Tập đọc lớp 5 bài ê mi li con năm 2024

Thông qua bài Tập đọc: Ê-mi-li, con các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản. Đồng thời, các em cần nắm vững được những nội dung trọng tâm như:

- Kĩ năng:

+ Đọc lưu loát toàn bài.

+ Đọc đúng các tên riêng nước ngoài. Ngắt nhịp đúng từng bộ phận câu trong bài thơ viết theo thể tự do.

+ Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động trầm lắng.

- Kiến thức:

+ Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu được tâm trạng và hành động dũng cảm, cao thượng, quyết liệt của anh Mo-ri-xơn đốt cháy thân mình, lấy cái chết để thể hiện thái độ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính phủ Mĩ ở Việt Nam.

+ Hiểu ý nghĩa của bài thơ: Ca ngợi hành động dũng cảm, cao thượng vì đại nghĩa của một công dân nước Mĩ.

+ Học thuộc lòng khổ thơ 2,3.

Tập làm văn: Trả bài văn tả người Tiếng Việt 5 tập 2

Qua bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả người trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 tự nhận xét về bài văn tả người của mình. Đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32 Tiếng Việt 5 tập 2

Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Đồng thời, dựa vào những kiến thức đã được học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Tập đọc

Ê- MI- LI- CON

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 một khổ thơ trong bài ).

2. Kĩ năng: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học; đoc diễn cảm được bài thơ.

- HS( M3,4) thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động , trầm lắng.

3. Phẩm chất: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh

4. Năng lực:

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm.

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Hoạt động khởi động: (5 phút)

- Cho HS tổ chức thi đọc bài “Một chuyên gia máy xúc” và trả lời câu hỏi

- GV nhận xét

- Giới thiệu bài- Ghi bảng

- HS thi đọc và TLCH

- HS nghe

- HS ghi vở

2.Hoạt động luyện đọc: (10 phút)

* Mục tiêu:

- Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ.

- Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp.

- Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học

* Cách tiến hành:

- Học sinh đọc toàn bài và xuất xứ bài thơ.

- Đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm

+ Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ và ghi lên bảng các tên riêng Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, …

- Đọc theo cặp

- 1 học sinh đọc toàn bài thơ.

- Giáo viên đọc mẫu bài thơ.

- Cả lớp theo dõi

- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó.

- HS đọc lần 2 + Giải nghĩa từ

- HS nghe và quan sát

- Học sinh luyện đọc theo cặp.

- HS đọc

- HS theo dõi

3. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút)

* Mục tiêu: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 ).

* Cách tiến hành:

- Cho HS đọc bài thơ, thảo luận nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp

1. Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ?

2. Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì khi từ biệt?

3. Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn?

- Giáo viên tóm tắt nội dung chính.

- Nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và Ê-mi-li.

- Học sinh đọc khổ thơ 2 để trả lời câu hỏi chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa- không “nhân danh ai” và vô nhận đạo- “đốt bệnh viện, trường học”, “giết trẻ em”, “giết những cánh đồng xanh”.

- Chú nói trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn con: Khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ: “Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn”.

- Học sinh đọc khổ thơ cuối.

- Hành động của chú Mo-ri-xơn là cao đẹp, đáng khâm phục.

- HS nghe

- Học sinh đọc lại.

4. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút)

* Mục tiêu: Đọc diễn cảm được bài thơ.

* Cánh tiến hành:

- Giáo viên gọi học sinh đọc diễn cảm.

- Giáo viên đọc mẫu khổ thơ 3, 4.

- Luyện đọc theo cặp

- Thi đọc diễn cảm

- Luyện đọc thuộc lòng

- Giáo viên cho học sinh thi học thuộc lòng.

- 4 học sinh đọc diễn cảm 4 khổ thơ.

- HS theo dõi

- HS đọc theo cặp

- Học sinh thi đọc diễn cảm.

- Học sinh nhẩm học thuộc lòng

- HS thi đọc thuộc lòng

5. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)

- Qua bài thơ em có suy nghĩ gì về cuộc sống của người dân ở nơi xảy ra chiến tranh ?

- HS nêu

6. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)

- Về nhà sưu tầm những câu chuyện nói về những người đã dũng cảm phản đối cuộc chiến tranh trên thế giới

- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

..........................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài tập đọc ê mi li con thuộc Chữ điểm gì?

Lời giải: Bài thơ là lời của chú công dân Mĩ Mo-ri-xơn nói với con gái 18 tháng tuổi tên là Ê-mi-li.

Ê mi li còn là ai?

Tại Việt Nam, một số người nhanh chóng coi Morrison là một vị anh hùng dân gian. Năm ngày sau khi Morrison qua đời, nhà thơ người Việt Nam là Tố Hữu đã viết một bài thơ với nhan đề "Ê-mi-li, con" với nội dung mượn lời Morrison kể cho con gái Emily nghe về cái chết của ông.

Chú Mo

Trả lời: Chú Mo-ri-xơn nói với con là trời sắp tối rồi, không bế Ê-mi-li về được. Chú còn dặn con khi mẹ đến, hãy ôm hôn mẹ cho cha và nói với mẹ “Cha đi xin mẹ đừng buồn”.