Sức sản xuất của vật nuôi là gì năm 2024

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, và sức lao động. Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người. Chăn nuôi xuất hiện lâu đời trong nhiều nền văn hóa khác nhau kể từ khi loài người chuyển đổi từ lối sống săn bắn hái lượm sang định canh định cư.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Việc chăn nuôi các loài vật bắt nguồn từ quá trình chuyển đổi lối sống của loài người sang định canh định cư chứ không còn sinh sống kiểu săn bắt hái lượm. Con người đã biết thuần hóa động vật và kiểm soát các điều kiện sống của vật nuôi. Dần theo thời gian, các hành vi tập thể, vòng đời, và sinh lý của vật nuôi đã thay đổi hoàn toàn. Nhiều động vật trong trang trại hiện đại không còn thích hợp với cuộc sống nơi hoang dã nữa. Chó đã được thuần hóa ở Đông Á khoảng 15.000 năm, dê và cừu đã được thuần hóa khoảng 8000 trước Công nguyên ở châu Á. Lợn được thuần từ 7000 trước Công nguyên ở Trung Đông và Trung Quốc. Bằng chứng sớm nhất của ngựa thuần là khoảng năm 4000 TCN.

Từ gia súc (en:cattle) có nguồn gốc từ tiếng Anh cổ là "chatel", có nghĩa là tất cả các loại tài sản cá nhân di động (động sản, en:chattel), được phân biệt với các bất động sản không di chuyển được .

Copyright © 2022 Hoc247.net

Đơn vị chủ quản: Công Ty Cổ Phần Giáo Dục HỌC 247

GPKD: 0313983319 cấp ngày 26/08/2016 tại Sở KH&ĐT TP.HCM

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 638/GP-BTTTT cấp ngày 29/12/2020

Địa chỉ: P401, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Mục đích cuối cùng của việc nhân giống, tạo giống là nhằm tạo nên những phẩm giống có sức sản xuất và sinh sản cao, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Sức sản xuất của vật nuôi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: di truyền của phẩm giống, dinh dưỡng, thức ăn, khả năng chống bệnh, kỹ thuật chăn nuôi và môi trường sinh thái mà vật nuôi sinh sống. Việc đánh giá sức sản xuất có ý nghĩa rất lớn trong chăn nuôi.

- Qua việc đánh giá sức sản xuất người ta có thể phát hiện được những giống tốt để tiến hành chọn lọc, nhân giống và lai tạo nhằm tạo ra những phẩm giống có năng suất cao, giá thành hạ, nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Trong công tác giống, chỉ tiêu về sức sản xuất là cơ sở để so sánh sự thay đổi về lượng: Khối lượng , kích thước cơ thể, sản lượng trứng , ... của vật nuôi, từ đó có thể đề ra biện pháp nuôi dưỡng, chọn lọc các con giống và quyết định phương hướng chọn giống và nhân giống. Đồng thời đánh giá được sức sản xuất cũng là cơ sở để tính toán các tham số di truyền áp dụng trong chọn lọc và nhân giống.

- Về mặt kỹ thuật, biết được sức sản xuất sẽ giúp cho việc lập kế hoạch dự trù đầy đủ thức ăn, cũng như các phương tiện khác đồng thời đưa ra các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tác động vào các qui luật sinh trưởng, phát dục nhằm khai thác tối đa sức sản xuất của vật nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Chăn nuôi gia cầm (chăn nuôi gà nói riêng) ở Việt Nam còn chưa phát triển, các trang trại chăn nuôi quy mô lớn, chăn nuôi công nghiệp chưa nhiều , chăn nuôi gà trong các trang trại chăn nuôi tập trung chủ yếu là các giống gà ngoại nhập do đặc tính thuần hóa cao , phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp trang trại tập trung . Các giống gà địa phương chủ yếu chăn nuôi theo phương thức quảng canh , chăn thả tự do, tận dụng nguồn thức ăn và điều kiện tự nhiên sẵn có để chăn nuôi gia đình . Hiện nay, nhu cầu người tiêu dùng về sản phẩm thịt gà ngày càng cao , mặt khác đòi hỏi thịt gà phải săn chắc, gà phải được vận động nhiều, chủng loại thức ăn đa dạng phong phú, tỷ lệ mỡ trong sản phẩm thấp, ... mang nhiều đặc điểm của giống gà địa phương truyền thống. Đáp ứng nhu cầu đó nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã tập trung vào việc lai tạo ra các tổ hợp lai mới giữa các giống cao sản nhập nội và giống địa phương tạo ra các dòng gà có đặc tính phù hợp với phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

Ứng dụng các thành tựu của di truyền học và lai tạo giống gia cầm của thế giới vào thực tiễn chăn nuôi gia cầm ở nước ta đã được các nhà khoa học quan tâm từ những năm 70, nhưng phát triển mạnh và có đóng góp tích cực cho sản xuất là khoảng 10 năm trở lại đây. Các công trình nghiên cứu lai tạo được thực hiện theo 3 hướng:

  1. Lai giữa các giống, dòng gia cầm cao sản nhập nội; 2) Lai giữa các giống gia cầm địa phương trong nước;
  1. Lai giữa một giống là gia cầm cao sản nhập nội với một giống địa phương.

Một số công trình lai tạo gà đ ã được nghiên cứu và công bố kết quả và ứng dụng trong thực tiễn sản xuất :

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.1. Tổng hợp một số công trình lai tạo giữa gà nội và ngoại nhập đã công bố ở nƣớc ta

Cặp lai Tác giả, năm công bố

Red Rhode island x Mía Tạ An Bình, 1973

Red Rhode island x Ri Nguyễn Đức Hưng, 1975

Red Rhode island x Ri Bùi Quang Tiến, Nguyễn Hoài Tao, 1985

Tiền Giang x Tam Hoàng Lê Thanh Hải, Lê Hoàng Dung, Đồng Sỹ Hùng, 1997

Đông Tảo x TH Jangcun Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, 1999

Kabir x Ri; Mía x Ri Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, 1999

Tam Hoàng x Ri Tam Hoàng x Mía

Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Đăng Vang, 2001

Mía x Kabir Ri x Kabir

Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức Hưng, Nguyễn Đăng Vang, 2002

Lương Phượng x Ri Nguyễn Huy Đạt, 2004

Mía x Lương Phượng Đông Tảo x Lương Phượng Đông Tảo x Kabir

Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, 2006

(Nguồn: Nguyễn Đức Hưng (2006), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Đại học Huế )[14]

Từ các kết quả lai tạo , các nhà khoa học đã nghiên cứu chọn tạo ra nhiều công thức lai đem lại giá trị ứng dụng cao trong thực tế sản xuất , sản phẩm nghiên cứu được người dân đón nhận và triển khai rộng khắp , làm phong phú thêm bộ giống gà nuôi trong nông hộ . Với các ưu điểm nổ i trội như tăng khối lượng cơ thể , rút ngắn thời gian chăn nuôi , nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn , cải thiện năng suất trứng , chất lượng thịt , ... nâng cao hiệu quả chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 1.2. Khả năng sản xuất của một số gà lai F1

TT Tổ hợp lai gà trống x gà mái Khối lƣợng cơ thể 12 tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống (%) Tiêu tốn thức ăn/1 kg thịt (kg) F1 nuôi thịt 1. Mía x Kabir 1.820 90 2,91 2. Kabir x Ri 1.720 92 3,17

3. Jiang cun x Kabir 2.289 72,5 2,87

4. Kabir x Jiang cun 2.220 73,2 2,89

5. Kabir x Tam Hoàng 2.300 92 2,9

6. Tam Hoàng x Kabir 2.260 94 2,9

7. Kabir x Lương Phượng 1.740-2.340 95 2,85-3,08

8. Rhoderi x Tam Hoàng 1.300 95 3,25

9. Rhoderi x Jiang cun 1.740 94 3,1

Nguồn: Nguyễn Đức Hưng (2006)[14]

Nước ta có nhiều giống gà có giá trị như : gà Hồ, gà Ri, gà Đông Tảo , gà Mía , ... có ưu điểm thịt ngon , thích nghi cao với các điều kiện khí hậu ở nhiều vùng sinh thái khác nhau trên cả nước , nhược điểm của các giống gà nội là năng suất thị t, trứng thấp không đáp ứng đủ nhu cầu người tiêu dùng . Tận dụng ưu điểm của các giống gà nội , góp phần nâng cao giống gà thả vườn, năm 2007 Trung tâm Nghiên cứu và Huấn l uyện chăn nuôi - Viện chăn nuôi - đã thực nghiệm cho lai tạo giữa gà trống Đông Tảo với mái Lương Phượng tạo con lai F 1 (đặt tên là VP 2) làm cơ sở ch ọn tạo giống . Gà VP2 có đặc điểm mào nụ là chủ yếu (chiếm 95,5%), màu lông được di truyền theo màu lông của gà Đông Tảo , lúc mới nở lông màu sọc dưa chiếm đa số (81,8%), lúc trưởng thành gà tr ống có màu lông đỏ đốm đen , gà mái có 2 nhóm màu lông là nâu lá chuối khô (chiếm 83,56%) và màu vàng đốm (chiếm 16,44%), chân nhỏ có kích thước trung bình từ 4 -4,5cm, da chân có màu vàng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Gà VP 2 có khối lượng cơ thể tại 4 tuần tuổi đạt 355,3g/con tăng hơn so với sơ sinh 8,2 lần, tại thời điểm 8 tuần tuổi khối lượng đạt 1.007,4g/con so với sơ sinh tăng hơn 23,4 lần, độ đồng đều cao , tỷ lệ nuôi s ống đến 8 tuần tuổi đạt 92,60%, mức tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cơ thể tại 8 tuần tuổi là 2,82 kg. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành (thời kỳ đẻ trứng) con trống đạt 2.456,80g/con và 1.843,80g đối với gà mái . Năng suất trứng bình quân 79,69 quả/mái/31tuần đẻ . (Theo Nguyễn Huy Đạt , Hồ Xuân Tùng và CS, 2008)[6].

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Chăn nuôi gia cầm mang lại khối lượng sản phẩm l ớn cung cấp cho nhu cầu về sản phẩm thịt cho nhân loại , chính vì vậy việc nghiên cứu chọn tạo ra các dòng , giống gia cầm mới có năng suất, sản lượng cao luôn đ òi hỏi các nhà khoa học quan tâm .

Bằng các công thức lai tạo và chọn lọc giữa các giống gà nhập n ội và các giống gà địa phương , người Trung Quốc đã thành công trong việc cho ra đời nhiều giống gà có khả năng sinh trưởng phát triển cao , phù hợp với nhiều phương thức chăn nuôi khác nhau: Giống gà Tam Hoàng, Lương Phượng, ... đây là các giống gà được tạo ra trên cơ sở lai tạo và chọn lọc giữa giống gà Thạch Kỳ của Trung Quốc với các giống gà ngoại nhập (giống gà Kabir của Is rael). Các giống gà này có nhiều đặc điểm vượt trội, cải thiện đáng kể ngoại hình và thể chất mà vẫn giữ được các đặc tính di truyền quý của giống gà địa phương.

Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật , nhiều giống gà cao sản mới được chọn tạo và đưa vào sản xuất có tính chuyên biệt theo các hướng khác nhau, hãng SASSO (Pháp) đã tiến hành lai tạo và nhân giống thành công giống gà Sasso năm 1978 với nhiều dòng khác nhau gồm 18 dòng gà trống và 6 dòng gà mái phù hợp vớ i các phương thức , mục đích chăn nuôi . Giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ở Israel, công ty Kabir đã tạo ra giống gà Kabir từ con lai của giống gà địa phương Sinai có sức chịu nóng cao với gà Whiter Leghorn, Plymouth. Hiện nay, công ty Kabir đã tạo ra 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng nổi tiếng bán ra khắp thế giới là dòng trống K100, K100N, K400, K400N, K666, K666N, K368 và K66; dòng mái gồm K44, K25, K123 (Lông trắng) và K156 (Lông nâu).

1.3. Giới thiệu về đối tƣợng nghiên cƣ́u

1.3.1. Giống gà Lương Phượng

Gà Lương Phượng còn được gọi là gà Lương Phượng Hoa là giống gà kiêm dụng trứng - thịt, lông màu được nhập nội từ Trung Quốc, là kết quả lai tạo giữa dòng trống là giống gà nội của Trung Quốc với dòng mái nhập ngoại (Nguyễn Duy Hoan , 1999)[13]. Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta từ cuối năm 1997 và đã được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương trong cả nước. Đây là giống gà có khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện chăn nuôi: nuôi nhốt (nuôi công nghiệp), bán chăn thả, chăn thả. Gà có thân hình chắc, thịt ngon, lông có hai màu chính: vằn sọc dưa và màu vàng rơm; con trống màu cánh gián, mào cờ; mỏ, da, chân màu vàng. Tốc độ sinh trưởng nhanh và có sức kháng bệnh tốt.

Theo các tác giả Vũ Ngọc Sơn, Nguyễn Huy Đạt, Trần Long (1998)[29], khi nghiên cứu về gà Lương Phượng cho biết: gà có tỷ lệ nuôi sống đạt 90 - 95% và ít mắc các bệnh gặp p hải trong chăn nuôi gà công nghiệp, khả năng sử dụng thức ăn tốt trong chăn nuôi tập trung, sau 90 ngày nuôi gà trống đạt 2.700g/con, gà mái đạt 2.000g/con, chi phí 2,5 - 2,6kg thức ăn/1kg tăng khối lượng. Nuôi chăn thả 100 - 120 ngày bình quân khối lượng gà đạt 2.100 - 2.300g/con.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Vang (2001)[50], gà trống Lương Phượng có màu vàng tía, gà mái có màu vàng xám. Da, mỏ, chân gà Lương Phượng có màu vàng. Gà thương phẩm ở 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể con trống 1.850g/con, con mái 1.680g/con, tỷ lệ nuôi sống đạt 96,5%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Các tác giả Trần Công Xuân , Hoàng Văn Lộc, Bạch Thị Thanh Dân, Lê Thu Hiền, Nguyễn Quý Khiêm, Phùng Đức Tiến, Đỗ Thị Sợi, Nguyễn Liên Hương (2001)[61], nghiên cứu khả năng sản xuất của gà Lương Phượng Hoa Trung Quốc cho kết quả : gà Lương Phượng nuôi thương phẩm có khả năng cho thịt cao, khối lượng cơ thể lúc 10 tuần tuổi đạt 1.788,4g - 1.822,65g/con, tiêu tốn 2,64 - 2,68kg thức ăn/1kg tăng khối lượng, chỉ số sản xuất (PN - Production Number) ở 8 - 10 tuần tuổi từ 96,81 - 108,04; thành phần hoá học của thịt tương đương với thịt gà nội, tỷ lệ nuôi sống cao đạt 98%.

1.3.2. Giống gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo (còn có tên gọi là Đông Cảo): có nguồn gốc ở thôn Đông Tảo xã Cấp Tiến huyện Khoái Châu tỉnh Hưng Yên. Hiện nay, giống gà này được phát triển ra nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên, ngoài ra còn được nuôi ở tỉnh Hải Dương, Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, ...

Gà Đông Tảo có đặc điểm nổi bật là tầm vóc thô , đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vảy , xương to , nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da đỏ ở bụng và cổ (gà trống ); da màu trắng đục (gà mái ). Gà trống có lông màu mận chín (màu mã lĩnh ) chiếm đa số , con mái có màu lông điển hình chiếm đa số là xám xen k ẽ đốm đen, nâu (màu lá chuối khô). Khối lượng cơ thể lúc mới nở là 33g/con (Nguyễn Đức Hưng trích dẫn của Sử An Ninh và đồng nghiệp, 2003)[14]. Gà thịt lúc 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình con trống đạt 2,5 kg, con mái đạt 2,0 kg. Gà đẻ lúc 4 tháng tuổi, con trống trung bình đạt 4,8 kg/con, con mái 3,5 kg/con (Theo tài liệu: Atlas các giống gia súc, gia cầm Việt Nam, 2004)[52]. Lúc trưởng thành con mái nặng 2,5 - 3 kg, con trống nặng 3,5 - 4 kg, sức đẻ bình quân 60 - 70 trứng/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 60g/quả, gà Đông Tảo thiên về hướng sản xuất thịt rõ rệt, có thể lai với các giống gà khác tạo giống gà nuôi thịt (Nguyễn Duy Hoan , Bùi Đức Lũng, Nguyễn Thanh Sơn , Đoàn Xuân Trúc , 2004)[13].

Gà Đông Tảo có ưu điểm: Tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhưng có nhược điểm xương to, đẻ ít, khả năng tăng đàn chậm, gà con mọc lông chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, gà Đông Tảo được nuôi theo 2 hướng: Nuôi thuần chủng và lai tạo với các giống gà khác , gà trống Đông Tảo thường được dùng để lai với gà Ri, gà Lương Phượng, gà Kabir tạo con lai lấy thịt có tốc độ sinh trưởng nhanh và chất lượng thịt tốt được thị trường tiêu dùng chấp nhận . Đây là vốn gen quí dùng để lai với các giống gà khác sẽ cho gà broiler có năng suất cao.

Gà Lương Phượng Gà Đông Tảo (Đông Cảo)

Hình 1.1. Ảnh gà Lƣơng Phƣợng và gà Đông Tảo

(Nguồn: Atlas các giống gia súc, gia cầm Việt Nam,

http://www.vcn.vnn.vn/Post/atlat/Giongnoi/ga_dongtao.pdf) [52].

Việc sử dụng công thức lai giữa gà trống Đông Tảo với mái Lương Phượng tạo con lai có sức chống chịu cao với điều kiện ngoại cảnh, nâng cao khả năng sinh sản, phù hợp với điều kiện chăn nuôi bán chăn thả ở địa bàn vùng núi và trung du phía Bắc. Con lai lớn nhanh, chịu đựng kham khổ tốt, chất lượng thịt thơm ngon.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng II

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng) 01 ngày tuổi của Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện chăn nuôi - Viện Chăn nuôi .

- Thời gian nuôi từ 1 ngày tuổi đến 91 ngày tuổi (13 tuần). - Địa điểm: Tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .

2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 8 năm 2009 đến tháng 10 năm 2010.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu so sánh các đặc điểm năng suất của gà lai F 1 (trống Đông Tảo x mái Lương Phượng ) và gà Lương Phượng thuần ở phương thức chăn nuôi bán chăn thả.

- Nghiên cứu khả năng sản xuất của gà lai F1 ở 2 phương thức nuôi nhốt và bán chăn thả.