Tại sao con người lại chinh phục được thiên nhiên

Chúng ta “chinh phục” thiên nhiên? Chúng ta “cứu lấy” thiên nhiên? Chúng ta “mua” thiên nhiên?

Tại sao con người lại chinh phục được thiên nhiên

1. Chúng ta “chinh phục” thiên nhiên?

Từ lúc bé cho đến tận bây giờ, rất nhiều lúc tôi được nghe ai đó nói “con người đã/đang/sẽ chinh phục thiên nhiên”. Từ “chinh phục” chỉ việc khiến cho ai đó phải tuân theo ý muốn của bản thân bằng cách sử dụng vũ lực. Nếu với nghĩa như vậy, thì câu nói “con người chinh phục thiên nhiên” chỉ đúng một nửa, đó là chúng ta đang hàng ngày sử dụng vũ lực với thiên nhiên. Còn nếu ai đó nói rằng chúng ta khiến cho thiên nhiên tuân theo ý mình, thì đó là một vọng tưởng to đoành và tai hại.

Chúng ta “chinh phục” thiên nhiên, vậy tại sao chúng ta phải xây nhà xây cửa, may áo đan khăn để bảo vệ bản thân khỏi thiên nhiên? Tại sao mỗi khi thiên nhiên nổi cơn thịnh nộ thì chúng ta tan cửa nát nhà, hàng trăm hàng nghìn đồng loại của chúng ta bỏ mạng? Tại sao chúng ta không thể “ra lệnh” được cho thiên nhiên đừng động đất, đừng bão lũ? Vì con người vẫn còn quá nhỏ bé trước thiên nhiên. Nếu chúng ta có thấy những cái chúng ta làm là “vĩ đại”, là “kỳ tích”, thì cũng chỉ là vì tầm nhìn của chúng ta quá hạn hẹp, giống như một đứa trẻ sướng rơn khi mới biết đi biết đọc vậy. Thiên nhiên không “sợ” chúng ta, mà chính chúng ta mới phải sợ hãi trước thiên nhiên trong nhiều nhiều năm nữa.

Trên thực tế, chúng ta chưa bao giờ thoát ra khỏi được bàn tay của thiên nhiên. Chúng ta đắp đập ngăn sông, tạo ra xe cộ máy móc, phát triển khoa học kỹ thuật, đều là dựa vào việc tìm hiểu và tuân theo các quy luật của thiên nhiên. Chúng ta không thể “ra lệnh” cho ô tô tự chạy, hay máy bay tự bay. Chúng ta không “cải tạo thiên nhiên”, mà chúng ta cải tạo chính chúng ta, uốn nắn hành vi của chúng ta cho phù hợp với thiên nhiên, để sống sót và thu lợi từ thiên nhiên. Trước thiên nhiên, chúng ta chưa bao giờ “sáng tạo” ra một cái gì mới mẻ cả, mà chỉ khám phá và tận dụng những cái do thiên nhiên tạo sẵn. Giống như người lái đò sông Đà tự do giữa dòng nước hùng vĩ là vì nắm được quy luật của con sông, tự do của con người không nằm ở việc chống lại và đứng trên thiên nhiên, mà phụ thuộc vào việc chúng ta hiểu rõ và hòa mình theo thiên nhiên.

2. Chúng ta “cứu lấy” thiên nhiên?

Trong khoảng hơn hai thập kỷ trở lại đây, vấn đề tàn phá thiên nhiên bắt đầu được bàn đến nhiều hơn. Con người bắt đầu ý thức được ảnh hưởng tiêu cực của những việc làm của mình lên thiên nhiên xung quanh: các loài động vật bị đe dọa rồi biến mất, khí hậu thay đổi, môi trường ô nhiễm,… Chúng ta bắt đầu nói đến việc phải “bảo vệ” thiên nhiên, phải “cứu lấy” thiên nhiên. Nhưng nếu nhìn lại lịch sử hàng triệu triệu năm của Trái Đất, thì thiên nhiên đã trải qua những thời kỳ còn khắc nghiệt hơn nhiều: từ thời kỳ hỗn mang, đến kỷ băng hà, rồi va chạm thiên thạch. Qua bao nhiêu thăng trầm, thiên nhiên vẫn tồn tại, hay nói đúng hơn toàn bộ những cái đó chính là thiên nhiên. Thiên nhiên không cần chúng ta cứu rỗi, vì không có chúng ta thiên nhiên vẫn tồn tại và phát triển.

Cái chúng ta muốn cứu không phải là bản thân thiên nhiên, mà là những thứ chúng ta đang được thiên nhiên ban phát hàng ngày: năng lượng, nhiệt độ, không khí, hệ động thực vật,… Chúng ta muốn giữ lại những gì của thiên nhiên hiện tại, vì nếu không có những cái đó thì chúng ta sẽ không thể sống được. Cái chúng ta muốn cứu và cần phải cứu chính là bản thân cuộc sống của chúng ta. Chúng ta không phải những người anh hùng cưỡi bạch mã đến giải cứu thiên nhiên, mà chỉ như một đứa trẻ đang phải cố gắng ngoan ngoãn hơn vì sợ bị mẹ thiên nhiên tước mất đồ chơi hay thậm chí là bỏ đói.

3. Chúng ta “mua” thiên nhiên?

Có vài lần tôi nghe được những câu biện luận kiểu “tôi trả tiền thì tôi được dùng” cho việc lãng phí tài nguyên thiên nhiên. Có thực là chúng ta “mua” được tài nguyên từ thiên nhiên không? Việc “mua bán” của con người hàm chứa trong nó sự trao đổi quyền sở hữu đối với một cái gì đó. Nhưng bản thân quyền sở hữu là một khái niệm do con người tự tạo ra, và chỉ có ý nghĩa chừng nào xã hội con người còn có trật tự. Chúng ta trả tiền cho nhau để trao đổi một thứ chúng ta tự nghĩ ra. Giá tiền của tài nguyên thể hiện giá trị của công sức thu lượm chế biến và một số tính chất nào đó của tài nguyên trong mắt con người, chứ không phải giá trị của bản thân tài nguyên. Tài nguyên có giá tiền rẻ không có nghĩa là có giá trị thấp, và càng không có nghĩa là chúng ta dùng bao nhiêu cũng được.

Theo NGUYENHUUBAOTRUNG.INFO

Tags: Tư duy - nhận thức, Con người và thiên nhiên

Môi trường là tất cả những gì xung quanh chúng ta, bao gồm các yếu tố sống (động thực vật và con người) và các yếu tố không sống (đất, nước, không khí,…). Tài nguyên là thành phần cấu tạo của môi trường, ví dụ tài nguyên đất, tài nguyên nước…

Mối tương quan giữa thiên nhiên với đời sống con người.

Đời sống của mọi sinh vật nói chung và của con người nói riêng luôn gắn liền với thiên nhiên. Mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên là một điều hiển hiện có thể thấy được ngay trong đời sống thường ngày. Con người được sinh ra từ thiên nhiên, thiên nhiên quyết định cuộc sống của con người và con người quyết định số phận của thiên nhiên.

Con người vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của tài nguyên và môi trường. Vì con người tồn tại được là cần có các tài nguyên của môi trường cung cấp; bên cạnh đó con người trong hoạt động của mình có tác động mạnh mẽ trở lại và làm thay đổi môi trường.

Tác động của thiên nhiên với đời sống con người.

Con người nhận ở môi trường tự nhiên: Thức ăn, nước uống, khí thở, cảnh đẹp để duy trì cuộc sống và giải trí. Con người cũng nhận ở môi trường các loại tài nguyên thiên nhiên: Kim loại, mỏ quặng các loại, than đá, khí đốt, gỗ rừng, gió, sức nước, sợi vải, cây trái … để đưa vào sản xuất chế biến phục vụ đời sống con người và phát triển xã hội.

Con người cho vào môi trường tự nhiên: Rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, y tế, … nếu không xử lý rác thì môi trường sẽ bị ô nhiễm trầm trọng. Khai thác tài nguyên không có kế hoạch thì sẽ bị cạn kiệt, cây rừng, muông thú sẽ bị tuyệt chủng…

Tác động của con người với thiên nhiên.

Thiên nhiên mang đến cho chúng ta bao nhiêu là lợi ích. Thế nhưng con người chúng ta lại không biết tôn trọng, bảo vệ và giữ gìn chúng. Chúng khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách vô tội vạ. Chúng ta làm ô nhiễm tài nguyên nước cũng như không khí bằng các chất thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp, các phương tiện giao thông thường ngày. Tất cả các khu rừng đều bị chúng ta tàn phá, chúng ta đốt rừng, chặt phá cây cối để tìm kiếm lợi nhuận riêng cho chính bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.

Những nguồn lợi từ thiên nhiên mang đến cho cuộc sống chúng ta tưởng chừng như vô tận, nhưng nếu chúng ta không biết bảo tồn và gìn giữ sẽ dẫn đến việc tài nguyên bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm sẽ làm thủng tầng ô zôn, trái đất bị nóng lên cũng như nguy cơ hạn hán, lũ lụt càng nhiều. Chính chúng ta đã góp phần tạo nên những tác động nguy hại đến đời sống của bản thân chúng ta.

Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Chính vì thế chúng ta phải biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để thiên nhiên trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.

Hiện trạng môi trường thiên nhiên.

Thông qua các phương tiện truyền thông đã giúp cho chúng ta có nhiều thông tin về hiện trạng môi trường thiên nhiên ngày càng ô nhiễm, vỏ trái đất đang nóng dần lên, thiên tai nhiều hơn, nhân loại đang phải đối mặt với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Sự thay đổi của môi trường thiên nhiên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người, dịch bệnh ngày càng nhiều hơn. Đời sống con người đang xa dần với môi trường thiên nhiên do chịu ảnh hưởngcủa hiện trạng đô thị hóa của xã hội.

Giải pháp nào cho cuộc sống con người trước hiện trạng môi trường thiên nhiên?

– Nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống của con người – Mỗi người chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và với các hoạt động trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường. – Nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống hiện nay đã dần hướng mọi người đến sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên để bảo vệ sức khỏe cũng như sắc đẹp của mình.

– Việc cải thiện môi trường là một quá trình và cần có thời gian, chính vì vậy mõi người chúng ta cần chọn cho mình một giải pháp chăm sóc sức khỏe cho mình và gia đình với tình trạng môi trường hiện nay.

                                                                                                     
Nguồn: vea.gov.vn

Sưu tầm: Tuyết Lang - P. KTSX

Nhận thức của Các Mác hình thành khi các đại công trường thời đầu thế kỹ thứ 19 chủ yếu bằng cách sử dụng sức lao động cơ bắp với cường độ cao và kéo dài thời gian làm việc trong ngày của người công nhân. Với nhận thức trên, Các Mác cho rằng giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản.

Để lý giải sự việc, ta bắt đầu từ nhu cầu phải có để xã hội loài người hình thành, tồn tại và phát triển. Xã hội đó phải cần đủ sản phẩm và dịch vụ hữu ích. Đó là nhà ở, thức ăn, bảo vệ, y tế, giáo dục, ca hát, tôn giáo…Mọi sản phẩm và dịch vụ đều được tạo ra từ ba yếu tố : Tài nguyên sức lao động cơ bắp , Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ. Yếu tố Tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều hiệu quả hơn Tài nguyên sức lao động cơ bắp. Yếu tố Tài nguyên trí tuệ đem lại nhiều hiệu quả hơn  Tài nguyên thiên nhiên. Vì nhà tư bản có giải pháp sử dụng Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ để tìm lợi nhuận nên mâu thuẩn giữa nhà tư bản và công nhân không phải là mâu thuẩn đối kháng. Ngược lại nhà tư bản đã tạo ra việc làm cho người công nhân, góp phần ổn định xã hội.

Ví dụ về yếu tố Tài nguyên thiên nhiên và Tài nguyên trí tuệ : Trồng cây ở mảnh đất khô cằn không thể đem lại hiệu quả hơn mảnh đất nhiều phù sa. Phát minh ra động cơ hơi nước đã thay sức gió giúp những con tàu khổng lồ vận chuyển hàng hóa liên kết thương mại giữa các quốc gia.

Ví dụ về sự hình thành bản năng hoang dã do thiếu mồi : Quan sát bầy gấu đi tìm mồi. Khi không có mồi thì chúng tranh nhau lảnh thổ, đuổi con yếu hơn đi ra nơi khác. Nhưng khi có nhiều cá ở một khúc sông, mỗi con đứng một chổ bắt và ăn cá mà không quan tâm đến sự có mặt của con gấu khác. Tranh giành lảnh thổ và con mồi là bản năng hoang dã.

Loài người cũng vậy, khi sản phẩm xã hội được tạo ra chỉ dựa vào Tài nguyên sức lao động giản đơn nên số lượng sản phẩm rất ít. Đó là nguyên nhân gây ra chiến tranh trong lịch sử xã hội loài người. Nhưng khi loài người biết sử dụng trí tuệ để khai thác Tài nguyên thiên nhiên và sử dụng Tài nguyên trí tuệ nhân tạo để tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích thì có xu hướng giảm dần nhu cầu dùng bạo lực để cướp đoạt của đồng loại. Hơn nữa khi công nghệ cực kỳ phát triển, kẻ gây chiến sẽ không còn chổ dung thân trên trái đất này. Vì vậy loài người có xu hướng cần sự yên bình để tiếp tục nghiên cứu quy luật của thiên nhiên để đưa Tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho con người. Để có sự yên bình, loài người cũng hướng sự quản trị xã hội một cách văn minh trên nền tảng Chân- Bằng -Mỹ. Trong đó Chân là Chân lý hay sự thật; Bằng là sự công bằng từ lợi ích trong học tập, y tế, kinh doanh cũng như bầu cử và ứng cử quản trị quốc gia ; Mỹ là cái đẹp từ phong cách đến tâm hồn, từ nhận thức bằng tri giác đến mệnh lệnh của con tim.

Tư duy “Chân, Bằng, Mỹ” là của Socrate được học trò Platon diển đạt thành luân lý “Trên đời này chỉ có ba vật đáng giá, đó là công bằng, mỹ thuật và chân lý” ( Trg 60 – Câu chuyện triết học – Will Durant – NXB Hồng Đức- 2014) . Thế hệ hôm nay hiểu  “công bằng” chính là nền “Cộng hòa”.

Với phân tích trên, lịch sử loài người không phải là lịch sử đấu tranh giai cấp như Tuyên ngôn của những người cộng sản mà là lịch sử của sự chinh phục thiên nhiên và hướng đến văn minh.

Lịch sử đã chứng kiến nhiều nhà tư bản đã đem toàn bộ tài sản giúp cộng đồng loài người vượt qua nhiều khó khăn. Xưa ở Việt nam có gia đình nhà tư sản Trịnh Văn Bô. Trên thế giới có nhiều nhà tư sản đã để lại nhiều tài sản cho sự phát triển cộng đồng.

Sự phát triển công nghệ và hợp tác toàn cầu đã giúp thế hệ hôm nay nhìn lịch sử loài người với sự khoan dung và độ lượng. Nhờ đó con người có thể từ bõ sự nghi kỵ hay hận thù để có thể cùng nhau hướng đến sự văn minh.Đồng hành với lợi ích lâu dài trên là sớm hướng tuổi trẻ Việt Nam biết sử dụng tuổi trẻ để học tập, chinh phục thiên nhiên bằng Tài nguyên trí tuệ. Đó là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế, bảo vệ độc lập, tự do và chủ quyền của đất nước.

Chúng ta đã quý trọng Văn Cao tại sao không dám hiểu vì sao Văn Cao hát : “Từ đây người biết thương người. Từ đây người biết yêu người” !

KS Doãn Mạnh Dũng