Tại sao Bến Tre trồng nhiều dừa

14:03' - 22/06/2022

BNEWS Thời gian qua, giá dừa trái trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, giá các mặt hàng xăng dầu, phân bón... tăng cao, kéo theo các chi phí tăng.

Theo Sở Công Thương Bến Tre, thời gian qua, giá dừa trái trên địa bàn tỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, giá các mặt hàng xăng dầu, phân bón... tăng cao, kéo theo các chi phí tăng, làm ảnh hưởng đến đời sống của người trồng dừa trong tỉnh. Bà Võ Thị Mỹ, xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm cho biết, trong gần hai tháng trở lại đây, giá bán trái dừa khô tại vườn liên tục giảm. Hiện giá dừa khô được nhiều hộ dân bán tại vườn cho thương lái chỉ còn ở mức 35.000-40.000 đồng/chục (đối với dừa đã thu hoạch sẵn) và khoảng 25.000-30.000 đồng/chục đối với dừa mua dạng xô, thương lái tự thu hoạch dừa.

Theo nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh dừa, giá dừa khô giảm mạnh do gần đây đầu ra các sản phẩm dừa xuất khẩu có phần chậm và chịu sức ép giảm do nhiều nguyên nhân. Cụ thể, do ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh về giá giữa các nước xuất khẩu dừa trên thế giới. Nhiều nước xuất khẩu dừa trong khu vực và trên thế giới đã hạ giá bán để thu hút khách hàng, sức mua tình hình chung giảm. Giá bán trái dừa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơm dừa, vỏ dừa, nước dừa...

Tuy nhiên, hiện các sản phẩm phụ phẩm này giá giảm mạnh và gần như không xuất khẩu được do chỉ phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như: vỏ dừa, gáo dừa, chỉ xơ dừa, nước dừa làm thạch... Trong khi đó, Trung Quốc đang thực hiện chính sách "Zero COVID".

Vì vậy, giá dừa hột (đã lột vỏ) xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh, khoảng 3.000 đồng/kg; lượng dừa khô xuất khẩu sang thị trường này giảm gần 80%, còn chỉ xơ dừa hầu như không xuất khẩu được. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá dừa tại địa phương. Mặt khác, Thái Lan chiếm thị phần rất lớn ở thị trường Trung Quốc, do Thái Lan không thể xuất khẩu qua Trung Quốc được buộc Thái Lan phải hạ giá bán để đẩy hàng. Thêm vào đó, sản lượng dừa của Việt Nam và các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia... trúng mùa do đó cung vượt cầu, giá dừa các nước cũng giảm. Sản phẩm cơm dừa nạo sấy của Bến Tre có giá xuất khẩu cao hơn các nước sản xuất cùng mặt hàng này, vì vậy lượng cơm dừa nạo sấy hiện còn tồn ở các doanh nghiệp rất nhiều. Một số doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất. Các nước như Mỹ, châu Âu đang kiểm soát lạm phát, khống chế tăng giá. Do đó, các nhà nhập khẩu dừa tiềm năng này của Bến Tre cũng sẽ tìm mua sản phẩm với giá thấp. Trong khi giá các loại bao bì, xăng dầu, chi phí vận chuyển... đều tăng từ 20-30% so với trước đây, trong khi giá bán không tăng được thì bắt buộc doanh nghiệp phải hạ giá thu mua. Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Mekong Bùi Dương Thuật cho hay, đối với trái dừa tươi, xuất khẩu bị giảm do cước vận chuyển cao gấp từ 3-6 lần so với trước đây. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa tươi phải cạnh tranh với các thương lái thu gom tiêu thụ ở thị trường trong nước... Các nguyên nhân này đã làm giá bán trái dừa tươi của người nông dân trên địa bàn tỉnh giảm từ 25-35% so với cùng kỳ năm trước, tương đương giảm 20.000 - 30.000 đồng/chục. Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Bến Tre Nguyễn Thị Quỳnh Nga, các doanh nghiệp xuất khẩu dừa dẫn đầu trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi, như Công ty cổ phần Đầu tư Dừa Bến Tre (BEINCO), Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) đã có chứng nhận FDA, Halal, Kosher, BSCI, BRC, Organic.... Các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đủ cho chế biến xuất khẩu, có nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn, có hệ thống phân phối bán hàng trong và ngoài nước khá ổn định. Một số doanh nghiệp có liên kết với nông dân trồng dừa hữu cơ. Tuy nhiên, khó khăn là dừa Bến Tre chưa đứng vững trên thị trường thế giới, gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với sản phẩm của Thái Lan. Bên cạnh đó, xu hướng tiêu dùng của thế giới sẽ thay đổi và chuyển sang sử dụng sản phẩm hữu cơ, nhưng việc hợp tác xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ trên địa bàn tỉnh hiện còn ít, chưa thu hút được nông dân tham gia (diện tích dừa hữu cơ hiện chỉ chiếm 19,8% tổng diện tích dừa toàn tỉnh). Ngoài ra, một số công ty chế biến dừa của tỉnh có quy mô nhỏ, do đó về máy móc thiết bị, công nghệ... còn hạn chế. Các doanh nghiệp xuất khẩu trái dừa tươi sang thị trường Mỹ gặp khó khăn các hàng rào kỹ thuật. Đối với kênh bán hàng trong nước, các doanh nghiệp chủ yếu bán thông qua hệ thống siêu thị, chợ, các điểm du lịch, các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh nhưng cũng còn hạn chế, các sản phẩm dừa chế biến chủ yếu xuất khẩu. Theo Sở Công Thương Bến Tre, 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất ngành chế biến dừa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.800 tỷ đồng, tăng 4,05% so với cùng kỳ, chiếm 10,32% so với giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Riêng xuất khẩu dừa tươi, tỉnh xuất khẩu được khoảng 2,7 triệu trái (tương đương 1,9 triệu USD), giảm hơn 2/3 so với cùng kỳ năm 2021. Giá xuất khẩu cũng giảm khoảng 15-20% so với năm trước.../.

Tại sao Bến Tre trồng nhiều dừa

Do bị sâu đầu đen tấn công, một hộ dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre phải đốn bỏ vườn dừa hơn 10 năm tuổi của mình - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Giữa trưa nắng tháng 4-2022, bà Nguyễn Thị Hóa (xã Hữu Định, huyện Châu Thành) đang hì hụi cùng nhóm thợ đốn những cây dừa trơ trụi lá trên mảnh vườn của mình. Những cây dừa trên 10 năm tuổi này là nguồn thu nhập hằng tháng của gia đình bà khi chưa bị sâu đầu đen tấn công.

Đốn bỏ trước rồi tính sau

"Hơn một năm qua, sâu đầu đen ăn trụi lủi, phun xịt cỡ nào cũng không hết, hết cách đành phải đốn bỏ chứ tiếc đứt ruột", bà Hóa cho biết. Nhóm thợ thu mua 50.000 đồng mỗi cây dừa. Đốn dừa rồi bà Hóa cũng chưa biết trồng gì. 

"Trước mắt cứ đốn rồi tính tiếp, chứ giờ trồng lại dừa thì sợ bị sâu ăn, mà trồng cây khác thì không có nước tưới", bà Hóa nói.

Gần đó, vườn dừa hơn 1.600m2 của ông Nguyễn Long Hổ cũng trơ trụi lá sau một năm bị sâu đầu đen tấn công. Ông Hổ cho biết trước đây vườn dừa này cho thu nhập khoảng 2 triệu đồng/tháng. 

Từ khi bị sâu, dù tốn rất nhiều tiền để phun xịt đủ loại thuốc nhưng không hiệu quả, dừa càng ngày càng bị hư hại, nhiều cây chết khô, nhẹ cũng cháy lá, không còn trái.

Hầu hết các vườn dừa gần đó đều có chung tình trạng là cháy lá, không có trái hoặc có nhưng trái bị nhỏ, hư. Nhiều vườn dù đã được phun xịt nhiều lần nhưng vẫn không cứu được cây dừa.

Hiếm hoi lắm mới có một vườn còn có nhiều cây xanh tốt như vườn dừa của ông Lê Tấn Phát. Mang bình xịt máy phun thuốc lên từng đọt cây trong vườn dừa rộng gần 1ha của mình, ông nói: "Sâu gây hại khoảng chục gốc đành phải đốn bỏ, còn giữ được nhiêu đây gốc nên phải xịt thuốc thường xuyên để giữ cây. Dù rất tốn công nhưng cũng phải ráng".

Theo ông Phát, mỗi tháng ông phải phun xịt thuốc 2 lần, nếu thuê thợ phun xịt thì chi phí mỗi cây 10.000 đồng. "Nếu thuê, số tiền này còn lớn hơn cả tiền thu hoạch dừa vì bây giờ giá phân thuốc đều cao trong khi giá dừa chỉ còn khoảng 50.000 đồng/chục", ông Phát nói.

Đại diện UBND xã Hữu Định, địa phương có dịch sâu đầu đen xuất hiện sớm nhất tại Bến Tre, cho biết xã có hơn 860ha dừa. Sau gần 2 năm bị dịch sâu đầu đen, hiện trên 170ha dừa bị thiệt hại đã lan ra toàn bộ 5 ấp. Trong số diện tích dừa bị sâu đầu đen tấn công, có 22ha dừa đã đốn bỏ.

"Thân dừa cao, việc phun thuốc thủ công như trước không hiệu quả. Gần đây, nhiều người dân mua máy xịt áp lực cao về lập các đội phun thuốc thuê để cứu diện tích dừa còn lại. Việc diệt sâu đầu đen vẫn gặp nhiều khó khăn khi nhiều chủ vườn dừa chỉ mua đất để đó, dừa bị sâu đầu đen tấn công thì họ bỏ phế, khiến sâu đầu đen dễ lây lan", vị đại diện địa phương nói.

2 năm, và bao lâu nữa?

Vẫn chưa đưa ra được chu kỳ sinh trưởng, sinh sản của sâu đầu đen? Đây cũng là vấn đề mà Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre đã nêu ra khi đi khảo sát thực địa một số vườn dừa trên địa bàn tỉnh.

Một trong những thực tế được Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre đưa ra đó là một số diện tích dừa ven thành phố Bến Tre, ven trục giao thông lớn (đường tỉnh, huyện lộ...) tuy trồng dừa nhưng nông hộ không quan tâm, chăm sóc cây dừa với nhiều lý do khác nhau như chờ bán đất hoặc nguồn thu từ cây dừa không quan trọng trong thu nhập của gia đình. Do vậy, vùng này thành nơi tồn lưu và phát triển lây lan dịch sâu đầu đen hại dừa.

Theo Ban kinh tế - ngân sách HĐND tỉnh Bến Tre, việc tỉnh chưa công bố chu kỳ sinh trưởng, sinh sản của sâu đầu đen dù con sâu này đã xuất hiện trên địa bàn hơn 2 năm qua đã phần nào gây khó khăn cho người dân trong việc đưa ra giải pháp khống chế dịch sâu đầu đen. 

Tình hình sâu đầu đen trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngày càng phức tạp, từ 2 ổ dịch ban đầu nay diện tích dừa bị sâu đầu đen tấn công, phá hoại đã lên tới hơn 873ha.

Theo ông Võ Văn Nam, chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bến Tre), một số nước bạn như Thái Lan vốn có công nghệ trồng trọt phát triển cao nhưng chỉ trong vòng hai năm vẫn bị nhiễm sâu đầu đen với diện tích lên đến 40.000ha. 

Ngành nông nghiệp đang tiếp tục phối hợp với các viện, trường tiếp tục nghiên cứu tập quán sinh trưởng của loài sâu này để đưa ra quy trình quản lý cụ thể", ông Nam cho biết.

2 năm diện tích dừa bệnh tăng 400 lần

Sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện từ tháng 7-2020 tại huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre) với diện tích ghi nhận ban đầu chỉ 2,4ha. Tuy nhiên, đến nay diện tích bị nhiễm bệnh đã tăng vọt lên 873ha.

Sâu đầu đen có tên khoa học là Opisina arenosella Walker, từng gây hại cây dừa ở Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan. Ban đầu sâu ăn bề mặt và phần mặt dưới của lá dừa. Sau đó, chúng sẽ làm các mạng tơ ở mặt dưới của lá, sâu nhỏ sẽ ẩn mình ở đây để ăn lá, lá bị hại nhìn như bị cháy sém.

Sâu này thậm chí còn tấn công cả phần bề mặt màu xanh của trái dừa. Bến Tre có trên 78.000ha dừa, chiếm 80% diện tích dừa miền Tây và 50% dừa cả nước.

Tại sao Bến Tre trồng nhiều dừa
Sâu đầu đen hại dừa tại Bến Tre ngày càng phức tạp

MẬU TRƯỜNG