Tại sao mèo không đi vệ sinh

Tại sao mèo không đi vệ sinh đúng chỗ? Tại sao mèo không đi vệ sinh vào thau cát? Có một số lý do khiến chúng như vậy. Cùng Petplanet tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

1. Thau cát vệ sinh bị bẩn

Đây là lý do phổ biến khiến mèo không đi vệ sinh vào thau cát. Mèo có khoảng 200 triệu tế bào cảm mùi ở mũi trong khi mũi con người chỉ có khoảng 5 triêu. Nếu bạn chỉ thấy thau cát có tí mùi hôi thì hãy thử nghĩ mèo của bạn sẽ cảm thấy thế nào? Ngoài ra, do bản năng săn mồi tự nhiên của mèo mà chúng phải che giấu mùi của mình – tránh để kẻ thù tìm ra chúng.

Để giải quyết vấn đề này thì vô cũng đơn giản. Bạn chỉ cần thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ thau cát vệ sinh cho chúng là ổn. Hãy đỗ các chất thải của mèo hằng ngày, tốt nhất là 2 lần/ngày. Nếu thau đựng cát bị bẩn, dùng nước ấm và xà phòng cọ rửa hằng tuần. Nhưng không nên dùng chất tẩy rửa có mùi mạnh vì vốn khứu giác của mèo đã rất nhạy cảm nên càng thêm mùi chỉ càng thêm vấn đề.

Tại sao mèo không đi vệ sinh

Cát bẩn là lý do khiến mèo không đi vệ sinh đúng chỗ

2. Vị trí của thau cát

Vị trí thau cát cũng khá quan trọng. Đôi khi, mèo của bạn không thích vị trí mà bạn đã đặt thau cát. Chẳng hạn, bạn đặt thau cát quá gần chỗ thức ăn của chúng. Và nếu nhà bạn quá rộng hoặc có tầng thì việc đi vệ sinh đúng chỗ có vẻ cũng trở nên khó khăn. Chúng có thể cảm thấy để đi vệ sinh vào thau cát quá rắc rối. Bạn cũng cần xem lại thau cát có gần những vật dụng gây ra tiếng ồn như máy giặt, máy sấy,…không? Khi đó mèo cũng sẽ tìm đến những nơi “an toàn” hơn để đi vệ sinh. Vì cùng như con người, mèo không thích bị quấy rầy trong lúc “giải quyết”.

Nếu vị trí của thau cát là vấn đề thì việc giải quyết cũng dễ dàng thôi. Bạn chỉ cần dời thau cát đến vị trí kín đáo và yên tĩnh để chúng có thể thoải mái hơn. Đối với trường hợp nhà rộng, thì bạn nên đầu tư 2 – 3 thau cát để chúng có thể thuận tiện trong việc di chuyển khi muốn đi vệ sinh. Thử nghĩ xem, trong lúc cấp bách mà phải chạy từ lầu 1 lên lầu 3 thì quả là căng thẳng.

3. Kích thước của thau cát

Tại sao mèo không đi vệ sinh

Kích thước, hình dạng và độ sâu của thau cát cũng ảnh hưởng đến hành vi đi vệ sinh của mèo, đặc biệt là những thau cát dạng kín. Thau cát quá nhỏ hoặc quá sâu sẽ tạo cho mèo cảm giác bị mắc kẹt khi đi vệ sinh. Vì mỗi khi đi vệ sinh mèo thường có thói quen quay tới quay lui để ngửi và cào cát, thau cát nhỏ sẽ làm trở ngại hành động của chúng. Với những giống mèo lông dài thì đây thực sự là vấn đề lớn vì diện tích nhỏ có thể làm bẩn lông. Trong khi, mèo luôn cố gắng giữ lông của mình được sạch sẽ.

Bên cạnh đó, thau cát quá sâu  lại là trở ngại cho những con mèo bị bệnh về khớp, mèo già, mèo còn quá nhỏ. Chúng sẽ gặp khó khăn để bước vô thau cát.

Khi chọn mua thau cát, bạn nên trừ hao một chút. Đừng nghĩ mèo còn nhỏ thì chỉ cần thau cát nhỏ. Trên thực tế, mèo con lớn rất nhanh và thau cát sẽ sớm trở nên bé nhỏ so với chúng. Còn trường hợp mèo khó khăn khi bước vào thau cát, bạn có thể đặt thêm một đoạn dốc nghiêng dẫn từ đất lên thành thau cát để mèo bước vào.

4. Sự thay đổi cát vệ sinh

Nếu hành vi của mèo thay đổi sau khi bạn thay đổi một loại cát vệ sinh mới thì khả năng cao đây chính là nguyên nhân. Một số loại cát có hương thơm mạnh, nhưng chỉ để che dấu mùi hôi đến mũi người, còn một số con mèo thì thấy khó chịu với mùi hương này. Nếu bạn vẫn muốn thay đổi cát thì nên thực hiện từ từ. Hãy cho một ít cát mới có mùi nhẹ vào cát cũ cho mèo quen dần, sau đó tăng lượng cát mới lên.
Trong trường hợp bạn mang về một con mèo lang thang đã lớn, thì đi vệ sinh chậu cát không phải là thói quen của nó. Do đó, thay vì cho cát vệ sinh vào chậu, bạn hãy cho đất cát, than đập vụn vào. Sau khi mèo đã quen với việc đi vệ sinh trong thau một cách nhất quán thì mới thay đổi từ từ sang cát vệ sinh cho mèo.

5. Thay đổi môi trường

Mèo là sinh vật sống theo thói quen và chúng không thích những thay đổi trong môi trường sống của chúng. Có thể trong nhà bạn vừa xảy ra một sự thay đổi nào đó và điều đó làm mèo của bạn trở nên lo lắng. Lo lắng là một vấn đề tâm lý, tình cảm thường gặp ở mèo và là một trong những nguyên nhân khiến chúng thay đổi hành vi, bao gồm việc đi bậy ra nhà.

Để nhận biết vấn đề này, bạn cần xem xét lại thời gian qua ngôi nhà bạn có gì thay đổi không? Chẳng hạn như sửa nhà, bạn vừa có em bé, bạn có vợ/chồng,…hay bạn nuôi thêm một con vật khác. Ngay cả những con mèo khỏe mạnh cũng có thể trở nên căng thẳng với những thay đổi mà bạn cho là nhỏ. Điều bạn cần làm là trước khi có sự thay đổi hãy tập cho mèo quen dần, thường xuyên vuốt ve, trấn an và chú ý đến con mèo của bạn, quan trọng vẫn là giữ cho thau cát sạch sẽ. Hành động này sẽ giúp mèo lấy lại cảm giác an toàn và giúp mèo quen dần với sự thay đổi, từ đó giúp mèo thay đổi hành vi nhanh hơn.

6. Đánh dấu lãnh thổ

Vấn đề đánh dấu lãnh thổ sẽ có 2 trường hợp: khi nhà bạn có hơn một con mèo và đánh dấu lãnh thổ khi mèo đến tuổi sinh sản.

Đối với trường hợp nhà bạn nhiều mèo, sẽ có một con mèo chiếm ưu thế hơn những con còn lại. Và những con mèo khác cũng không muốn chiếm lãnh thổ của con mèo có ưu thế. Một số con mèo không thích phải chia sẻ thau cát với những con mèo khác. Mèo chỉ thấy an toàn khi nó có một khu vực riêng của nó. Nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo và mèo không đi vệ sinh đúng chỗ cùng thau cát thì tốt nhất bạn nên cho mỗi con một thau vệ sinh riêng. Đồng thời cần đảm bảo rằng mỗi con mèo đều được quan tâm và yêu thương như nhau.

Mèo đi vệ sinh không đúng chỗ vì đánh dấu lãnh thổ

Trong trường hợp mèo của bạn đã đến tuổi sinh sản, tất nhiên chúng sẽ đánh dấu lãnh thổ. Đây là vấn đề liên quan đến các kích thích giới tính. Tuy nhiên, nếu để ý bạn có thể phát hiện ra hành vi này, vì có sự khác biệt giữa hành động “phun” và đi tiểu bình thường. Khi “phun” mèo sẽ quay lưng vào tường hay bất kì bề mặt đứng nào, nhấc đuôi lên, “phun” và lướt đi. Trong khi đi tiểu bình thường, chúng sẽ ngồi xổm một chỗ. Và hành vi đánh dấu lãnh thổ này có thể xảy ra trên một số đồ vật mà mèo cho là quan trọng, hoặc một tài sản mới xuất hiện và chúng là kẻ kiếm hữu (thảm trải sàn, dra trải giường, mền gối, chỗ sưởi ấm của nó,…). Nếu đây là lý do khiến mèo không đi vệ sinh đúng chỗ thì có 2 cách để giải quyết.

Thứ nhất, những nơi được “đánh dấu” cần phải làm sạch bằng chất tẩy rửa mạnh và có mùi. Sau đó ngăn chặn/hạn chế mèo tiếp xúc với những khu vực này. Điều quan trọng là loại bỏ mùi nước tiểu bằng hương thơm. Bạn cũng có thể đặt các loại vỏ có tinh dầu (cam, quýt, bưởi,…) vào những nơi này để hạn chế mèo tới đó. Nhưng đây chỉ là cách tạm thời.

Nếu bạn không có ý định để mèo sinh sản, thì nên giải quyết từ chính nguyên nhân gây nên tình trạng này. Đó là triệt sản cho mèo. Hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ thú ý trước khi quyết định triệt sản. Việc triển sản không gây ra tình trạng xấu cho mèo, đồng thời triệt sản cũng rất có ý nghĩa với tình trạng “quá tải” mèo ở Việt Nam hiện nay.

7. Mèo bị bệnh về tiết niệu hoặc tiêu hóa

Đây là vấn đề đặc biệt nghiêm trọng vì liên quan trực tiếp đến tình trạng sức khỏe của mèo. Nếu bạn thấy mèo đi vệ sinh ở ngoài thau cát với lượng chất thải ít, lắt nhắt nhiều lần, trong chất thải có lẫn máu, kêu khi đi vệ sinh, hay liếm bộ phận sinh dục và hậu môn thì điều duy nhất bạn cần làm là hãy đưa mèo đến cơ sở thú y uy tín ngay. Bác sĩ sẽ kiểm tra, chuẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị một cách chính xác, an toàn nhất. Nhưng tốt nhất thì phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và quan tâm chăm sóc mèo của mình thường xuyên.


8. Mèo không được hướng dẫn sử dụng thau cát ngay từ đầu

Mèo là loài vật sống theo thói quen, nên nếu bạn có ý định nuôi một chú mèo được sạch sẽ thì hãy xác định cần tốn một khoảng thời gian nhất định cho việc huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì vốn dĩ mèo rất kỹ trong vấn đề vệ sinh và chúng cũng rất thông minh nên bạn có thể huấn luyện chúng đi vệ sinh dễ dàng.

Theo dõi Petplanet để biết được nhiều thông tin bổ ích nha.

Để biết thêm thông tin quý khách hàng vui lòng liên hệ:

PET PLANET SHOP

Tại sao mèo không đi vệ sinh
  Địa chỉ: 19/10( số cũ 215H/27/4) ĐOÀN THỊ ĐIỂM, P.1,Q.PHÚ NHUẬN,TP.HCM

Tại sao mèo không đi vệ sinh
  Điện thoại:  0989.778.115

                            0903.135.178

Tại sao mèo không đi vệ sinh
  Email:

Mèo thích “giải quyết nỗi buồn” ở một nơi yên tĩnh, không bị quấy rầy. Do đó, bạn cần lưu ý, tránh để toilet của các bé mèo ở nơi ồn ào, nhiều người qua lại.

Tại sao mèo không đi vệ sinh

2. Kích thước khay cát không phù hợp

Nhiều trường hợp, vì khay cát quá nhỏ nên mèo đi bị lệch ra ngoài. Chọn khay cát có kích thước đủ lớn để các bé có thể đi vệ sinh một cách thoải mái.

Tại sao mèo không đi vệ sinh

3. Khay cát bẩn 

Mèo là sinh vật cực kỳ sạch sẽ. Chúng sẽ không đi vệ sinh vào nơi quá bẩn đâu. Vì thế, bạn phải thường xuyên dọn khay cát. Với loại cát vón, nên dọn phần vón 1-2 ngày 1 lần để toilet không bị bốc mùi nhé.

4. Thay đổi cát vệ sinh 

Nếu bạn mới đổi sang một loại cát vệ sinh khác, lạ mùi cũng có thể là nguyên nhân khiến mèo đi vệ sinh sai chỗ. Khi chuyển sang cát mới, bạn nên rải một lớp cát cũ lên cát mới để mèo quen dần rồi sau đó mới thay mới hoàn toàn.

5. Cát vệ sinh có mùi hương 

Mèo rất nhạy cảm với mùi. Nhiều bạn nuôi mèo thích chọn cát vệ sinh có mùi thơm theo sở thích của mình nhưng sự thật là, nhưng mùi hương đó lại khiến cho mèo khó chịu. Chúng định nghĩa những mùi đó là hôi, thậm chí một số chú mèo sẽ né tránh và không đi trong cát có mùi.

Tại sao mèo không đi vệ sinh

Cách tốt nhất, bạn nên chọn cát vệ sinh không mùi, kiểm soát mùi hôi theo cơ chế hấp thụ thay vì dùng hương liệu để lấn át.

6. Đánh dấu lãnh thổ 

Mèo đến thời kỳ động dục, theo bản năng tự nhiên, chúng sẽ “tè” để đánh dấu lãnh thổ. Đó là lý do những chú mèo đến tuổi trưởng thành thường bỗng dưng đi vệ sinh khắp nơi. Nếu bạn không có ý định cho mèo sinh sản, cách tốt nhất là nên cho các bé triệt sản. Điều này không chỉ giúp mèo hạn chế một số bệnh tật mà còn khắc phục được vấn đề tiểu tiện bậy.

Tại sao mèo không đi vệ sinh

7. Nhiều mèo dùng chung 1 khay cát 

Mèo có tập tính lãnh thổ rất cao. Chúng thường không thích mùi của những chú mèo khác, một số chú mèo sẽ không muốn đi cùng 1 toilet với những chú mèo khác. Nếu nhà bạn nuôi nhiều mèo, bạn nên đặt nhiều khay cát vệ sinh. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng mèo đi vệ sinh sai chỗ mà còn giúp bạn tiết kiệm cát vệ sinh và kiểm soát mùi hôi, vi khuẩn hiệu quả hơn.

8. Mèo bị bệnh về tiêu hoá hoặc tiết niệu 

Nếu mèo đi vệ sinh rải rác bên ngoài khay cát, đi nhiều lần, có khả năng mèo gặp vấn đề về tiêu hoá hoặc tiết niệu. Trong trường hợp này, bạn cần đưa bé đi bác sĩ thú y sớm để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Tại sao mèo không đi vệ sinh