Tại sao trái đất có ngày và đêm

Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục...

Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Giải thích về hiện tượng ngày và đêm trên Trái Đất.

Trái Đất có hình khối cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông nên trong cùng một thời điểm, người đứng ở kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt trời ở độ cao khác, các điểm thuộc kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, (giờ địa phương hay giờ mặt trời).

Để cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ ở múi số 0 sẽ được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Khi Trái đất tự quay quanh trục, mọi địa điểm thuộc các vĩ độ khác nhau ở bề mặt Trái đất ( trừ hai cực), đều có vận tốc dài khác nhau và chuyển hướng từ tây sang đông. Do vậy các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái đất sẽ bị lệch so với hướng ban đầu.


Video mô phỏng sự luân phiên ngày và đêm.

  • Một năm từng có 540 ngày
  • Vùng đất kỳ lạ nơi Mặt trời mọc lúc nửa đêm

Cập nhật: 02/10/2017 Theo infonet

Phần luyện tập và vận dụng

Câu 1. Tại sao trên Trái Đất lại có hiện tượng ngày và đêm? Tại sao ngày và đêm lại luân phiên nhau liên tục ở khắp mọi nơi trên Trái Đất?

Câu 2. Quan sát hình 6.2 và xác định: Việt Nam nằm ở khu vực giờ số mấy? Kinh tuyến nào là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam?


Câu 1: Hiện tượng ngày và đêm sinh ra do Trái Đất tự quay quanh trục... Hình khối cầu của Trái đất luôn được Mặt trời chiếu sáng một nửa, vì thế đã sinh ra ngày và đêm, do Trái đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi bề mặt của Trái Đất đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Câu 2: Quan sát hình 6.2 ta thấy:

  • Việt Nam nằm ở khu vực giờ số 7.
  • Kinh tuyến $105^{0}$ là kinh tuyến trung tâm để xác định khu vực giờ của Việt Nam


[Cánh diều] Trắc nghiệm địa lí bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả địa lí


Giải thích hiện tượng Ngày và Đêm - Khám phá khoa học tại pgdtxhoangmai.edu.vn

Hiện tượng ngày và đêm được sinh ra do sự tự quay quanh trục của Trái Đất. Mặt Trời luôn chiếu sáng một nửa Trái Đất của chúng ta, chính điều đó đã lý giải tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm. Bởi vì Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả bề mặt của nó đều lần lượt được mặt trời chiếu sáng.

Bạn đang xem: Vì sao có hiện tượng ngày và đêm

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Trái Đất của chúng ta là hình khối cầu, tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Vì lý do nên dù cùng một thời điểm nhất định, thì người ở kinh tuyến này sẽ nhìn thấy độ cao khác nhau của Mặt Trời so với người ở kinh tuyến khác. Bên cạnh đó, tại những điểm kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, chính là giờ địa phương.

Bên cạnh đó, để dễ dàng tính giờ cũng như giao dịch quốc tế, các nhà khoa học đã chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, trong đó mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Giờ tại múi số 0 được xét làm chuẩn giờ quốc tế (GMT). Việt Nam của chúng ta thuộc múi giờ số 7.

Bên cạnh đó, do việc tự quay quanh trục nên các địa điểm tại vĩ độ khác nhau trên bề mặt Trái Đất luôn xuất hiện vận tốc khác nhau. Đồng thời luôn xuất hiện tình trạng tự chuyển hướng từ Tây sang Đông. Chính vì thế nên ngoài việc trả lời câu hỏi vì sao có hiện tượng ngày và đêm, điều này lý giải tại sao vật thể chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu.

Tại sao lại có các mùa trong năm?

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Vậy tại sao lại có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn tuỳ lúc khác nhau như thế? Đó là do Trái Đất luôn di chuyển thay đổi theo từng mùa khác nhau trong năm tuỳ theo vùng miền. Chính sự di chuyển này đã dẫn đến sự thay đổi về mức độ dài và ngắn của ngày và đêm. Vậy thật ra thay đổi như thế nào, chúng ta hãy cùng xem thử.

Trái Đất luôn chuyển động quanh Mặt Trời nên trục luôn nghiêng và không đổi phương. Vì lý do nên tuỳ vị trí khác nhau của Trái Đất tại quỹ đạo mà sẽ có hiện tượng ngày và đêm dài, ngắn theo mùa và vĩ độ.

Mùa xuân

Khi vào mùa xuân sẽ có hiện tượng ngày dài hơn đêm. Tuy nhiên, ngày càng dài cũng như đêm càng ngắn khi Mặt Trời càng gần chí tuyến Bắc. Chỉ riêng vào ngày 21/3 thì thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau, đều bằng 12 ở mọi nơi.

Mùa hạ

Hiện tượng ngày và đêm vào mùa hạ thì ngày dài hơn đêm. Tuy nhiên, khi mà Mặt Trời càng di chuyển lại gần xích đạo thì ngày ngắn hơn, đêm dài hơn. Vào ngày 22/6 trong năm, ban ngày dài nhất và ban đêm ngắn nhất.

Xem thêm: Soạn Bài Nghị Luận Về Một Tác Phẩm Một Đoạn Trích Văn Xuôi (Ngắn Gọn)

Mùa thu

Vào mùathu thì ngày ngắn hơn đêm. Bởi vì Mặt Trời càng xuống gần chí tuyến Nam nên ngày càng ngắn và đêm lại càng dài. Tuy nhiên, vào ngày 23/9 thì thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau, đều bằng 12 giờ ở mọi nơi.

Mùa đông

Vào mùa đông, hiện tượng ngày và đêm vẫn có sự thay đổi. Khi này, ngày ngắn hơn đêm. Và lúc này, khi Mặt Trời di chuyển lại càng gần xích đạo, hiện tượng ngày dài hơn đêm lại xuất hiện. Vào ngày 22/12 trong năm, ban ngày ngắn nhất và ban đêm dài nhất.

Còn tại Xích Đạo, hiện tượng ngày và đêm quanh năm luôn bằng nhau. Và càng về xa xích đạo thì sẽ càng chênh lệch nhau nhiều hơn. Riêng tại hai cực thì sẽ xuất hiện tình trạng sáu tháng ngày và sáu tháng đêm.

Hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa

Ý nghĩa của hiện tượng ngày và đêm

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Hiện tượng ngày và đêm giúp chúng ta bảo toàn sự sống trên trái đất này.

Vì hiện tượng tự quay nên tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt nhận được ánh sáng Mặt Trời và chìm vào bóng tối. Chính điều này lý giải vì sao có hiện tượng ngày và đêm liên tục nối tiếp nhau. Tuy nhiên, nếu Trái Đất ngừng quay, một nửa bề mặt sẽ luôn sáng, trong khi nửa kia luôn chìm vào bóng tối.

Hiện tượng ngày và đêm rất quan trọng trong cuộc sống chúng ta

Khi ngày và đêm không còn nối tiếp nhau thì sẽ xảy ra rất nhiều điều tệ hại. Một nửa bề mặt Trái Đất khi ấy không còn được Mặt Trời chiếu sáng sẽ luôn lạnh lẽo, có lũ lụt, bão,… xảy ra. Cũng như một nửa bị Mặt Trời chiếu sáng liên tục sẽ nóng dần lên. Dẫn đến xảy ra hạn hán, thiếu nguồn nước, cháy rừng, núi lửa phun trào..vv… Nói chung, nếu hiện tượng ngày và đêm không còn nối tiếp nhau thì sự sống của chúng ta cũng sẽ không tồn tại.

Xem thêm: Tìm Số Tự Nhiên X Biết … = X, Câu Hỏi Của Nguyen Hoang Le Thi

Ngày nối đêm luôn là một hiện tượng tự nhiên đã có từ rất lâu trước đây. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể giải thích được vì sao có hiện tượng ngày và đêm. Bởi thế nên bài viết này ra đời với mong muốn rằng tụi mình có thể cung cấp thêm thông tin, có thể giải thích cho các bạn vì sao lại có hiện tượng này.

Mặt Trời mọc lên mỗi sáng ở phía Đông và sau đó khoảng 10-14 giờ, mặt trời lại lặn xuống ở phía Tây. Sau đó, bầu trời nắng được thay thế bởi Mặt Trăng và những vì sao. Chu kỳ đơn giản và thậm chí hiển nhiên này đã được tổ tiên của chúng ta ghi nhận một cách tương đối chính xác từ hàng nghìn năm trước.

Tuy nhiên để hiểu rõ và sâu hơn về sự tuần hoàn này, cùng với những đặc điểm của nó và những hiện tượng liên quan, hãy đi sâu hơn vào những chuyển động cơ bản của hành tinh nhé!

Tại sao trái đất có ngày và đêm
Khi ngày và đêm gặp nhau - Ảnh: Columbia Journalism Review

Cho đến nay, chúng ta đều biết rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và chính Trái Đất cũng tự quay xung quanh trục của chính nó. Đây là một điều đã được chứng minh rất rõ ràng nếu so với quá khứ, khi mà con người tin rằng Mặt Trời quay xung quanh Trái Đất.

Sự tự quay này có ở tất cả các vật thể có khối lượng lớn như một hành tinh, thậm chí là một vệ tinh hay một tiểu hành tinh tương đối lớn. Đây là hệ quả của sự mất cân bằng hấp dẫn giữa các phần của chính nó. Và cũng chính sự tự quay này đã dẫn đến hiện tượng ngày và đêm ở trên Trái Đất khi mà các phần bề mặt của Trái Đất được chiếu sáng luân phiên nhau.

Khoảng 6 giờ sáng hàng ngày, bạn thức dậy và nhận thấy Mặt Trời đã mọc lên do nơi bạn đứng đang hướng về phía Mặt Trời. Khoảng thời gian giữa trưa là khi mà Trái Đất đã quay thêm được khoảng 1/4 vòng nữa, và bạn dừng lại ở nơi tiếp cận gần nhất với Mặt Trời, khi mà ánh nắng chiếu thẳng về phía bạn theo phương thẳng đứng.

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Đây cũng là lý do mà khi thời gian là 12 giờ trưa, bạn đứng dưới ánh nắng thì sẽ thấy chiếc bóng của mình rất bé và chỉ bao quanh một phần nhỏ xung quanh. Và chiều tối là khi Mặt Trời dần khuất về chân trời phía tây. Sau đó, khi màn đêm sẽ phủ xuống là khi bạn đứng ở phần không nhận được ánh sáng Mặt Trời nữa.

Chắc chắn rằng, tất cả chúng ta đều biết rằng mỗi ngày trên Trái Đất có 24 giờ. Như vậy, dường như rằng chu kỳ tự quay của Trái Đất sẽ mất khoảng thời gian là 24 tiếng. Điều đó có nghĩa rằng: cứ mỗi 24 giờ, Trái Đất sẽ quay được 360 độ quanh trục của nó.

Nhưng sự thật thì lại hơi khác một chút. Trên thực tế, Trái Đất chỉ mất 23 giờ 56 phút 04 giây để quay hết một vòng (tức là quay được 360 độ). Và với 3 phút 56 giây thêm vào để đủ 24 giờ, Trái Đất thực chất đã quay thêm được 1 độ nữa, nghĩa là 361 độ. Điều này có ảnh hưởng như thế nào?

Tại sao trái đất có ngày và đêm

Hãy nhớ rằng, ngoài việc tự quay quanh trục của nó thì Trái Đất còn có chuyển động quay quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo dạng Elip gần tròn với một chu kỳ khoảng hơn 365 ngày một chút. Điều đó có nghĩa rằng: mỗi ngày, vị trí góc của Trái Đất so với Mặt Trời sẽ dịch chuyển khoảng 1 độ.

Tức là khi Trái Đất quay đủ một vòng (360 độ) trong khoảng thời gian 23 giờ 56 phút 04 giây, chúng ta sẽ quay trở lại vị trí ban đầu nhưng sẽ bị lệch 1 độ so với Mặt Trời. Vì vậy, việc Trái Đất quay thêm 1 độ nữa giúp chúng ta và Mặt Trời sẽ đứng ở vị trí chính xác so với vị trí ban đầu so với Trái Đất. Tuy nhiên điều đó lại không xảy ra đối với các ngôi sao, đấy là do các ngôi sao ấy ở vị trí rất xa so với Trái Đất.

Độ dài 24 giờ đúng này được gọi là "ngày mặt trời", nó là độ dài quy ước mà chúng ta sử dụng trong đời sống. Và còn độ dài 23 giờ 56 phút 04 giây gọi là "một ngày sao", là thời gian mà Trái Đất quay hết 360 độ và các ngôi sao ở rất xa trở về đúng vị trí cũ so với Trái Đất.