Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng an mỡ

Chứng gan nhiễm mỡ nếu không điều trị và có chế độ ăn phù hợp có thể dẫn đến xơ gan, thậm chí ung thư gan.

Dấu hiệu gan bị nhiễm mỡ

Ăn uống kém ngon: Đây là một trong những triệu chứng thường thấy của gan nhiễm mỡ vì lúc này gan không thực hiện tốt chức năng chuyển hóa trong cơ thể.

Buồn nôn, đầy bụng: Gan nhiễm mỡ thể nhẹ có thể gây tổn thương chức năng gan, buồn nôn, mệt mỏi, đầy bụng...

Mệt mỏi: Khi gan nhiễm mỡ, gan không thực hiện tốt chức năng của nó khiến người bệnh cảm thấy ăn không ngon, giảm hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, năng lượng cung cấp cho cơ thể không đủ dẫn đến mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Vàng da: Là do sự chuyển hóa bilirubin trong cơ thể gặp trở ngại khiến nồng độ bilirubin trong máu tăng cao, xâm nhập các mô, nhuộm vàng màng cứng, màng nhầy và da.

Rối loạn nội tiết: Trường hợp gan nhiễm mỡ nặng có thể xuất hiện các triệu chứng như tuyến vú nam giới phát triển, teo tinh hoàn, rối loạn cương dương; còn với phụ nữ là rong kinh, tắc kinh, cân nặng không ổn định.

Thiếu hụt vitamin: Khi bị gan nhiễm mỡ do sự tích tụ của chất béo và thiếu vitamin trong chế độ ăn nên cơ thể dễ xuất hiện triệu chứng thiếu hụt nhiều loại vitamin. Biểu hiện lâm sàng có thể thấy là viêm dây thần kinh ngoại vi, viêm lưỡi, viêm miệng, bầm da, tăng sừng... Một số ít người cũng có triệu chứng tiêu hóa ra máu, chảy máu nướu, chảy máu cam...

Tuấn 1 - Cá, các loại rau củ quả tốt cho người bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ, nên ăn gì?

Ăn nhiều rau củ quả: Đây là những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). Một số thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như: đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, nấm hương, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso... Cụ thể: Nấm hương chứa nhiều chất làm giảm lượng cholesterol trong máu và tế bào gan; Lá sen giảm mỡ máu, giảm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Đun nước lá sen để uống hoặc nấu cháo lá sen; Rau cần chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất thải và làm sạch huyết dịch; Ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Những loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống, quả cà chua, mướp đắng, dưa gang, dưa chuột... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan, thanh nhiệt...

Sử dụng dầu thực vật: Người bị gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật và thay vào đó là nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương (trừ dầu dừa)... Những loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol. Ăn chất vừa phải (1g/kg cân nặng/ngày).

Lựa chọn thực phẩm phù hợp: Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng. Tuy nhiên, người bị gan nhiễm mỡ lại cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên, không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Với người bị gan nhiễm mỡ cần chú ý giảm mỡ động vật, tăng dầu thực vật, chuyển sang mỡ dễ hấp thu hơn như ở trong cá. Nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người bị gan nhiễm mỡ do béo phì. Ngoài ra, cá tươi cũng rất được khuyến khích bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Bị gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?

Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mục đích của điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm hàm lượng mỡ trong gan. Mỡ động vật khi dung nạp vào cơ thể sẽ đi qua gan, bài tiết ra ngoài ở gan. Nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ dẫn đến tích tụ gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy, nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.

Tránh thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng... chứa một lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

Không nên ăn nhiều thịt đỏ: Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh gan nhiễm mỡ.

Kiêng gia vị cay nóng: Các đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê là những thứ người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn.

Tránh xa “sát thủ” rượu, bia, đồ uống chứa cồn: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan, thậm chí là ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan khiến tình trạng nhiễm mỡ khó cải thiện.

Quang Tuấn

(Theo Sức khỏe và đời sống)

Gan nhiễm mỡ là bệnh rất phổ biến nhưng mọi người lại cho rằng nó vô hại. Thực tế gan nhiễm mỡ có thể gây ra viêm gan, xơ gan, thậm chí dẫn tới ung thư gan nếu bệnh không được chữa trị trong suốt thời gian dài. Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ là gì? Triệu chứng ra sao? Và cách điều trị như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích tụ quá nhiều chất béo ở mô gan và bị viêm. Gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu căn bản là không có hại, tuy nhiên triệu trứng viêm gan kéo dài có thể dẫn tới xơ gan và làm giảm chức năng của gan. Gan nhiễm mỡ không lây nhiễm từ người này sang người khác và cũng không di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Đồ uống có cồn: Nguyên nhân phổ biến nhất của gan nhiễm mỡ là uống quá nhiều rượu bia, đồ uống có cồn. Bên cạnh đó chúng còn làm giảm hiệu quả điều trị bệnh của các loại thuốc.

Béo phì: Nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ ở người béo phì cao gấp nhiều lần người có trọng lượng bình thường. Cơ thể của người béo phì thường xuyên cung cấp chất béo vượt ngưỡng cơ thể hấp thu nên gây ra hiện tượng tích tụ mỡ trong gan.

Mỡ máu cao: Lipid trong máu đi qua gan quá nhiều thì hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao, nếu vượt quá khả năng chuyển hoá của gan sẽ làm mỡ trong máu tồn đọng trong gan sinh ra gan nhiễm mỡ.

Tiểu đường: Bệnh tiểu đường bản chất là rối loạn chuyển hoá gluco, đường huyết cao sẽ tạo thành một lớp bao phủ khiến gan mất đi chức năng chuyển hoá cholesterol dẫn tới tình trạng tích tụ nhiều cholesterol gây ra gan nhiễm mỡ.

Sút cân quá nhanh: Sút cân quá nhanh khiến cơ thể không tổng hợp được apolipoprotein làm cho triglyceride tích tụ trong gan, lâu ngày sẽ gây thừa mỡ trong gan.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc điều trị mỡ máu, lao phổi có thể có tác dụng phụ gây tổn thương gan, làm gan nhiễm mỡ.

Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng an mỡ

Uống nhiều rượu bia là một nguyên nhân gây bệnh gan

Gan nhiễm mỡ là bệnh rất thường gặp, ai cũng có thể mắc. Đặc biệt là những người uống nhiều rượu bia, béo phì, đái tháo đường, suy giáp, suy tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang…

Giai đoạn 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất, ít nguy hiểm, không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện bệnh. Lượng mỡ trong gan chiến khoảng 5 – 10% tổng trọng lượng lá gan. Nên nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể chữa khỏi.

Giai đoạn 2

Đây là giai đoạn tích tụ, nuôi bệnh. Lượng mỡ trong gan chiếm 10 – 20% tổng trọng lượng lá gan nên đã xuất hiện những biểu hiện như chán ăn, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, mệt mỏi… Những biểu hiện này rất phổ thông nên bệnh nhân thường chủ quan, không đi kiểm tra sức khoẻ nên bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm và nhanh chóng chuyển biến xấu sang giai đoạn 3.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn tiến triển cuối cùng của bệnh, lượng mỡ chiếm tới 20 – 30% tổng trọng lượng lá gan. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức hạ sườn bên phải, vàng da, vàng mắt, u mạch nổi lên trên da, chán ăn, mệt mỏi, sút cân nhanh chóng. Ngoài ra bệnh nhân còn bị rối loạn nội tiết tố, một số ít bệnh nhân nam phát triển tuyến vú, cương dương. Nữ giới thì tắc rong kinh, rối loạn kinh nguyệt.

Bệnh ở giai đoạn này không thể chữa trị được, chỉ điều trị giảm nhẹ và phòng tránh biến chứng dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan.

Viêm gan nhiễm mỡ

Mỡ bao phủ các tế bào gan ngày càng nhiều làm cho chức năng gan suy giảm, hạn chế vai trò chống độc của gan, tạo điều kiện thuận lợi cho các độc tố, vi rút, vi khuẩn, kí sinh trùng từ ruột và bên ngoài xâm nhập gây bệnh viêm gan.

Viêm gan nhiễm mỡ khiến gan nhanh chóng suy kiệt, từ đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ, làm tăng tỉ lệ tử vong. Vì vậy, bệnh viêm gan nhiễm mỡ rất cần được tầm soát sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hại này.

Xơ gan

Gan nhiễm mỡ làm cho các tế bào hoạt động quá mức tạo ra các sợi xơ. Những chất xơ này ngày càng nhiều lên gây tổn thương, hoại tử các tế bào gan, làm biến đổi cấu trúc gan, hình thành các mô sẹo làm cho gan bị chai cứng, không còn khả năng phục hồi dẫn tới xơ gan.

Ung thư gan

Gan nhiễm mỡ âm thầm tiến triển và tác hại lớn nhất của nó là ung thư gan. Ung thư gan hình thành dựa trên sự phát triển của bệnh lý xơ gan do thoái hoá mỡ.

Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng an mỡ

Minh họa gan bị viêm

Xét nghiệm máu: Kiểm tra chỉ số Cholesterol, Triglycerid, định lượng men gan AST, ALT, GGT xem có tăng hay không. Nếu nghi ngờ gan nhiễm mỡ tiến triển sang xơ gan, cần xét nghiệm thêm Bilirubin, Albumin, đông máu cơ bản, protein máu

Xét nghiệm Virus viêm gan: Kiểm tra Virut viêm gan A, B, C để ngăn ngừa viêm gan virut kết hợp.

Siêu âm ổ bụng: Là phương pháp nhanh chóng, đơn giản, không xâm lấn để chẩn đoán gan nhiễm mỡ. Nếu nghi ngờ xơ gan có thể siêu âm đo độ đàn hồi gan.

Giảm cân: Bắt buộc phải giảm cân với những người béo phì bị gan nhiễm mỡ. Giảm cân an toàn khoa học sẽ làm giảm tổn thương gan, cải thiện đề kháng Insulin. Tránh các cách giảm cân cấp tốc bởi nó sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.

Xem xét sử dụng vitamin E: Bệnh nhân gan nhiễm mỡ không bị đái tháo đường có thể sử dụng Vitamin E để cải thiện tình trạng viêm. Tuy nhiên vitamin E không được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ với những bệnh nhân nam có tiền sử hoặc gia đình bị ung thư tiền liệt tuyến.

Kiểm soát rối loạn lipid máu: Các statin không chuyển hoá kéo dài qua gan có thể kiểm soát rối loạn lipid máu, giảm gan nhiễm mỡ.

Tiêm phòng virus: Tiêm phòng viêm gan A, B, C đầy đủ sẽ giúp bạn phòng tránh được virut gây tổn thương gan.

Đăng kí nhận ưu đãi khám sàng lọc bệnh lí về Gan TẠI ĐÂY:

Ăn nhiều rau củ quả: Rau củ quả chứa nhiều chất chống oxy hoá, giầu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa tích tụ mỡ trong gan, hạ cholesterol trong máu và tế bào gan

Dầu thực vật: Chất béo không bão hoà có trong dầu thực vật có thể làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và kiểm soát lượng đường trong máu.

Đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ… Cấu tạo cơ thể cần có mỡ để chuyển hoá các chất trong cơ thể, vì vậy không nên kiêng tuyệt đối mỡ. Bệnh nhân nên chuyển sang ăn những loại dễ hấp thu như mỡ có trong cá…

Cá tươi: Là loại thực phẩm ít chất béo, giàu axit omega – 3, giúp giảm nồng độ cholesterol, giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ và giảm nguy cơ ung thư.

Thảo dược thiên nhiên: Atiso, trà xanh, lá sen… đều có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt và điều hoà cơ thể.

Tại sao người bị bệnh gan nên kiêng an mỡ

Chế độ ăn uống lành mạnh tốt cho gan

Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật chứa nhiều axit béo no (bão hoà) và có khả năng tái tạo cholesterol. Sử dụng nhiều mỡ động vật khiến gan không bài tiết được mỡ dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ

Thực phẩm giàu cholesterol: trứng lộn, nội tạng động vật, đồ chiên rán, đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn chứa lượng cholesterol rất cao.

Không ăn nhiều thịt đỏ: thịt bò, thịt dê chứa nhiều protein, chuyển hoá tại gan. Gan không chuyển hoá được sẽ làm tăng lượng mỡ tồn đọng khiến bệnh gan nhiễm mỡ càng trầm trọng hơn.

Hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Việc tránh ăn các loại quả chứa nhiều fructose như quả vải, nho khô, việt quất ngọt, chà là, quả lựu…sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng ngừa gan nhiễm mỡ.

Gia vị cay nóng: ớt, hồ tiêu, gừng, riềng, tỏi, cà phê là những gia vị cay nóng có mặt trong danh sách không nên ăn của bệnh nhân gan nhiễm mỡ.

Chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn: đây là nguyên nhân chính gây bệnh về gan. Chúng làm cho gan quá tải, suy giảm chức năng. Không chỉ làm tổn thương các mô gan mà còn dẫn đến xơ gan, đột biến tế bào có thể gây ung thư gan.

Chuyên khoa tiêu hoá của bệnh viện Hồng Ngọc với đội ngũ y bác sỹ giỏi, giàu kinh nghiệm về nội tiêu hoá – gan mật luôn là địa chỉ đáng tin cậy, được nhiều bệnh nhân tiêu hoá lựa chọn. Ngoài chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở tiện nghi, bệnh viện còn trang bị hệ thống nội soi tiêu hoá hiện đại nhất cùng các trang thiết bị thiết yếu khác hỗ trợ thăm khám và điều trị hiệu quả./.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email:

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc