Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

2010-03-29 16:38:35     CRIonline

Nghe Online

Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa đế quốc ngông cuồng xâm lược vùng biên cương Trung Quốc và các nước xung quanh. Sau chiến tranh Giáp Ngọ, chúng đã đổ nhiều tiền của vào Trung Quốc, chiếm đoạt đất tô giới và phân chia "phạm vi thế lực", mở đầu cho cao trào chia cắt Trung Quốc. Về mặt văn hóa, chúng lợi dụng giáo hội đi sâu vào các thành thị và nông thôn Trung Quốc tiến hành hoạt động xâm lược, khiến dân tộc Trung Hoa đứng trước mối hiểm họa lớn, nên mới dẫn tới bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Nghĩa Hòa Đoàn trước tiên nổi dậy tại Sơn Đông. Năm 1899, Chu Hồng Đăng lãnh đạo Nghĩa Hòa Đoàn tiến hành đấu tranh chống đạo giáo ngoại lai tại miền tây và tây bắc Sơn Đông, các huyện xung quanh cũng tới tấp nổi dậy hưởng ứng. Sau đó phong trào nhanh chóng lan sang Trực Lệ(tức tỉnh Hà Bắc ngày nay)cùng một số vùng Hà Nam, Sơn Tây, Nội Mông và ba tỉnh miền đông, nhất là tại một số vùng của Bắc Kinh và Thiên Tân thanh thế càng thêm rầm rộ, sau năm 1899 mới dần dần hình thành tên gọi thống nhất là Nghĩa Hòa Đoàn.

Nghĩa Hòa Đoàn chủ yếu là nông dân và thợ thủ công. Ban đầu họ lấy "Phản Thanh phục Minh" làm tôn chỉ, nên nhiều lần bị triều nhà Thanh trấn áp, đứng trước nguy cơ dân tộc nghiêm trọng, Nghĩa Hòa Đoàn mới chuyển hướng chĩa mũi nhọn đấu tranh vào chủ nghĩa đế quốc và nêu ra khẩu hiệu "Phù Thanh diệt ngoại xâm".

Tháng 6 năm 1900, được sự mặc nhận của Từ Hi Thái Hậu, quân Nghĩa Hòa Đoàn tiến vào đóng tại Bắc Kinh.Tại đây, họ thao luyện võ nghệ, rèn đúc khí giới, thiêu hủy nhà thờ, trừng trị tham quan ô lại, dấy lên phong trào "Diệt dương, phản đế". Ngày 10 tháng 6, liên quân 8 nước Anh, Nga, Nhật, Pháp, Đức, Mỹ, I-ta- li-a và Áo với hơn 2000 quân từ Thiên Tân đánh vào Bắc Kinh, bị quân Nghĩa Hòa Đoàn và các tướng sĩ yêu nước chặn đánh ở gần Lang Phường, đến ngày 26 phải rút lui về tô giới Thiên Tân. Sau đó, Nghĩa Hòa Đoàn tham gia cuộc chiến bảo vệ Thiên Tân, đã anh dũng chiến đấu với quân xâm lược, nhưng đến ngày 14 tháng 7 Thiên Tân bị thất thủ.

Ngày 4 tháng 8, liên quân 8 nước lại tập trung 20 nghìn quân tiến đánh Bắc Kinh, đến ngày 14 tháng 8 thì chiếm được Bắc Kinh. Cuối năm đó, liên quân 8 nước điều động mấy chục nghìn quân xâm chiếm Bảo Định, Chính Định, Tỉnh Hình, rồi cuối cùng chiếm được ba tỉnh phía đông. Chúng đi đến đâu là chém giết, đốt phá đến đó. Bọn Sa Hoàng Nga đã gây ra hai vụ thảm sát lớn tại Hải Lan Bào và 64 đồn Giang Đông, số người Trung Quốc bị sát hại tại hai nơi này lên tới hơn 1 triệu người.

Dưới sức ép mạnh mẽ của Nghĩa Hòa Đoàn và sự uy hiếp của pháo hỏa liên quân 8 nước, triều đình nhà Thanh đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu đã áp dụng thủ đoạn "Tuyên chiến giả, đầu hàng thật". Đối ngoại thì đầu hàng chủ nghĩa đế quốc, đối nội thì đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn.

Sau tháng 8 năm 1900, các binh sĩ Nghĩa Hòa Đoàn rút ra vùng ngoại ô Bắc Kinh, Thiên Tân và các vùng nông thôn rộng lớn của Trực Lệ, rồi thường xuyên mở các cuộc tập kích quân xâm lược.

Từ Hi Thái Hậu lúc này vẫn ôm ấp hy vọng, chỉ cần chủ nghĩa đế quốc đồng ý duy trì quyền thống trị của triều đình nhà Thanh, thì dù là bán nước cũng có thể chấp nhận, đã ra lệnh cho Lý Hồng Chương phải cầu hòa bằng mọi giá. Cuối tháng 12, bọn đế quốc đã đưa ra "Nghị hòa đại cương" gồm 12 điều, và nhanh chóng được Từ Hi Thái Hậu chấp nhận. Ngày 7 tháng 9 năm 1901, triều đình nhà Thanh cùng đại diện 11 nước Anh, Pháp, Nhật, Nga, Đức, Mỹ, I-ta- li-a, Áo, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan đã ký bản "Hiệp ước Tân Sửu". Đây là một hiệp ước bất bình đẳng, là hiệp ước bán nước nhục nhã xưa nay chưa từng có.

Từ đó, triều đình nhà Thanh hoàn toàn dựa vào bọn đế quốc, trở thành tay sai trung thành của chúng thống trị nhân dân Trung Quốc, khiến xã hội Trung Quốc rơi vào tình trạng nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

Câu hỏi

Nhận biết

Cái cớ để liên quân tám nước đế quốc tấn công Bắc Kinh vào năm 1900 là


A.

Nghĩa Hòa Đoàn tấn công các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

B.

Triều đình phong kiến Mãn Thanh đã đóng cửa các sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh.

C.

 Triều đình Mãn Thanh không hợp tác với các nước đế quốc.

D.

Nghĩa quân Nghĩa Hòa Đoàn đang đóng quân ở Bắc Kinh.

Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

Trận liên quân 8 nước phương Tây tấn công khiến thủ đô TQ thất thủ

Chia sẻ

Quyết định sai lầm của Từ Hi Thái Hậu cuối thời nhà Thanh khiến Trung Quốc đối đầu với liên quân 8 nước, để rồi phải chịu khoản chiến phí khổng lồ, khiến cuộc sống người dân thêm lầm than.

XEM THÊM CÁC KỲ

Kỳ đầu tiên
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
1
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
27 2829 30 31
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
37
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Kỳ mới nhất

Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Quân phương Tây với vũ khí vượt trội đánh bại Nghĩa Hòa Đoàn và quân Thanh triều.

Cuối thế kỷ 19 – đầu thế kỷ 20, triều đình nhà Thanh trở nên bất lực trước sự can thiệp của nước ngoài, đặc biệt là phương Tây. Đó là thời điểm phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trỗi dậy, với khẩu hiệu “ủng hộ Thanh triều, tiêu diệt người Tây”.

Nội bộ nhà Thanh khi đó một phần ủng hộ Nghĩa Hòa Đoàn, một phần tỏ ra nhún nhường phương Tây để Từ Hi Thái Hậu có thể tiếp tục nắm quyền. Do đó, nhà Thanh làm ngơ để Nghĩa Hòa Đoàn tập hợp lực lượng, sát hại người nước ngoài, chủ yếu ở khu vực xung quanh Bắc Kinh.

Tuyên chiến phương Tây

Đến giữa năm 1900, phong trào Nghĩa Hòa Đoàn trở nên mạnh mẽ với hơn 100.000 người. Đó là thời điểm mà các đại thần trong triều Thanh truyền tai nhau về khả năng phương Tây muốn “phế truất Từ Hi Thái Hậu, chuyển giao quyền lực cho người khác”.

Đại thần nhà Thanh khi đó là Vinh Lộc đã mật báo lên Hoàng Thái Hậu. Trong bối cảnh người phương Tây tùy nghi hoạt động ở Trung Quốc, không tuân theo mệnh lệnh của chính quyền phong kiến, Thái Hậu càng tin việc mình bị phế truất chỉ còn là vấn đề thời gian.

Từ Hi Thái hậu khi đó nhận được sự ủng hộ của các đại thần trong triều, cam kết tận trung đến cùng. Thái hậuđược cho là đã nói rằng: "Chiến đấu cũng chết, không chiến đấu cũng chết, đợi cũng chết, vậy thì do dự gì nữa mà không đánh".

Theo các nhà sử học, thông tin phương Tây muốn lật đổ Từ Hi Thái Hậu thực chất không chính xác. Chỉ là nhận định một chiều từ một tờ báo bằng tiếng Anh xuất bản ở Thượng Hải. Người phương Tây khi đó thực chất đã được trao rất nhiều quyền lợi kể từ Chiến tranh Nha phiến.

Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Bắc Kinh.

Chính quyền nhà Thanh khi đó gần như chỉ còn là bù nhìn không nắm thực quyền. Nhưng với quyết định ngả hẳn về Nghĩa Hòa Đoàn, 100.000 quân Thanh đã hợp sức cùng hơn 100.000 thành viên Nghĩa Hòa Đoàn nhằm “quét sạch bóng dáng người nước ngoài ở Bắc Kinh”.

Liên quân 8 nước xâu xé Trung Quốc

Trước khi quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn tiến vào Bắc Kinh, lực lượng nước ngoài đã được tăng cường ở khu tòa công sứ và các cơ sở khác của người phương Tây.

Ngày 31.5.1900, một lực lượng viễn chinh gồm 56 lính Thủy quân lục chiến Mỹ được triển khai đến Bắc Kinh. Họ cùng với khoảng 350 lính ngoại quốc khác hình thành một vành đai phòng thủ bên ngoài. Tòa công sứkhi đó có 473 nhân viên ngoại giao phương Tây trú ẩn và sau đó là hàng ngàn người Trung Quốc theo Công giáo.

Từ đầu tháng 6.1900, quân nổi dậy Nghĩa Hòa Đoàn bắt đầu tấn công dữ dội vào khu tòa công sứ. Thủy quân lục chiến Mỹ cùng binh sĩ các nước khác cố gắng chống cự, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công.

Thủy quân lục chiến Mỹ và Đức khi đó trấn giữ tường thành Tartar cao hơn 13 mét ở mạn phía nam của tòa công sứ. Đây được coi là nơi trọng yếu nhất vì từ đây có thể quan sát rõ ràng tình hình trên chiến trường. Quân Thanh và Nghĩa Hòa Đoàn liên tục dùng đại bác và các loại hỏa lực công phá vị trí này, đồng thời dựng lên một hệ thống chướng ngại vật ngày càng áp sát tường thành.

Ngày 2.7, lực lượng phòng thủ của Đức bị đẩy lùi. Có thời điểm quân Trung Quốc chỉ cách tường thành vài mét. Trong tình thế “nước sôi lửa bỏng”, lính thủy đánh bộ Mỹ mở cuộc phản công.

Nhóm binh sĩ phương Tây quyết tử thủ ở tòa công sứ.

2 giờ sáng hôm sau, dưới trời mưa tầm tã, đại úy John Twiggs Myers dẫn đầu lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ cùng một nhóm nhỏ binh sĩ Anh, Nga tấn công vào các vị trí của quân nổi dậy bên ngoài tường thành.

Choáng váng vì bị tấn công bất ngờ, quân nổi dậy tuy đông nhưng chỉ là những thành phần ô hợp, nhanh chóng vỡ trận, hò nhau tháo chạy.

Trong suốt thời gian 55 ngày bị vây hãm, Thủy quân lục chiến Mỹ cùng quân đội các nước khác đã cầm cự trước những cuộc tấn công liên tiếp của Nghĩa Hòa Đoàn và quân triều đình trong môi trường tác chiến đô thị.

Họ hiểu rằng nếu thất bại, chính bản thân các binh sĩ và người phương Tây trong khu tòa công sứcó thể sẽ bị mất mạng.

Trong khi đó, lực lượng liên hợp bao gồm quân đội 8 nước lên tới 55.000 người, trong đó lớn nhất là Nhật Bản (20.300 người) đổ bộ vào đất liền và chiếm được Thiên Tân, thành phố cảng phía Đông Bắc Trung Quốc vào ngày 14.7.

Đến ngày 4.8, khoảng một nửa trong số đội quân liên hợp bắt đầu hành trình dài 120km tiến đến Bắc Kinh. Đối đầu trên đường đi là 70.000 quân triều đình và 50-70.000 quân Nghĩa Hòa Đoàn. Đội quân liên hợp dù quân số ít hơn nhưng rất thiện chiến, chỉ gặp phải những ổ kháng cự nhỏ.

Lực lượng liên quân 8 nước duyệt binh ở Bắc Kinh sau khi đánh bại quân triều đình.

Đến ngày 14.8, đội quân liên hợp mở cuộc tấn công quyết định vào Bắc Kinh. Quân Thanh và Nghĩa Hòa đoàn thất thủ chỉ trong vòng chưa đầy một ngày. Đến chiều cùng ngày, binh sĩ Anh là những người đặt chân đến tòa công sứ đầu tiên.

Về phần Từ Hi Thái Hậu, bà đã cùng đoàn tùy tùng rời Tử Cấm Thành đến Tây An lánh nạn. Người ta nhìn thấy Thái Hậu mặc trang phục của một nông dân cùng Hoàng đế Quang Tự trèo lên ba chiếc xe bò bằng gỗ rời khỏi Bắc Kinh, theo cuốn sách "Vây hãm Bắc Kinh: Chuyện về phong trào Nghĩa Hòa Đoàn năm 1900", xuất bản ở Anh năm 1999.

Từ Hi Thái Hậu nhường quyền kiểm soát Bắc Kinh cho phương Tây trong hơn một năm, cho đến khi ký kết hòa ước vào năm 1901.

Hòa ước bao gồm các điều khoản có lợi cho phương Tây, buộc nhà Thanh phải bồi thường 450 triệu lạng bạc trong 39 năm, với mức lãi suất 4%/năm. Con số 450 triệu tương đương với dân số Trung Quốc thời điểm đó, tức là mỗi người phải trả 1 lạng.

Tính ra Trung Quốc phải trả 668 triệu lạng bạc từ năm 1901-1939, tương đương 61 tỷ USD theo tỷ giá năm 2010. Thất bại năm 1900 trước liên quân 8 nước gây ra những hậu quả sâu rộng, trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của nhà Thanh sau đó 12 năm.

XEM THÊM CÁC KỲ

Kỳ đầu tiên
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
1
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
27 2829 30 31
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
37
Tại sao liên quân 8 nước đế quốc đàn áp phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Kỳ mới nhất