tốt cho việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, nhờ vào tác dụng kiềm hóa, nước muối làm tăng độ pH trong miệng, giúp ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn.

Nhiều người cho rằng pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao, nên đã pha nước muối rất mặn để súc miệng hàng ngày. Tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô rát, thậm chí trầy xước, chảy máu vùng họng, nguy hiểm hơn. Chỉ nên súc họng 3 lần/ngày. Súc họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý, tốt nhất với dung dịch Chlorhexidine gluconate, là dung địch được WHO và các bác sĩ khuyến nghị sử dụng trong nước súc miệng để diệt vi rút.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không

Súc họng nước muối bảo vệ bạn khỏi COVID-19?

Nhiều người cho rằng chỉ cần súc họng bằng nước muối, hoặc nhỏ mũi bằng nước muối cũng có thể phòng ngừa được COVID-19. Song, các chuyên gia y tế cho biết, chưa có bằng chứng cho thấy việc thường xuyên nhỏ mũi, súc họng bằng nước muối và nước sẽ bảo vệ bạn chống lại hoặc chữa khỏi bệnh do COVID -19 gây ra.

Trước khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phải đi qua mũi, miệng, sinh sôi ở vùng hầu họng. Sau một thời gian ủ bệnh, virus mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới là phổi, phế quản. Vì thế, nếu bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên này bằng cách súc miệng, súc họng sát khuẩn, sẽ giúp hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn.

Một số loại nước muối (hay dung dịch NaCL) được sử dụng phổ biến, cần nhận biết và phân loại như sau:

Nước muối sinh lý: là dung dịch nước muối được pha chế với tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất là 0,9%. Tức 1 lít nước cất với 9g natri chloride tinh khiết. Nên chọn thương hiệu có uy tín để sử dụng hằng ngày.

Nước muối ưu trương: là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất cao hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng cao thì độ ưu trương càng mạnh. Một số chuyên gia nước các nước châu u có nghiên cứu cho thấy, ở nồng độ muối cao hơn (1,5%) là môi trường không thuận lợi, ức chế được xấp xỉ 100% virus corona và rất nhiều loại bệnh viêm nhiễm do virus khác. Nhưng nên có ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng.

Nước muối nhược trương: là dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCL tinh khiết/nước cất thấp hơn 0,9%. Nồng độ NaCL càng thấp hơn nhiều thì dung dịch càng nhược trương. Loại này thường dùng để rửa mũi khi sổ mũi, nghẹt mũi, hoặc xông vùng mũi, họng… có thể dùng được cho trẻ em.

Nước muối tự pha: pha nước với muối sạch (muối hạt, muối tinh luyện…) tại nhà rất khó để định lượng bao nhiêu là đủ, mặn quá thì không tốt cho sức khỏe còn gây hại cho vùng hầu họng và không tốt cho người bị tăng huyết áp, bệnh thận; nhạt quá sẽ ít tác dụng sát khuẩn và trung hòa pH.

Súc họng chứ không chỉ súc miệng

Việc súc miệng rất quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, súc họng không phải ai cũng nghe và chưa thực sự phổ biến. Điều này dẫn tới việc nhầm lẫn giữa súc miệng và súc họng có thể gây nhiều vấn đề sức khỏe.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không

Súc họng hoàn toàn khác với súc miệng về cách thức, mục đích, lợi ích

Súc miệng là sử dụng dung dịch tại khoang miệng để vệ sinh các bộ phận trong khoang miệng như răng, nướu, lưỡi, má trong, giảm hình thành mảng bám răng và các bệnh về răng nướu như nha chu, loét miệng, sâu răng…

Súc họng là biện pháp tuyệt vời giúp giảm nhanh chóng triệu chứng, phối hợp tăng cường hiệu quả điều trị bệnh lý đường hô hấp trên từ khu vực họng, amidan, thanh quản để ngăn xâm lân xuống đường hô hấp dưới và gây ra các nguy cơ biến chứng.

Dùng khoảng 5ml nước muối và để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Mỗi lần khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây, để các hoạt chất phát huy tác dụng. Không nên để lâu thì nước súc miệng sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho niêm mạc miệng. Sử dụng đều đặn nhưng không được lạm dụng.

Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm nên sử dụng dung dịch sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) chuyên biệt.

Đừng quên Tuân thủ nguyên tắc 5K, đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, chế độ dinh dưỡng và vận động nâng cao sức đề kháng… để có thể phòng bệnh tốt nhất, tự bảo vệ bản thân để cùng chung tay đẩy lùi đại dịch!

Ngậm nước muối trong quy trình chăm sóc, vệ sinh răng miệng hằng ngày có tác dụng rất lớn để duy trì một sức khỏe răng miệng tốt. Nước muối có khả năng kiềm hóa, cân bằng pH trong khoang miệng, nhờ đó mà ức chế quá trình sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Vậy công dụng cụ thể khi ngậm nước muối là gì?

1. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Ngậm nước muối vào buổi tối trước khi đi ngủ hoặc buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, từ đó ngăn ngừa được các bệnh lý răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Ngậm nước muối giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn

2. Loại bỏ mùi hôi miệng

Súc miệng bằng nước muối đúng cách không chỉ ngăn ngừa được vi khuẩn mà còn loại bỏ được mảng bám trên răng và nướu, nhờ đó mà cải thiện tình trạng hôi miệng hiệu quả.

3. Làm dịu cơn đau nhức do vết loét nhiệt miệng

Ngậm nước muối một cách nhẹ nhàng sẽ giúp làm dịu vết thương, đồng thời còn hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng hơn.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Làm dịu cơn đau nhức do vết loét nhiệt miệng

4. Dịu cơn đau họng

Trường hợp bạn bị cảm dẫn đến ho, đau họng nhiều, việc súc miệng bằng nước muối thường xuyên sẽ cải thiện tình trạng đau họng đáng kể.

II. Nên ngậm nước muối trong bao lâu?

Nên ngậm nước muối trong bao lâu để mang lại hiệu quả chăm sóc răng miệng tốt nhất là băn khoăn của rất nhiều người.

Theo các chuyên gia, mặc dù nước muối mang lại nhiều lợi ích nhưng nếu ngậm quá lâu trong miệng có thể dẫn đến tình trạng phản tác dụng. Cụ thể nhất là tình trạng niêm mạc trong khoang miệng bị tổn thương, men răng bị mài mòn nhanh hơn.

Thời gian ngậm nước muối tốt nhất là trong khoảng 60 – 90 giây. Sau đó súc miệng lại thật sạch bằng nước để loại bỏ hoàn toàn muối còn đọng lại trong khoang miệng.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
60 – 90 giây là thời gian ngậm nước muối tốt nhất

III. Ngậm nước muối có làm chắc răng không?

Răng lung lay là do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể đến như: viêm lợi, lực nhai quá mạnh, bệnh nha chu, mảng bám thức ăn và cao răng, hoặc do khớp cắn bị lệch lạc, đôi khi là bởi những rối loạn nội tiết tố bên trong của cơ thể. Ngậm nước muối là cách để làm chắc răng không tốn kém chi phí nhưng mang lại hiệu quả đáng kể.

Ngậm nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp cho nướu răng chắc lại, răng không còn bị lung lay nữa. Giúp răng tránh những bệnh do vi khuẩn sót lại trong răng gây ra.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Ngậm nước muối mỗi tối trước khi đi ngủ

Việc sử dụng kem đánh răng có chứa tinh thể muối biển cũng có tác dụng làm chắc răng, trắng răng, cải thiện men răng. Không chỉ vậy, nó còn giúp bạn kháng khuẩn răng miệng một cách hiệu quả, điều này đồng nghĩa nướu của bạn cũng được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của vi khuẩn.

IV. Phương pháp vệ sinh răng miệng bằng nước muối đúng cách

Việc sử dụng nước muối súc miệng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt, một số lưu ý khi sử dụng nước muối súc miệng như sau:

1. Không dùng nước muối nồng độ cao

Theo kết quả nghiên cứu, muối là một chất có khả năng sát khuẩn cao, súc miệng bằng nước muối hằng ngày sẽ tiêu diệt được những vi khuẩn gây hại cho răng miệng

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Không dùng nước muối nồng độ cao

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen xúc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muối mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn. Đó là một quan niệm sai lầm nghiêm trọng, bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây ra thừa muối trong cơ thể.

Việc thừa muối sẽ khiến bạn khó hấp thụ canxi và còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp,… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cơ thể.

2. Nước muối không thay thế được kem đánh răng

Dù nước muối có tính chất kháng khuẩn, loại bỏ mảng bám vi khuẩn trong khoang miệng rất tốt nhưng không thể chỉ súc miệng bằng nước muối mà bỏ qua việc chải răng hàng ngày. Có thể dùng nước muối trước hoặc sau khi chải răng đều được, nhớ là không nên nuốt nước muối nhé!

Việc chải răng hàng ngày nên đi kèm với súc miệng bằng nước muối 2-3 lần cùng với chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn còn sót ở kẽ, chân răng là điều cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả ngăn ngừa bệnh nha chu, viêm nướu rất cao.

Bạn cũng có thể dùng nước muối tự pha (nồng độ đúng vừa phải) hoặc nước muối sinh lý có thể mua tại các nhà thuốc rất tiện cho việc sử dụng hàng ngày.

Cách pha nước muối tại nhà: Pha muối vào nước theo tỷ lệ như sau: 1 lít nước đun sôi để nguội pha với 9 g muối để có dung dịch muối nồng độ 0,9 %. Cho nước muối vào bình sạch đẩy nắp lại cẩn thận để dùng dần. Chỉ nên pha một lượng dung dịch vừa phải, không nên pha quá nhiều để lâu sẽ giảm tác dụng.

3. Súc miệng bằng nước lọc sau khi ngậm nước muối

Nhiều người súc miệng bằng nước muối xong quên mất phải súc lại bằng nước lọc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều, vì vậy bạn phải súc lại bằng nước lọc để rửa trôi lượng muối còn sót lại và những mảng bám, giúp cho răng miệng sạch sẽ, thơm tho.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Nên súc miệng lại bằng nước lọc sau khi ngậm nước muối

Tóm lại ngậm nước muối có làm chắc răng nhờ vào tính sát khuẩn, bổ sung canxi, làm sạch răng giúp bổ sung men răng, lấy đi những vi khuẩn khó lấy, còn sót lại trên bề mặt răng và trong những ngóc ngách của răng. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng cách hướng dẫn sử dụng và súc miệng bằng nước muối để tránh gây hại cho răng.

Nếu các bạn muốn có hàm răng chắc khỏe không viêm nhiễm hãy sử dụng nước muối một cách khoa học và chăm đi khám răng định kỳ tại nha khoa. Bởi vì dù có kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng nước muối thì vẫn có thể hình thành vôi răng là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý răng miệng.

Cách tốt nhất là khám, kiểm tra, cạo vôi răng định kỳ 3-6 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn hiệu quả.

V. Có thể sử dụng nước muối để súc miệng thường xuyên không?

Trường hợp người bệnh đang gặp tình trạng ho, đau họng do các bệnh cảm cúm thông thường, có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên từ 1 – 2 lần mỗi ngày sau bữa ăn.

Với những người khỏe mạnh bình thường, việc súc miệng bằng nước muối nhằm chăm sóc răng miệng thì vẫn có thể dùng hằng ngày. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý thay vì nước muối tự pha tại nhà để đảm bảo nồng độ muối phù hợp, không làm hư hại, mài mòn lớp men răng.

Súc miệng bằng muối iot có tốt không
Mỗi tuần chỉ nên súc miệng bằng nước muối từ 3 – 4 lần

Nếu muốn có một hàm răng chắc khỏe, việc sử dụng nước muối thôi vẫn chưa đủ. Bạn cần chải răng hằng ngày bằng kem đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa. Đặc biệt, cần khám răng và cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần để loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Như vậy, có thể thấy việc ngậm nước muối đúng cách, khoa học giúp làm chắc răng hiệu quả. Nếu còn thắc mắc vấn đề nào khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại tổng đài 1900 7141 hoặc đến trực tiếp tại nha khoa Đông Nam để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Xem thêm chăm sóc răng miệng:

  • Nên ăn gì để răng chắc khỏe?
  • Ngủ dậy có nên đánh răng ngay không?
  • Nguyên nhân đánh răng hay bị chảy máu là do đâu?

Súc miệng bằng muối iot có tốt không

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu.
1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.
➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM
➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM
2. Các chứng nhận đạt được:
- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất
- Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo
- Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm.
3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.
4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Mẹo hay khác

Trả lời

DỊCH VỤ NHA KHOA

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    CẤY GHÉP IMPLANT

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    CHỈNH NHA - NIỀNG RĂNG

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    GIÁ BỌC RĂNG SỨ

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    TRỒNG RĂNG SỨ

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    HÀM THÁO LẮP

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    TẨY TRẮNG RĂNG

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    MẶT DÁN SỨ LAMINATE

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    TRÁM RĂNG THẨM MỸ

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    ĐIỀU TRỊ VIÊM TỦY

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    NHA CHU - VIÊM NƯỚU

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    NHỔ RĂNG

  • Súc miệng bằng muối iot có tốt không

    CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)