Tại sao tim có thể đập suốt đời

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Giải thích vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

Các câu hỏi tương tự

Tại sao tim đập suốt ngày không mệt mỏi? Tim chính là một bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể của mỗi con người chúng ta. Nó luôn hoạt động liên tục để truyền máu đi nuôi tất cả các bộ phận trên cơ thể. Nếu không có tim thì cơ thể sẽ không thể nào hoạt động được. Vì vậy, càng khẳng định được vai trò của bộ phận này.

Tim đập suốt ngày không mệt mỏi là nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như bằng nhau.

Cùng Top lời giải tìm hiểu cấu tạo, chức năng của tim như thế nào giúp Tim đập suốt ngày không mệt mỏi.

A. Tìm hiểu về bộ phận tim trong cơ thể

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu về tim trước để từ đó có thể đưa ra kết luận chính xác nhất nhé.

1. Cấu tạo và chức năng của tim

Tim là một bộ phận rất quan trọng trong hệ tuần hoàn. Tim được cấu tạo từ một loại cơ rất đặc biệt, nó có tên gọi là cơ tim. Tim là một khối cơ rỗng và cấu tạo của nó được chia thành 4 buồng: bao gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất. Nhĩ phải và nhĩ trái có thành mỏng, sẽ nhận máu từ tĩnh mạch rồi đưa xuống thất. Sau đó, thất phải và thất trái sẽ tiến hành bơm máu vào động mạch với áp lực rất cao. Hai tâm nhĩ se được ngăn cách nhau bởi vách liên nhĩ, còn hai tâm thất lại được ngăn cách nhau bởi vách liên thất.

Độ dày của các thành tim ở mỗi buồng sẽ thay đổi tùy theo chức năng của nó. Đối với thành cơ tim thất trái sẽ dày gấp từ 2 đến 4 lần so với thành thất phải, vì để khi bơm máu với một áp lực cao hơn để có thể thắng sức cản tuần hoàn hệ thống.

2. Hệ thống van tim

Các van tim là lá mỏng, rất mềm dẻo và có tổ chức liên kết được bao quanh bởi nội tâm mạc.

Van nhĩ – thất: ngăn giữa là nhĩ và thất, ở phía bên trái có van hai lá và phía bên phải có van ba lá, nó sẽ giúp cho máu chảy một chiều theo chiều từ nhĩ xuống thất. Các cột cơ gắn liền với van nhĩ-thất bằng các sợi dây chằng. Cột cơ sẽ co rút khi tâm thất co và nó không có tác dụng giúp cho sự đóng của van, mà nó sẽ giúp kéo chân van về phía tâm thất. Như vậy sẽ ngăn được sự lồi của các lá van về tâm nhĩ trong kỳ thất co rút. Nếu như dây chằng bị đứt thì khi thất co, máu có thể chảy ngược về tâm nhĩ, sẽ gây ra tình trạng rối loạn chức năng tim.

Van bán nguyệt: ở giữa tâm thất trái với động mạch chủ là van động mạch chủ, còn ở giữa tâm thất phải với động mạch phổi là van động mạch phổi. Nó có tác dụng giúp cho máu chảy một chiều từ phía tâm thất ra động mạch .

Các van tim hoạt động với cơ chế đóng mở thụ động, còn tùy thuộc vào sự chênh lệch áp suất giữa các van.

3. Sợi cơ tim

Tim được cấu thành từ 3 loại cơ tim: bao gồm cơ nhĩ, cơ thất cùng với những sợi cơ kích thích và dẫn truyền rất đặc biệt.

Các tế bào cơ tim với tính chất trung gian đối với tế bào cơ vân và tế bào cơ trơn, tế bào rất nhỏ, có vân lại còn được chia nhánh và nó chỉ có một nhân. Khác so với cơ vân, tế bào cơ tim gồm có các cầu nối, chúng được kết lại với nhau thành một khối rất vững chắc, có một số đoạn màng tế bào được hòa với nhau. Các sợi cơ tim này vốn có tính hợp bào, được hoạt động để đáp ứng với kích thích hay lan truyền điện thế giữa các sợi cơ tim một cách nhanh chóng qua các cầu nối. Và sự lan truyền điện thế từ nhĩ xuống thất được gọi là bộ nối nhĩ-thất, nó được dẫn qua một đường dẫn truyền rất đặc biệt.

Tim sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là tim tiến hành bơm đẩy máu theo các động mạch để mang dưỡng khí và dinh dưỡng đến khắp cơ thể. Nó còn thực hiện quá trình hút máu từ tĩnh mạch về tim, rồi tiến hành đẩy máu đến phổi để trao đổi các khí CO2 và lấy khí O2.

B. Lý giải vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

Chu kỳ tim là hoạt động của tim con người từ đầu của một nhịp tim đến đầu nhịp tim tiếp theo. Một chu kỳ tim hoạt động gồm 3 pha tương đương = 0.8s

- Tim – Cơ Tim rất mạnh và có sự dẻo dai, bền bỉ.

- Cơ Tim sẽ hoạt động do Hệ Thần Kinh Thực Vật điều khiển.

- Tim co, dãn theo tính chu kỳ

+ Chu kì co dãn của tim là khoảng 0,8s

+ Pha co tâm nhĩ: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)

+ Tâm thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s)

+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s)

+ Nhịp tim bình thường bằng 75 chu kì trong khoảng thời gian 1 phút.

Tim sẽ hoạt động theo chu kì và mỗi chu kì như vậy chia thành từng pha. Đồng thời, giữa các pha tim như vậy đều có một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định. Khoảng thời gian nghỉ và thời gian hoạt động của tim gần như bằng nhau. Chính vì lý do này mà ta có thể khẳng định rằng: tim hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi là do tim có thời gian hoạt động cũng như thời gian nghỉ ngơi quá hợp lý.

Nhờ vào thời gian từng ngăn tim nghỉ dài hơn thời gian tim hoạt động. Do đó tim hoạt động suốt đời mà không hề mỏi mệt. Như vậy, nếu chúng ta có chế độ sinh hoạt ngủ nghỉ tốt thì tim hoạt động tốt và luôn khỏe mạnh. Bộ phận nào cũng vậy, nếu như hoạt động cả ngày cả đêm mà được chăm sóc chu đáo sẽ không mệt mỏi, nhưng nếu không được chăm sóc tốt thì sức bền sẽ dần yếu đi, tuổi tác càng cao thì cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động yếu dần. Bởi vậy do thời trẻ lao động quá nhiều, ăn uống ngủ nghỉ không điều độ chính là lý do khiến cho nhiều người cao tuổi mắc phải những bệnh lý về tim mạch.

C. Cách bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh

  • Tập thể dục thể thao: Mỗi ngày đều đặn tập thể dục 30 phút mỗi ngày, mỗi tuần 5 buổi sẽ giúp trái tim luôn khỏe mạnh và giúp giảm cân nhanh chóng
  • Nói KHÔNG với thuốc lá, thuốc lào: Hút thuốc lá, thuốc lào có thể gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch vành. Do vậy, nên bỏ thuốc lá sớm nhất để tránh những độc hại xâm nhập vào cơ thể làm hại tim
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ thể như cá, rau củ, trái cây… hạn chế chất béo, muối và calo. Chọn thịt nạc, sữa ít béo, tránh những thức ăn nhanh vì chứa nhiều muối và chất béo.
  • Giảm căng thẳng, áp lực: Stress ảnh hưởng đến hệ thống tim mạch, khi bị stress sẽ kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động của tim mạch, tăng huyết áp, tăng lượng máu bơm lên cơ quan trên cơ thể
  • Hạn chế tối đa đồ uống có cồn: Rượu, bia không chỉ khiến con người bị say xỉn mà nó còn chứa nhiều calo khiến bặn tăng cân và tim mạch hoạt động nhiều hơn.
  • Ngủ nghỉ đúng giờ giấc: Hoạt động ăn, ngủ theo đúng giờ giấc sẽ giúp, không ngủ muộn sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe của bản thân như huyết áp, cholesterol trong máu, phòng và điều trị bệnh về tim mạch.

Skip to content

Tim là bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể mỗi người, hoạt động liên tục không ngừng nghỉ để truyền máu nuôi các cơ quan trong cơ thể. Tim hoạt động bền bỉ như vậy, vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây. 

1. Tìm hiểu về tim và hoạt động của nó

Để trả lời cho câu hỏi vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về cấu tạo cũng như chức năng của tim. 

1.1. Cấu tạo và chức năng chính của tim 

Tim là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể chúng ta. Tim được tạo thành từ một loại cơ đặc biệt, được gọi là cơ tim. Thông thường, tim được chia thành 4 phần, bao gồm:

– Ở nửa trên gồm: tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Hai tâm nhĩ này là có thành mỏng, được ngăn cách bởi vách liên nhĩ. Tâm nhĩ phải nhận nhiệm vụ đưa máu đổ về từ tĩnh mạch chủ trên  xuống tâm thất phải. Tâm nhĩ trái nhận máu trở về từ phổi và đưa xuống tâm thất trái.

– Ở nửa dưới gồm: tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất có thành dày hơn tâm nhĩ, được ngăn cách bởi vách liên thất, có vai trò bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải có nhiệm vụ bơm máu vào động mạch phổi để máu nhận Oxy và thải khí CO2. Tâm thất trái sẽ bơm máu lên để cung cấp cho  động mạch chủ để máu đi nuôi khắp cơ thể.

Tim là bộ phận vô cùng thiết yếu trong hệ thống tim mạch. Nó giúp bơm oxy và máu giàu dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Tim có kích cỡ bằng nắm tay đập liên tục khoảng 100.000 lần, bơm từ khoảng 5-6 lít máu mỗi phút (2.000 gallon) mỗi ngày.

1.2. Tim hoạt động như thế nào? 

Hệ thống điện tim đóng vai trò là nguồn năng lượng chính giúp tâm thất và tâm nhĩ hoạt động xen kẽ, thư giãn đều đặn để quá trình bơm máu qua tim xảy ra theo đúng chu trình.

Nhịp tim được kích hoạt bởi các xung điện truyền xuống một con đường đặc biệt xuyên qua tim:

– Xung điện sẽ bắt đầu với một bó nhỏ của các tế bào có tên là nút xoang (SA – nút trung tâm, nằm ở tâm nhĩ phải). Nút SA tựa như chiếc máy tạo nhịp tim tự nhiên, với tần số phát nhịp bình thường khoảng 60 – 100 lần/ phút. Sau đó, xung điện sẽ truyền qua các cơ và khiến cho tâm nhĩ co lại.

– Tại trung tâm của tim, cụm tế bào gọi là nút nhĩ thất (AV) nằm giữa tâm thất và tâm nhĩ. Nút này có khả năng làm chậm các tín hiệu trước khi chúng đi vào tâm thất. Điều này giúp tâm nhĩ có thời gian co bóp trước khi tâm thất hoạt động.

– Mạng lưới His-Purkinje tạo ra cầu nối giúp các sợi gửi xung điện đến các thành cơ của tâm thất, từ đó giúp tâm thất co lại.

Tim hoạt động không ngừng nghỉ đến khi nó “chết”. Trung bình, mỗi phút tim sẽ co bóp với tốc độ từ 60 – 100 lần, và nó hoạt động như vậy trong suốt đời người. Nếu chúng ta  tập thể dục, bị sốt, có vấn đề về cảm xúc, tâm lý,… có thể khiến tim đập nhanh hơn bình thường (khoảng hơn 100 nhịp/phút).

Tại sao tim có thể đập suốt đời

Cấu tạo của tim 

2. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

Lời giải đáp cho câu hỏi “vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi” chính là nằm ở trong cách thức hoạt động của tim: 

– Cơ tim dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn.

– Tim hoạt động do hệ thần kinh thực vật điều khiển (Autonomic Nervous System).

– Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kỳ tim hoạt động đều đặn, có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. 

Chúng ta có thể thấy một chu kì co dãn của tim gồm 3 pha và kéo dài khoảng 0,8s:

+ Pha nhĩ co là: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)

+ Pha thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s) 

+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s). 

Vì tim hoạt động với chu kỳ như trên, thời gian tim làm việc ít hơn thời gian tim nghỉ ngơi. chu kỳ hoạt động đều đặn và xen kẽ hợp lý nên tim hoạt động suốt đời mà không mỏi. 

Tại sao tim có thể đập suốt đời

Hoạt động của tim 

3. Để tim khỏe mạnh cần làm gì?

Cho dù tim là một chiếc máy hoạt động ngày đêm không biết mệt mỏi. Tuy nhiên, khi sức khỏe suy yếu do bệnh tật hay tuổi tác cũng làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của tim. Bởi vậy chúng ta cần giữ gìn sức khỏe, không được làm việc quá lao lực, chú trọng chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày để bảo vệ tim tốt hơn. Nên duy trì những thói quen tốt như sau để bảo vệ sức khỏe cơ thể và tim mạch: 

– Không sử dụng chất kích thích: Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,… những chất có trong các sản phẩm này rất có hại cho sức khỏe. 

– Ăn uống hợp lý: Ăn uống hợp lý, nên chọn những thực phẩm ít năng lượng, giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau quả tươi. Hạn chế ăn những loại thức ăn chứa hàm lượng calo cao, giàu natri. 

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên: Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hoặc  chạy bộ mỗi sáng để giúp cơ thể linh hoạt dẻo dai, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả hơn, rất tốt cho hoạt động của tim. 

– Thư giãn, tránh căng thẳng, stress: Thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể được giải tỏa mệt mỏi, cơ thể dồi dào năng lượng, kiểm soát nhịp tim tốt. 

– Khám định kỳ: Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh tim mạch để kịp thời chữa trị. 

– Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đây là lúc não bộ và cơ thể được nghỉ ngơi sau 1 ngày hoạt động mệt mỏi. Vì vậy, đảm bảo ngủ đủ giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc, lấy lại năng lượng nhanh chóng. 

Tại sao tim có thể đập suốt đời

Tạo thói quen tốt mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể và tim mạch 

4. Massage và sức khỏe tim mạch 

Liệu pháp massage được thực hiện hiệu quả có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tim mạch. Massage giúp thư giãn và giảm căng thẳng từ tâm trí, giúp chúng ta kiểm soát tâm trạng bản thân tốt hơn, đồng thời kiểm soát nhịp tim tốt hơn. Massage cũng kích thích bên trong làn da giúp giải phóng endorphin là hoóc-môn hạnh phúc làm tâm trạng luôn vui vẻ tích cực, khiến chúng ta cảm thấy khỏe hơn.

Huyết áp cao hoặc tăng huyết áp là tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và là nguyên nhân gây ra đột quỵ đe dọa đến tính mạng của con người. Các liệu pháp massage giúp giảm huyết áp và nó được chứng minh qua nhiều nghiên cứu tiến hành trên nhiều nhóm người khác nhau. Mát xa còn tác động tích cực đến lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể.

Tại sao tim có thể đập suốt đời

Massage mỗi ngày là thói quen tốt cho sức khỏe tim mạch 

Massage không chỉ có lợi cho tim mạch mà nó còn có nhiều tác dụng đến các cơ quan khác trên cơ thể và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn là người bận rộn, không có thời gian đến các spa thường xuyên thì hãy cân nhắc đến việc sắm cho mình một chiếc ghế massage toàn thân ngay tại nhà. 

Với công nghệ tiên tiến, được tích hợp các công nghệ hiện đại, mô phỏng các kỹ thuật của chuyên viên massage giúp bạn được tận hưởng cảm giác massage như tại spa. Với hệ thống con lăn và túi khí linh hoạt tạo ra những động tác massage chân thực. Bên cạnh đó, các tính năng như: chế độ nhiệt hồng ngoại, massage không trọng lực,… hỗ trợ và mang lại hiệu quả tối ưu cho các động tác massage. Từ đó, các các động tác massage thêm chuyên sâu giúp thư giãn hiệu quả, khí huyệt được lưu thông tốt, mang lại giấc ngủ ngon,… tốt cho sức khỏe và tim mạch. 

Giờ thì bạn đã biết vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi rồi đúng không nào? Tim có vai trò quan trọng nên cần quan tâm và bảo vệ. Nhớ tăng cường những thói quen tốt để bảo vệ trái tim của mình thật tốt nhé!

  • Miền Bắc
  • Miền Trung
  • Miền Nam