Tại sao lại đến tháng muộn

  • Hai tháng mình mới bị “đèn đỏ” một lần. Vợ chồng mình đang muốn có em bé, mình phải tìm cách giải tỏa căng thẳng thì mới có thể mang bầu được (Minh Trang, 25 tuổi).
  • Chu kỳ kinh nguyệt của mình là 21 ngày, như thế là ngắn quá phải không? (Thùy Dương, 29 tuổi).
  • Chu kỳ “đèn đỏ” của mình không đều chút nào. Mỗi tháng một kiểu, có tháng 28 ngày, có tháng lên đến 48 ngày (Linh Hà, 31 tuổi).
  • Kỳ kinh nguyệt của mình thỉnh thoảng đến muộn hơn dự kiến, và khi bị thì chỉ kéo dài hai hay ba ngày. Mình ra rất ít máu kinh. Mình không biết nguyên do là gì? (Phương Dung, 24 tuổi).

Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.

Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.

Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.

Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.

Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trong khoảng thời gian từ 21-35 ngày. Tuy nhiên, không ít bạn nữ có vòng kinh kéo dài hơn 39 ngày – đây gọi là hiện tượng kinh nguyệt thưa. Tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường và cản trở quá trình tiết hoóc môn.

Hiện tượng kinh thưa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Trứng rụng ít gây ra hiện tượng kinh nguyệt thưa làm tỷ lệ có thai của các bạn gái bị giảm theo. Nếu hiện tượng kinh thưa kéo dài, bạn nên đến đến ngay các bệnh viện chuyên khoa để khám và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.

Kinh mau là khi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau ít hơn 24 ngày. Tình trạng này có thể do chức năng buồng trứng bị yếu đi hoặc do mất cân bằng nội tiết khi bạn gái bị căng thẳng.

Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn hoàng thể gặp vấn đề, khiến khoảng thời gian giữa thời gian rụng trứng và ngày “đèn đỏ” rút ngắn lại do mức progesterone quá thấp. Và nếu mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày, khiến khó thụ thai hoặc nếu có thai cũng sẽ dễ bị sảy. 

Kinh nguyệt kéo dài, hay còn gọi là rong kinh, là khi kỳ “đèn đỏ” của bạn dài quá 8 ngày. Nguyên nhân có thể do bạn bị mất cân bằng nội tiết hoặc có bệnh ở tử cung.

Lý do dẫn đến tình trạng này có thể là do nội tiết tố trong cơ thể chưa ổn định, khiến cho tiết tố buồng trứng không ổn định, dẫn đến rong kinh. Tuy nhiên, bạn cũng cần thận trọng với các triệu chứng như “ra máu” quá nhiều, máu vón cục và sẫm màu, đau bụng dữ dội vì những triệu chứng này có thể do các bệnh như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư tử cung, hoặc polyp gây ra đấy.

Kinh nguyệt chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít (dưới 20ml) thì được coi là kinh nguyệt ngắn (cũng được gọi là chứng kinh nguyệt ít).

Các nguyên nhân gây ra kinh nguyệt ngắn là: do rồi loại nội tiết tố; do áp lực tâm lý, thường xuyên bị căng thẳng kéo dài; do nội mạc tử cùng không đủ dày,…

Các triệu chứng như kinh nguyệt không đều hoặc kinh nguyệt ít ở phụ nữ từ 40 – 50 tuổi cho thấy cơ thể chúng ta đang trải qua những thay đổi và bước sang thời kỳ mãn kinh.

Mãn kinh đúng tuổi là khoảng ngoài 50 tuổi. Một vài trường hợp tình trạng mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm. Điều này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục do có sự suy giảm về hoóc môn sinh dục nữ giới. Để trì hoãn tình trạng mãn kinh sớm cần tích cực sử dụng các thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ trong cơ thể như: đậu nành, đậu xanh, lạc, vừng dừa,…

Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn đấy. Để biết thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể, bạn hãy xem bài viết -> "Những điều chưa biết về nhiệt độ cơ thể”

Bạn cần để ý đến thói quen sinh hoạt của mình nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong chu kỳ “đèn đỏ” của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng ba bữa một ngày thay vì ăn kiêng quá mức để giảm cân nhanh nhé. Bạn cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, bởi đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ví dụ, bạn có thể tập một số bài thể dục thông thường như yoga, thiền, thái cực quyền, hoặc các môn thể dục giúp điều hòa hệ thần kinh của mình.

Tình trạng kinh nguyệt “trễ hẹn” hoặc không có kinh nguyệt dù đã đến ngày tuy là một hiện tượng khá phổ biến. Nhưng đó lại là một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhiều chị em phụ nữ không hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì để phòng tránh và chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân chậm kinh là do đâu? Hãy cùng Iron Woman tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Chậm kinh (hay trễ kinh) ở nữ giới là tình trạng kinh nguyệt thất thường, kinh nguyệt đến chậm hơn so với các kỳ kinh trước. Thông thường 1 chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới thường từ 28 – 32 ngày, trung bình là 28 ngày. Nếu chu kỳ kinh nguyệt của chị em nằm ngoài quỹ đạo trên thì có thể đang gặp phải vấn đề về sức khỏe sinh sản, cụ thể là sau 35 ngày mà vẫn chưa có kinh thì chứng tỏ bạn đang bị chậm kinh nguyệt.

Có thể nói, hiện tượng kinh nguyệt là “tấm gương” phản ánh phần nào tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Nếu bạn phát hiện mình không có kinh nguyệt dù đã đến chu kỳ và bạn cũng đã kiểm tra rằng mình chưa có thai, thì có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:

Tại sao lại đến tháng muộn

Cân nặng chính là một trong những yếu tố dẫn đến chậm kinh. Khi cân nặng tăng lên đột ngột, cơ thể trong một khoảng thời gian rất ngắn lại sản xuất ra nhiều estrogen hơn mức bình thường. Điều đó sẽ làm cho lớp niêm mạc tử cung phát triển quá mức. Khi lớp niêm mạc tử cung phát triển bất thường sẽ là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng chậm kinh.

Tương tự, việc giảm cân đột ngột sẽ khiến cho cơ thể chưa thích kịp, cũng có thể được coi là một trong những nguyên do gây ra tình trạng chậm kinh. Việc giảm cân quá mức và giảm bổ sung calo có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, cơ quan chịu trách nhiệm điều chỉnh các quá trình khác nhau trong cơ thể bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Và vì vậy, cơ thể sẽ không sản xuất đủ estrogen cần thiết cho kỳ kinh nguyệt. Điều này là nguyên nhân gây ra chậm kinh.

Do đó, chị em nếu muốn giảm cân hoặc tăng cân để đạt vóc dáng cân đối, cần phải áp dụng một chế độ giảm cân hoặc tăng cân an toàn và khoa học, để không ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chu kỳ kinh nguyệt. Tuyệt đối không sử dụng một số loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tại sao lại đến tháng muộn

Tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng, stress, áp lực từ công việc, đời sống cũng là nguyên nhân chậm kinh, nặng hơn có thể gây ra tình trạng vô kinh. Nguyên nhân do hormon estrogen trong kỳ kinh nguyệt, bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các hormone gây ra bởi stress, chẳng hạn như adrenaline và cortisol. Điều này sẽ gây ức chế rụng trứng khiến cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra không đều, đặc biệt là hiện tượng kinh nguyệt sẽ diễn ra muộn hơn so với bình thường.

Để hạn chế sự căng thẳng, bạn cần phải luyện tập lối sống thanh thản, vui vẻ, tinh thần lạc quan, suy nghĩ tích cực để cải thiện tình chậm kinh hay không có kinh nguyệt.

Tập thể dục rõ ràng là rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn có được vóc dáng thon gọn cân đối, nhưng không có nghĩa là bạn có thể lạm dụng biện pháp này. Tuy nhiên, khi lạm dụng vận động quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể bị mất sức. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là đến chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu hoạt động thể dục thể thao quá mức, gây mất sức, mất quá nhiều năng lượng gây suy nhược, cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất đủ estrogen để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đây là nguyên nhân lý giải vì sao mà những vận động viên chạy marathon, vận động viên thể hình,… chiếm đa số những người bị trễ kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Prolactin có nhiều vai trò khác nhau trong cơ thể, trong đó quan trọng nhất là kích thích sản xuất sữa. Tăng prolactin máu là một bệnh lý nội tiết khi hormone prolactin được tiết ra đến mức dư thừa. Tình trạng này xảy ra ở cả nam và nữ, thông thường sẽ phổ biến ở nữ giới nhiều hơn.

Khi nồng độ prolactin trong máu cao sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất các hormone khác. Chính tình trạng này có thể làm rối loạn chu kỳ rụng trứng hoặc ngừng rụng trứng, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí là vô kinh. Một số trường hợp vẫn có kinh nguyệt nhưng không hề có hiện tượng rụng trứng hoặc kinh ít.

Do tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ nên nếu hormone tuyến giáp được tiết ra quá nhiều hoặc quá ít đều có thể dẫn đến những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ từ nhẹ đến nặng, rối loạn kinh nguyệt hoặc các biểu hiện bất thường liên quan:

  • Nếu thiếu hormone tuyến giáp (suy giáp, nhược giáp) phụ nữ có thể bị rong kinh, đa kinh.
  • Ngược lại, nếu thừa hormone tuyến giáp (cường giáp) lại gây tình trạng ít kinh hoặc không có kinh nguyệt.

Ngoài ra nếu cơ thể gặp các rối loạn hệ thống miễn dịch gây ra bệnh tuyến giáp thì những tuyến khác cũng dễ bị ảnh hưởng, nhất là buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng mãn kinh sớm ở nữ giới (phụ nữ trước 40 tuổi).

Tại sao lại đến tháng muộn

Hiện tượng trễ kinh có thể bắt nguồn từ buồng trứng đa nang. Căn bệnh này gây ra bởi sự rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, làm xuất hiện nhiều nang nhỏ trong buồng trứng và ngăn cản sự rụng trứng xảy ra. Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến các hormone giải phóng trứng và là tác nhân xấu đối với khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Ảnh hưởng lớn nhất của hội chứng buồng trứng đa nang là tác động đến chu kỳ kinh nguyệt. Những người bị đa nang buồng trứng thường sẽ không có sự rụng trứng đều đặn khiến chu kỳ kinh nguyệt có thể nhanh hoặc chậm tùy tháng. Chu kỳ kinh nguyệt không đều, rối loạn rụng trứng dẫn đến việc thụ thai gặp cản trở hoặc không thể thụ thai. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hiếm muộn, thậm chí vô sinh ở nhiều cặp vợ chồng.

Rối loạn ăn uống, đặc biệt là chứng biếng ăn, có thể khiến kinh nguyệt ngừng lại. Điều này xảy ra khi lượng mỡ trong cơ thể của một người trở nên quá thấp để quá trình rụng trứng xảy ra. Đồng thời, người bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, tóc rụng. Không ăn đầy đủ số lượng calo còn có nguy cơ trở ngại sản xuất hormone ảnh hưởng tới vấn đề trứng rụng.

Do đó bạn cần tạo cho mình một chế độ dinh dưỡng thích hợp kết hợp rau xanh và các loại trái cây, bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin nhóm B để điều hòa kinh nguyệt và cũng như một số khoáng chất thiết yếu khác. Ngoài ra, sắt là khoáng chất bạn mất nhiều nhất trong quá trình chảy máu kinh nguyệt. Có nhiều cách khác nhau để bổ sung sắt trong kỳ kinh nguyệt, trong đó, việc ăn nhiều thực phẩm giàu sắt và uống thuốc sắt được xem là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất để đảm bảo cơ thể nạp đủ lượng sắt nhu cầu mỗi ngày. Việc bổ sung sắt khi đến tháng không chỉ giúp cải thiện tình trạng thiếu máu mà còn giúp chị em sớm phục hồi thể lực.

Tại sao lại đến tháng muộn

Tiền mãn kinh là quá trình chuyển đổi mãn kinh ở phụ nữ, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường đến trong khoảng 45 đến 55 tuổi. Mãn kinh được coi là sớm khi xuất hiện trước tuổi 40. Khi cơ thể nữ giới bị thiếu hụt hormone estrogen sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, lúc này kinh nguyệt ra muộn hơn so với trước kia. Nữ giới bị mãn kinh sớm do rất nhiều nguyên nhân. Có thể do một số thủ thuật hay do quá trình điều trị bệnh bằng liệu pháp xạ trị, hóa trị.

Nói tóm lại, để giữ cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định, hạn chế tình trạng trễ kinh hoặc không có kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần thay đổi những thói quen không tốt như thức khuya, làm việc quá sức. Ngoài ra, chị em cần hạn chế vận động mạnh, tránh căng thẳng, duy trì cân nặng vừa phải, không tăng giảm cân đột ngột. Bên cạnh đó, cố gắng thiết lập chế độ sinh hoạt ăn uống hợp lý, luyện tập điều độ, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.

Nguồn tham khảo:

Can you miss a period and not be pregnant? – https://www.medicalnewstoday.com/articles/322893

Why Is My Period Late: 8 Possible Reasons –buồng trứng đa nang

Xem ngay:  Bà bầu nên uống canxi nước hay viên sẽ tốt hơn?

Can You Get Pregnant Without Having a Period? – https://www.verywellfamily.com/getting-pregnant-without-period-4129279