Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Tài sản cố định là gì? Tài sản nào là công cụ dụng cụ? Điều kiện để ghi nhận tài sản cố định là gì? Đó là điều mà đa số doanh nghiệp nghĩ đến khi quản lý, vận hành doanh nghiệp. Việc hiểu biết sâu sắc về tài sản cố định cũng như điều kiện ghi nhận tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về loại tài sản này. Từ đó doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định khi đưa tài sản cố định vào trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1. Tài sản cố định là gì?

Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài sản cố định được hiểu là tài sản có giá trị lớn, được sử dụng trong nhiều hoạt động, chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp. Tài sản cố định là một trong các loại tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới dạng tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, mang lại lợi nhuận kinh tế từ việc sử dụng loại tài sản này và được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

1.1. Tài sản cố định hữu hình là gì?

Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động có hình thái vật chất thỏa mãn yêu cầu của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu, như là nhà cửa, kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc,…

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

1.2. Tài sản cố định vô hình là gì?

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện một lượng giá trị đầu tư thỏa mãn các yêu cầu của tài sản cố định vô hình, như là các chi phí liên quan đến đất sử dụng, chi phí bản quyền tác giả, bằng sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh,…

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Có thể nói tài sản cố định là một trong những loại tài sản quan trọng trong vận hành của doanh nghiệp, loại tài sản này không được bán trực tiếp cho người tiêu dùng/người tiêu dùng cuối cùng của doanh nghiệp mà được sử dụng để tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp.

Ví dụ: Doanh nghiệp X chuyên chế biến thực phẩm thủy hải sản đóng hộp và phân phối trên thị trường tiêu dùng. Tài sản hiện tại của công ty sẽ là các khoản tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang luân chuyển,…), hàng tồn kho (nguyên vật liệu sản xuất, bàn, ghế,…), các khoản thu dài hạn,… Các loại tài sản cố định dài hạn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh sẽ là máy sấy khô thực phẩm, tủ đông, máy tính tiền để thanh toán bằng tiền mặt, các phương tiện cơ giới dùng để vận chuyển, giao hàng,… Các loại tài sản cố định này có giá trị lớn nhưng không được dùng để bán trực tiếp cho người tiêu dùng mà được dùng để tạo sản phẩm bán ra cho người tiêu dùng trên thị trường. Từ đó mang về doanh thu, dòng tiền cho doanh nghiệp.

2. Vai trò của tài sản cố định trong vận hành doanh nghiệp

Tài sản cố định giữ vai trò là tư liệu lao động chủ yếu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, là điều kiện giúp tăng năng suất lao động, tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất là các yếu tố chính để xác định quy mô, năng lực sản xuất của một doanh nghiệp. Vì vậy, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì TSCĐ là cơ sở vật chất và có vai trò cực kỳ quan trọng.

Các công ty, doanh nghiệp sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn sẽ có được lợi thế cạnh tranh hơn so với các đối thủ trên thị trường. Bên cạnh việc tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp thì TSCĐ còn được các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng khi quyết định đầu tư vào một công ty đó hay là không.

Ví dụ: Tỷ số vòng quay tài sản cố định được sử dụng để xác định hiệu quả của tài sản cố định trong việc tạo ra doanh thu, đo lường hiệu suất hoạt động của công ty. Các nhà đầu tư sẽ dựa vào việc theo dõi tỉ lệ vòng quay tài sản cố định trong các năm để xem việc đầu tư tài sản cố định của công ty có giúp tăng trưởng doanh thu hay không.

Việc hiểu biết, cải tiến, đổi mới và sử dụng hiệu quả tài sản cố định trong doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp dễ dàng phân loại tài sản cố định để đầu tư, khai thác TSCĐ đạt hiệu quả, quyết định đến việc vận hành, phát triển bền vững của doanh nghiệp.

3. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định trong doanh nghiệp

Thông thường sẽ dựa vào thời gian sử dụng, giá trị, hình thái của tài sản để ghi nhận tài sản đó có phải là tài sản cố định hay không. Các tiêu chí, điều kiện ghi nhận tài sản cố định được quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC.

3.1. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình phải có hình thái vật chất cụ thể và cần phải thỏa mãn 3 điều kiện tiêu chuẩn sau đây:

– Việc đầu tư, sử dụng tài sản trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải mang lại lợi ích kinh tế ở hiện tại và trong tương lai.

– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách chính xác, đáng tin cậy và theo quy định thì có từ 30.000.000 đồng trở lên.

– Có thời gian sử dụng phải từ 1 năm trở lên.

Ví dụ: Một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất và bán đồ chơi, công ty đầu tư và mua một nhà xưởng cùng với hệ thống máy móc, thiết bị để sản xuất với tổng giá trị là hơn 6 tỷ đồng. Công ty dự kiến sử dụng nhà xưởng, máy móc, thiết bị trong vòng 5 năm tới, những tài sản này được coi là tài sản cố định hữu hình vì chúng có hình thái vật chất cụ thể, có thời gian sử dụng trên 1 năm và được sử dụng để tạo ra doanh thu cho công ty.

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Và với những tài sản có giá trị thấp dưới 30.000.000 đồng và chưa đủ điều kiện hình thành tài sản cố định thì tài sản đó là công cụ dụng cụ.

Trường hợp một hệ thống máy bao gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận đều có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu chúng thì hệ thống vẫn đảm bảo hoạt động được tính năng chính, nhưng vì một vài lý do nhu cầu quản lý riêng và các bộ phận này thỏa mãn 3 tiêu chuẩn trên thì được xem là tài sản cố định hữu hình độc lập.

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Ví dụ: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp sở hữu một hệ thống máy bao gồm 2 máy A và B trong hệ thống. Mục đích của doanh nghiệp là tạo ra sản phẩm X để bán trên thị trường, nhưng vì máy A và B trong hệ thống máy đều có cách quản lý, thời gian bảo dưỡng, bảo trì riêng biệt,… nên doanh nghiệp tách ra quản lý riêng. Máy A tạo ra sản phẩm Y, máy B tạo ra sản phẩm Z và 2 sản phẩm này mục đích cuối cùng là để tạo ra sản phẩm X, cả 2 máy đều đáp ứng điều kiện tài sản cố định hữu hình nhưng do nhu cầu quản lý riêng biệt của doanh nghiệp nên 2 máy này sẽ được tính là tài sản cố định hữu hình độc lập.

Tài sản cố định hữu hình được sử dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên sẽ bị hao mòn, chính vì đó nên tài sản này sẽ được trích khấu hao trung bình theo từng năm. Mức phí trích khấu hao này cần phải tuyệt đối tuân thủ theo đúng khung thời gian khấu hao tài sản cố định để được tính là chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024
Tài sản cố định được quản lý trong phần mềm gAMSPro

3.2. Điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể và được ghi nhận là tài sản cố định vô hình khi thể hiện một lượng giá trị đầu tư của doanh nghiệp thỏa mãn 3 điều kiện ghi nhận của tài sản cố định hữu hình.

Tài sản cố định vô hình cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đó là các chi phí liên quan đến quyền sử dụng đất, bản quyền tác giả, chương trình phần mềm,…

Ví dụ: Doanh nghiệp bỏ ra một số tiền trên 30.000.000 đồng để đăng ký quyền sở hữu đối với thương hiệu, quyền sở hữu này được sử dụng trong quá trình vận hành của doanh nghiệp và mang lại nhận thức cho khách hàng về thương hiệu, giúp khách hàng trung thành với thương hiệu, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Việc sở hữu thương hiệu giúp tạo ra giá trị, doanh thu cho doanh nghiệp.

Trong quá trình sử dụng cũng cần phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ vô hình vào chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của Chuẩn mực kế toán, lưu ý rằng riêng đối với quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với quyền sử dụng đất có thời hạn.

4. Đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản cố định bằng phần mềm

Thật vậy, khi đầu tư vào tài sản để sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đều mong muốn mang lại nhiều lợi nhuận nhất có thể. Để việc đầu tư đạt hiệu quả, bạn cần biết các chỉ số tài chính quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính, hiểu rõ các chỉ số không những giúp bạn tìm ra được xu hướng phát triển của doanh nghiệp mà còn giúp kiểm tra được tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp.

Có rất nhiều chỉ số doanh nghiệp cần phải lưu ý như: chỉ số thanh toán, tiền mặt, dòng tiền hoạt động, tỷ suất sinh lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA),… Đặc biệt là chỉ số ROA cho chúng ta đo lường được tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản của một công ty.

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Đối với tài sản cố định, chỉ số đo lường ROA cho biết được hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một năm.

Tỷ số này càng cao chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định là chính xác, hợp lý, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt bởi vì tạo ra lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) cao hơn so với số tiền đầu tư vào tài sản cố định.

Tuy nhiên thì trong quá trình đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp có thể gặp những sai lệch không đáng có vì những nguyên nhân như:

– Quy trình quản lý tài sản trong doanh nghiệp không khoa học, hiệu quả.

– Tài sản không được định danh cụ thể, chi tiết dẫn đến không đồng nhất được thông tin, dữ liệu về tài sản do mỗi người ở mỗi phòng ban nhập mỗi khác.

– Việc phân loại tài sản theo chức năng sử dụng bằng excel, không thống nhất dẫn đến sai lệch trong việc xác định tổng tài sản bình quân.

– Không quản lý được lịch bảo dưỡng, bảo trì của của các loại máy móc, thiết bị, tài sản dẫn đến không có các kế hoạch để quản lý, thanh lý phù hợp.

– Không quản lý được chi tiết vòng đời của TSCĐ (tài sản được nhập từ nhà cung cấp nào, đi qua những phòng ban nào, tình trạng của tài sản ra sao, có nằm trong kế hoạch thanh lý tài sản hay không,…).

Các vấn đề trên là nguyên nhân trực tiếp của việc đánh giá sai lệch về giá trị tổng tài sản bình quân TSCĐ trong doanh nghiệp, chỉ số ROA và ảnh hưởng đến phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

\>> Xem thêm: Giải pháp đánh giá chính xác hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Nắm bắt nhu cầu quản lý toàn bộ vòng đời của tài sản trên một hệ thống duy nhất, GSOFT cung cấp giải pháp Phần mềm quản lý tài sản gAMSPro giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về toàn bộ quy trình quản lý tài sản, tạo được cơ sở dữ liệu đồng nhất giữa các bộ phận, phòng ban.

Phần mềm cho phép người dùng quản lý được giá trị khấu hao, tỷ lệ khấu hao của tài sản cố định qua các năm, quản lý được hoàn toàn vòng đời của tài sản,… mang đến sự chuyên nghiệp trong phương pháp quản lý, tiết kiệm thời gian và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tài sản cố định từ bao nhiêu tiền năm 2024

Sau bài viết này, chúng ta đã rõ tài sản cố định là gì cũng như các điều kiện ghi nhận tài sản cố định. Nếu bạn cần một giải pháp quản lý tài sản chuyên nghiệp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì hãy liên hệ với GSOFT ngay để được tư vấn!

Tài sản cố định bao nhiêu tiền?

Căn cứ vào điều kiện số 3 trong điều kiện ghi nhận TSCĐ, để được ghi nhận là TSCĐ thì tài sản đó phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. Như vậy, các trường hợp thỏa mãn những điều kiện còn lại nhưng không thỏa mãn điều kiện về nguyên giá thì cũng không được ghi nhận là TSCĐ mà sẽ ghi nhận là CCDC.

Tài sản cố định được ghi nhận khi nào?

Theo quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, tài sản cố định được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. Tài sản cố định được sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh, có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên.

Khi nào được coi là tài sản cố định?

Tài sản cố định (TSCĐ) bao gồm những tài sản được hình thành trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và phát triển, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh mang tính chất nhiều năm, có giá trị lớn được chuyển dần sang giá trị sản phẩm, chi phí quản lý thông qua chi phí ...

Tài sản tù bao nhiêu tiền là tài sản cố định?

Để được xem là tài sản cố định, giá trị ban đầu của chúng phải được xác định một cách đáng tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên.