Ban thanh tra nhân dân là tổ chức gì năm 2024

Nhiệm vụ, quyền hạn chung của hai loại hình Ban Thanh tra nhân dân được quy định tại Chương VI Luật Thanh tra số 56/2010/QH 12 ngày 15/11/2010. Do đặc điểm của từng loại hình Ban Thanh tra nhân dân sẽ có nhiệm vụ cụ thể được quy định tại Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.

Nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 66 Chương VI Luật Thanh tra số 56/2010/QH 12 ngày 15/11/2010 như sau: “Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước”.

Quyền hạn của Ban Thanh tra nhân dân được quy định tại Điều 67 Chương VI Luật thanh tra số 56/2010/QH 12 ngày 15/11/2010. Ban thanh tra nhân dân có các quyền hạn sau:

Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.

Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.

Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý.

Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của hai loại hình Ban thanh tra nhân dân (ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước) như sau:

Ở xã, phường, thị trấn, Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ:

1. Giám sát cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn trong việc thực hiện chính sách, pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở theo quy định tại Điều 13 Nghị định 159/2016/NĐ-CP. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

2. Xác minh những vụ việc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao;

3. Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại xã, phường, thị trấn theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

Ở xã, phường, thị trấn, Ban thanh tra nhân dân có quyền hạn sau:

1. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức, đơn vị;

2. Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

3. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban Thanh tra nhân dân có nhiệm vụ:

1. Giám sát cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và cá nhân có trách nhiệm ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại Điều 29 Nghị định 159/2016/NĐ-CP. Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì kiến nghị người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó;

2. Xác minh những vụ việc do người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao;

3. Tham gia việc thanh tra, kiểm tra tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin, tài liệu, cử người tham gia khi được yêu cầu;

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do pháp luật quy định.

Tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, Ban Thanh tra nhân dân có các quyền hạn sau:

1. Kiến nghị với người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước xử lý vi phạm theo thẩm quyền và khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua hoạt động giám sát, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;

2. Kiến nghị Ban chấp hành công đoàn cơ sở và người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước các hình thức động viên, biểu dương, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động phát hiện sai phạm và có thành tích trong công tác;

3. Tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến phạm vi giám sát của Ban thanh tra nhân dân.

Ban thanh tra nhân dân là tổ chức gì năm 2024
Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác Thanh tra nhân dân tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, Ban Thanh tra nhân dân phải tuân thủ nguyên tắc hoạt động được quy định tại Điều 4 Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ: “Ban Thanh tra nhân dân hoạt động theo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ và kịp thời; làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số”.

Điều 5 Nghị định 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ cũng quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra nhân dân như sau: Đe dọa, trả thù, trù dập đối với thành viên Ban thanh tra nhân dân; Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân để kích động, dụ dỗ, lôi kéo người khác khiếu nại, tố cáo sai sự thật và thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Hiểu rõ nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động và những hành vi bị cấm trong hoạt động thanh tra nhân dân giúp cho mỗi cán bộ, đoàn viên, ủy viên thanh tra nhân dân trên từng vị trí công tác của mình sẽ có những đóng góp nhất định để công tác thanh tra nhân dân của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ngày càng hiệu quả.

Ban thanh tra nhân dân là gì?

Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước.

Ban thanh tra nhân dân trường học gồm những ai?

Ban Thanh tra nhân dân gồm trưởng ban, phó trưởng ban và các ủy viên. Trường hợp số lượng thành viên Ban Thanh tra nhân dân từ 9 người trở lên thì số lượng phó trưởng ban không quá 2 người.

Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan đơn vị đo ai trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn hoạt động?

Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động; Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây ...

Sở lượng thành viên Ban thanh tra nhân dân ở phường được quy định như thế nào?

Theo như quy định trên, số lượng của ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn tương ứng số lượng thôn, tổ dân phố trên địa bàn cấp xã nhưng không ít hơn 05 thành viên. Đối với xã, phường, thị trấn có dưới 05 thôn, tổ dân phố thì được bầu tối đa 05 thành viên Ban Thanh tra nhân dân.