Tại sao gọi giặc Minh là Ngô

Giải thích nhan đề Bình Ngô đại cáo

Bình Ngô đại cái là một trong các tác phẩm văn học hay và để đời trong lịch sử văn học trãi dài suốt mấy ngàn năm của nền văn học Việt Nam. Đây là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc ta, mang định khẳng định về chủ quyền lãnh thổ. Đồng thời nó cũng là một bản tố cái các tội ác đẫm máu của giặc Minh trên đất nước ta. Đây cũng là áng thiên cổ hùng văn tuyên cáo cuộc chuyến chống ách đô hộ phương Bắc của dân ta giành thắng lợi huy hoàng, trả lại chủ quyền độc lập cho Đại Việt. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc rằng, mùa duân năm 1428 - sau khi chiến thắng giặc Minh, Nguyễn Trãi mới viết nên bài cáo để đời này, thế tại sao không gọi là "Bình Minh đại cáo"?

Tại sao lại gọi là Bình Ngô đại cáo?

Có nhiều giả thuyết cho rằng, người Việt ta từ xưa luôn gọi lũ giặc xâm lược phương Bắc là giặc Ngô, thế nên Nguyễn Trãi mới đặt nhan đề như thế.


Tại sao gọi giặc Minh là Ngô

Phải chẳng chỉ có như vậy?

Để lý giải điều này, trước tiên xin mượn một đoạn sử sách Trung Hoa ghi chép về Minh triều Thái Tổ - Chu Nguyên Chương, nguyên sử cũ ghi như sau: "Năm 1364, Chu Nguyên Chương tự lập làm Ngô Vương tại Ứng Thiên Phủ, xây dựng Trung Thư Tỉnh, lập bá quan, cử Lý Thượng Trường làm Thừa tướng, Từ Đạt làm Tả Thừa tướng và vẫn dùng niên hiệu" Long Phụng "của Tiểu Minh Vương".


(Trích từ "Những mẩu chuyện lịch sử nổi tiếng Trung Quốc: MƯỜI ĐẠI HOÀNG ĐẾ TRUNG QUỐC", Lưu Huy chủ biên, Phong Đảo dịch ra tiếng Việt, NXB Văn học, 2010, trang 701).

Tiếp theo đó, hàng loạt các sự kiện lớn, Chu Nguyên Chương đều dùng các danh xưng mang một chữ "Ngô", về sau, từ Ngô này mới được dân Việt ta gán cho giặc phương Bắc (bởi chiến tranh liên miên và cái tên này ăn sâu vào bao thế hệ người Việt trong cả trăm năm).

Chính vì vậy, "Bình Ngô" ngoài trừ theo nguyên nghĩa xem quân Minh như quân Ngô ngày trước, còn mang hàm ý châm biến. Thuở ban đầu Chu Nguyên Chương đã tự xương vương lập niên hiệu, tuyên cáo thiên hạ muốn bách tính an bình. Nhưng khởi binh chinh chiến thì người dân làm sao sông an lành cho được? Cũng trăm năm sau, con cháu của ông mượn cớ xâm lăng đất khác. Tựa như ban đầu, đều là đem chiến tranh khói lửa hại đến người dân.

Thế nên từ "Ngô" này, là căm giận bất bình, là oán trách ngàn đời.

Một số câu hỏi liên quan:


Tại sao "Bình Ngô đại cáo" được xem là bản tuyên ngôn Độc lập thứ hai của dân tộc ta?


Tại sao gọi giặc Minh là Ngô

Sở dĩ Bình Ngô đại cáo là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, là vì Nguyễn Trãi đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ độc lập của dân tộc ta:

"Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu"

Ông dùng từ "từ trước", nghĩa là bờ cõi Đại Việt đã có trăm năm ngàn năm, đã là của người Việt. Hai chữ này cũng là lời khẳng định tiếp nối từ bản tuyên ngôn đầu tiên của Lý Thường Kiệt - "Sông núi nước Nam vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời".

Lịch sử của Đại Việt, là được xây dựng và nối tiếp trên nền lịch sử của bao thế hệ đi trước, sánh vai ngang ngữa với các đất nước hùng mạnh khác:

"Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"

Có khẳng định chủ quyền, có tiếp nối lịch sử văn hóa và chủ quyền, thế nên đây được xem là một bản tuyên ngôn độc lập, là một lời khẳng định cho nhân dân trên đất nước ta lúc bấy giờ có quyền cho chính bản thân mình và cho đất nước.


Giải thích nhan đề Bình Ngô đại cáo.

Nhan đề Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi ghép lại bằng bốn từ Hán. Trong đó, "bình" là bình yên an ổn, là thái bình yên dân, ngụ ý cuộc sống yên ả bình đạm. Ngô, như đã giải thích ở trên, ám chỉ quân Minh, đùng thời cũng ám chỉ nỗi ám ảnh hơn trăm năm của dân ta khi nhắc đến chữ "Ngô". Đại là lớn, cáo là là một thể loại văn thư nhằm công bố, báo cáo một kết quả. Ở đây, "đại cáo" có thể xem là một bài cáo lớn chiếu cáo thiên hạ, phổ biến rộng rãi.

Tóm lại, "Bình Ngô đại cáo" là một bài thông báo, chiếu cáo toàn dân, để nhắn gửi đến toàn thể đồng bào của ta về chiến thắng oanh liệt của quân dân ta, đánh đuổi giặc Ngô, giữ vững chủ quyền, yên bình bờ lãnh thổ.


Ý nghĩa của Bình Ngô đại cáo.

Bình Ngô đại cáo là bài chiếu cáo toàn dân, thông báo khẳng định về chủ quyền lãnh thổ của dân tộc. Đây là bài ca hùng hồn về biết bao anh hào hùng dũng của dân ta, về lòng vị tha và chí lớn của vua dân ta. Đồng thời đây còn là bản tố cáo tội ác đẫm máu, là lời vạch trần bao tội ác giấu kín đằng sau những cuộc chiến đô hộ khiến người ta phải rùng mình hoảng sợ. Bình Ngô đại cáo còn là lời ca chính nghĩa, không khuất phục trước cái chết và những kẻ xâm lăng. Đồng thời cũng nêu lên lòng nhân nghĩa giữa người với người - thay dân phạt tội, lên tiếng vì kẻ yếu.

Nhận xét về tác phẩm Bình Ngô đại cáo - Bài nghị luận ngắn theo quan điểm cá nhân.


Tại sao gọi giặc Minh là Ngô

Đã nhiều thập kỷ trôi qua, với nền văn học ngày càng sâu rộng, hai ngàn năm văn hiến của Việt Nam là sự trầm tích sâu lắng của biết bao tác phẩm văn học, của biết bao thời kỳ lịch sử anh hùng. Dù tràn ngập giữa những "rừng hoa" tác phẩm đáng giá và xuất sắc, nhưng chưa bao giờ "Bình Ngô đại cáo" kém "hương sắc cả". Đây là một tác phẩm ý nghĩa, từ lịch sử đến văn học, đên cả những ý nghĩa văn chương sâu sắc.

Thường thì một môn học, nếu chỉ là nó, thì chẳng còn gì là cái hay của cuộc đời này nữa. Vì lẽ đó, khi mà ta muốn đào sâu học hỏi, tìm sâu hiểu rộng hơn về "Bình Ngô đại cáo" thì không thể bỏ qua được các phương diện liên quan của nó. Bỏ đi tính lịch sử trong văn chương thì nói rộng ra, văn chương chỉ còn cái vỏ rỗng tuếch mua vui cho người mà thôi. Còn thu gọn phạm vi lại, khi Bình Ngô đại cáo bỏ đi yếu tố lịch sử, nó sẽ chẳng còn là áng thiên cổ hùng văn nữa, cũng chẳng phải là bài cáo được vạn người tán thưởng như xưa.

Nhìn vào chiều sâu, thì trước tiên ta phải xem Bình Ngô đại cáo như một văn kiện lịch sử, với những lý luận chặt chẽ, những thừa hưởng tương liên. Nó là một bài tóm tắt về những thời hào hùng đã qua, về những anh kiệt tuấn tài, về cả những trận chiến khắc ghi lịch sử.

Giá trị của Bình Ngô đại cáo, trước hết là giá trị chính luận của nó. Những lý luận chặt chẽ, những câu văn liên kết sâu săc, vần điệu kết hợp, làm bật lên từng ý nghĩa mà tác giả muốn đề cập đến. Động thời, nó làm sâu sắc và sinh động hơn các vấn đề liên quan đến quốc gia đại sự vốn đầy chất khô khan. Cấu trúc của Bình Ngô đại cáo như một bài chính luận chặt chẽ. Ở đoạn đầu, nó như một định nghĩa tiêu biểu và thường xuất hiện về một triều đại, quốc gia phong kiến, đồng thời cũng là cống hiến cho "đạo trị quốc" một tư tưởng nhân đạo sâu rộng, mà mãi về sau khi nhắc đến, cả thế giới đều phải tự hào thán phục, cả dân tộc Việt ngẩng đầu tự hào. Đây được xem như một thành tựu to lớn của lịch sử tư tưởng Việt Nam thời ấy.

Nhìn rộng ra, giá trị văn chương của Bình Ngô đại cáo thấm nhuần trong toàn bộ tác phẩm, trong từng câu từng chữ. Đây là phẩm được viết ra bởi một con người học sâu hiểu rộng, tâm tư kín đáo, một tâm hồn nhạy bén và lòng yêu thương dạt dào. Điều này thể hiện mạnh mẽ trong toàn bài, trong những đoạn khẳng định chủ quyền, trong lời kể về lịch sử oan rùng trãi dài ngàn năm của dân ta.

Có thể nói, dẫu cho thêm trăm năm nữa, Bình Ngô đại cáo vẫn sẽ giữ vững được vị thế của mình trên diễn đàn văn học Việt Nam. Đây là tầng trầm tích rộng lớn nhất, sâu cứng nhất. Nó xứng đáng với vị thế ngày hôm nay, và cũng xứng đáng để đến với hàng trăm triệu con người Việt Nam, bởi đây là trang văn sử, viết nên bởi sắc thắm máu đào của hàng ngàn hàng vạn đấng anh trung hào kiệt.