Tên trường đại học luật thành phố hồ chí minh qua các thời kỳ

It looks like you were misusing this feature by going too fast. You’ve been temporarily blocked from using it.

If you think that this doesn't go against our Community Standards, let us know.

Tên trường đại học luật thành phố hồ chí minh qua các thời kỳ

Giới thiệu

Trong 20 năm qua, Đại học Luật TP HCM có những bước phát triển mạnh mẽ về quy mô và chất lượng, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo.

Trường Đại học Luật TPHCM (website:hcmulaw.edu.vn) là cơ sở đào tạo luật hàng đầu tại khu vực phía Nam với cơ cấu tổ chức ngày càng hoàn thiện, cán bộ giảng viên liên tục được bồi dưỡng nâng cao trình độ.

Trường đang đào tạo 7 khoa và 1 bộ môn chuyên ngành, bao gồm khoa Luật Thương mại, khoa Luật Dân sự, khoa Luật Hình sự, khoa Luật Hành chính – Nhà nước, khoa Luật Quốc tế, khoa Khoa học cơ bản, khoa Quản trị và Bộ môn Anh văn pháp lý. Hiện nay, Đại học Luật TP.HCM cũng chuyển từ đào tạo đơn ngành sang đào tạo đa ngành như mở thêm ngành và thành lập thêm khoa Quản trị, Bộ môn Anh văn pháp lý với ngành Quản trị – Luật, Quản trị Kinh doanh và Ngôn ngữ Anh.

Giới thiệu về trường Đại học Luật TP.HCM (Nguồn: Youtube – Cộng đồng Luật Việt Nam)

Giới thiệu trường

Ngày 30 tháng 3 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục – Đào tạo ký Quyết định số 1234/GD – ĐT thành lập Trường Đại học Luật TP.HCM trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật TP.HCM và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM. Trường khi đó nằm trong khối Đại học Quốc gia TP.HCM.

Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QĐ – TTg về việc thay đổi tổ chức của Đại học quốc gia TP.HCM. Theo quyết định này, trường Đại học Luật tách ra khỏi Đại học Quốc gia TP.HCM và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Sứ mệnh

Trường có nhiệm vụ cung cấp nguồn lực từ trung cấp đến đại học và sau đại học trong lĩnh vực pháp lý cho các địa phương và các bộ ngành, góp phần giải quyết các vấn đề quan trọng trong khoa học pháp lý của cả nước.

Tầm nhìn

Ban giám hiệu nhà trường cùng đội ngũ cán bộ quyết tâm xây dựng trường Đại học Luật TP.HCM trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu pháp lý có uy tín không những ở Việt Nam mà còn trong khu vực.

Hoạt động sinh viên

Tên trường đại học luật thành phố hồ chí minh qua các thời kỳ

Hội trại của trường Đại học Luật TP.HCM

Với mục đích kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường Đại học Luật TP.HCM và và 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn – Hội Sinh viên trường đã tổ chức hội trại “Tiếp bước truyền thống vẻ vang” cùng với các hoạt động dã ngoại, sinh hoạt truyền thống. Sự kiện này đã thu hút hàng ngàn sinh viên và cựu sinh viên của trường tham gia. Hội trại bao gồm chuỗi các hoạt động sôi nổi với những điểm nhấn là cuộc thi chạy bộ “Đường đua mặt trời”, Ngày Đoàn viên cùng đêm lễ hội và chương trình văn nghệ đầy màu sắc.

Tên trường đại học luật thành phố hồ chí minh qua các thời kỳ

Cuộc thi ““Tri ân Người khai sáng” năm 2016 của sinh viên Đại học Luật

“Tri ân Người khai sáng” năm 2016 là cuộc thi làm hoa và thiệp handmade nhằm chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cuộc thi được diễn ra tại sảnh A cơ sở Nguyễn Tất Thành và sảnh E cơ sở Bình Triệu đã thu hút sự tham gia đông đảo của các Chi hội. Với các sản phẩm chất lượng thể hiện sự sáng tạo, cuộc thi đã gửi gắm tấm lòng kính trọng, yêu thương của các bạn sinh viên đến với thầy cô của mình .

Tên trường đại học luật thành phố hồ chí minh qua các thời kỳ

Hội trại tập huấn cán bộ Hội “Tiếp lửa”

Nhằm chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhiệm kỳ IX (2017 – 2019) và 19 năm Ngày thành lập Hội Sinh viên Việt Nam của trường Đại học Luật TP.HCM, hội trại tập huấn mang tên “Tiếp lửa” lần III đã được tổ chức tại huyện Cần Giờ. Hội trại huấn luyện hai nội dung, bao gồm tập huấn theo chuyên đề và tập huấn kỹ năng. Song song với chuỗi các hoạt động tập huấn cam go và thú vị là những chương trình văn nghệ và những vở kịch đầy vui nhộn và sáng tạo.

Đội ngũ nhân sự
Trường có tất cả 12 phòng ban chức năng, 06 đơn vị thuộc phòng và các trung tâm. Nhà trường cũng đã xây dựng mô hình quản lý 3 cấp: Trường – Khoa – Bộ môn. Các tổ chức chính trị, đoàn thể thuộc trường đại học Luật TP HCM bao gồm: Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội sinh viên, Hội cựu sinh viên, Chi hội Luật gia, Hội Cựu chiến binh. Tính đến tháng 8/2016, Đại học Luật có tổng cộng 368 cán bộ, giảng viên với 258 giảng viên và 110 cán bộ quản lý. Trong đó, nhà trường hiện có 01 giáo sư, 12 phó giáo sư, 41 tiến sĩ và 145 thạc sĩ (01 giảng viên cao cấp, 01 nhà giáo ưu tú, 40 giảng viên chính và 221 giảng viên).

Cơ sở vật chất
Các địa điểm học:

Trường Đại học Luật TP.HCM từ khi thành lập bao gồm hai cơ sở với tổng diện tích đất sử dụng là 7.196 m2 (Cơ sở 1 tại Số 2 Nguyễn Tất Thành, P.12, Q.4 và Cơ sở 2 tại số 123 Quốc lộ 13 P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức). Cả hai cơ sở đều đã được xây mới với trang thiết bị phòng học khá hiện đại.

Trang thiết bị nổi bật:

Thư viện được đặt tại trụ sở của trường tại số 2 Nguyễn Tất Thành với cơ sở vật chất hiện đại, phòng đọc thoáng mát và tinh thần phục vụ cao. Được dự án Sida của Thụy Điển đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thư viện của trường hiện đang đứng đầu khu vực các tỉnh phía Nam về cơ sở dữ liệu luật với trên 80.000 đầu sách, luận án, luận văn và 1800 đĩa CD-ROM. Ngoài ra, thư viện còn trang bị phòng máy phục vụ cho nhu cầu học tập, tìm kiếm hay trao đổi thông tin trên mạng của sinh viên.

Thành tựu

  • Huân chương lao động hạng nhì Quyết định Số 27 KT/CT, ngày 02/02/2000.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm học 2009-2010 theo Quyết định số 3759/QĐ-BGDĐT ngày 31/8/2010.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong hoạt động Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định số 2307/QĐ-BGDĐT ngày 02/6/2011.
  • Bằng khen của Ủy ban nhân dân Tp Hồ Chí Minhvì có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Thành phố theo Quyết định số 5501/QĐ-UBND ngày 15/11/2011.
  • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủvì có nhiều thành tích xuất sắc Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 24/03/2011.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc thực hiện chương trình công tác học sinh sinh viên giai đoạn 2009-2012 Quyết định số 2564/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2012.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2013 Quyết định số 5831/QĐ-BGDĐT ngày 11/12/2013.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong năm học 2012-2013 Quyết định số 5378/QĐ-BGDĐT ngày 14/11/2013.
  • Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Có thành tích xuất sắc trong năm học 2014-2015 Quyết định số 6175/QĐ-BGDĐT ngày 24/12/2015.
  • Huân chương lao động hạng nhất theoQuyết định Số 595/QĐ-CTN, ngày 25/3/2016.

Nguồn: Đại học Luật TPHCM | Edu2review

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City University of Law) là trường đại học về đào tạo và nghiên cứu khối ngành luật tại Nam Bộ.

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học pháp lý lớn nhất tại Việt Nam và là cơ sở đào tạo luật lớn nhất phía Nam. Hiện tại, nhà trường được giao nhiệm vụ đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân lực phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh được hình thành trên cơ sở hội nhập cơ sở hai (miền Nam) của Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

Đội ngũ giảng viên, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học Luật TP.HCM được quy tụ từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu là cán bộ quản lý và đội ngũ giảng viên của trường phần lớn được chi viện và bổ sung từ đội ngũ cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội và Khoa Luật Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn).

Trường đã có nhiều công trình nghiên cứu về chiến lược phát triển và những vấn đề kinh tế – xã hội góp phần xây dựng văn kiện của nhà nước tại Việt Nam. Từ năm 1996, trường liên tục mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu đào tạo cùng các trường đại học và viện nghiên cứu nước ngoài (Đại học Lund, Đại học Nagoya, Đại học California tại San Francisco, Đại học Quốc gia Singapore...). Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo pháp lý đầu tiên của Việt Nam thực hiện chương trình đào tạo thạc sĩ Luật cùng với một trường đại học nước ngoài (Đại học West of England).[1] Nhà trường đã tập trung nhiều đội ngũ cán bộ, chuyên gia khoa học nghiên cứu tư vấn cho chính phủ tại Việt Nam về cải cách pháp luật, đổi mới kinh tế-xã hội và đổi mới trong lĩnh vực quản lý hành chính.

Từ ngày 27 tháng 1 năm 1995, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg ngày 10/10/2000 của Thủ tướng Chính phủ,[2] trường Đại học Luật cùng với Đại học Kiến trúc, Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm, Đại học Sư phạm được tách khỏi Đại học Quốc gia và trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng qua các nhiệm kỳ:

  • Trần Mộng Long (1996–2000)
  • PGS-TS. Nguyễn Văn Luyện (2000–2007)
  • GS-TS. Mai Hồng Quỳ (2007–2/2018)
  • PGS.TS Trần Hoàng Hải – Phó Hiệu trưởng phụ trách (03/2018 – 10/12/2020)
  • PGS.TS Trần Hoàng Hải – Quyền Hiệu trưởng (11/12/2020 – nay)
  • Khoa Luật Dân sự
  • Khoa Luật Hình sự
  • Khoa Luật Hành chính
  • Khoa Luật Quốc tế
  • Khoa Luật Thương mại
  • Khoa Khoa học cơ bản
  • Khoa Quản trị
  • Khoa Ngoại ngữ pháp lý
  • Khoa Các chương trình đạo tạo đặc biệt.

Trong năm 2009, trường đã tuyển sinh ngành Quản trị – Luật. Vào năm 2011, trường tuyển sinh thêm ngành học mới: Quản trị kinh doanh.

  • Cơ sở 1: Số 2 Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4 [3]
  • Cơ sở 2: Số 123 Quốc lộ 13, P. Hiệp Bình Chánh, TP. Thủ Đức[4]
  • Cơ sở 3: P.Long Phước, TP. Thủ Đức (dự án đang xây dựng)[5]

Thư viện Trường Đại học Luật TP.HCM là một trong những thư viện luật lớn của khu vực miền Nam. Theo thống kê của trường, Thư viện hiện có hơn 75.000 cuốn sách với các chủ đề liên quan tới khoa học pháp lý và các ngành luật; 63 đầu báo – tạp chí các loại, hơn 1000 luận văn Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân; hơn 90 đĩa CD-ROM tài liệu điện tử về Luật học, hệ thống đĩa CD-ROM văn bản pháp luật Việt Nam từ năm 1980 đến nay; 108 đề tài khoa học Luật cấp Bộ toàn văn. Trong những năm qua, Thư viện Đại học Luật đã và đang từng bước phát triển hệ thống thư viện điện tử với mục tiêu giúp cung cấp cho giáo viên, sinh viên của trường các dịch vụ tra cứu sách, bài báo – tạp chí, sách mới trong thư viện cũng như các thư viện trên thế giới tại Cổng thông tin Thư viện điện tử đặt tại website của thư viện. Hiện nay thư viện điện tử chỉ phục vụ cho giảng viên mà thôi, sinh viên chưa được phép sử dụng.

Năm 1982, sau khi tái thành lập Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Quyết định số 199-QĐ/ĐT ngày 16 tháng 10 năm 1982 về việc thành lập Trường Trung học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Trường Cán bộ tư pháp trước đây, với nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ trung cấp pháp lý. Từ năm 1983 đến 1988, Trường phối hợp với Trường Đại học Pháp lý Hà Nội mở lớp đại học pháp lý.

Ngày 25 tháng 12 năm 1987, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ra Quyết định số 357-CT về việc thành lập phân hiệu Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Bộ Tư pháp, nhiệm vụ đào tạo cán bộ có trình độ đại học pháp lý cho các tỉnh phía Nam Việt Nam. Ngày 6 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 368/QĐ-TC về việc đổi tên phân hiệu Đại học Pháp lý Thành phố Hồ Chí Minh thành phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 30 tháng 3 năm 1996, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ký Quyết định số 1234/GD&ĐT thành lập trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở sáp nhập Phân hiệu Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Khoa Luật Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 10 tháng 10 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 118/2000/QD-TT[7], theo đó, Trường Đại học Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được tách thành Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cho đến nay.

Nhà trường đã đào tạo hàng ngàn cử nhân luật cho cả nước. Hàng nghìn Thạc sĩ và Tiến sĩ trong những năm qua[cần dẫn nguồn].

Ngày 25 tháng 3 năm 2000, trường đã được Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng Huân chương lao động hạng Nhì.[6]

Ngày 22 tháng 3 năm 2003, Đoàn trường Đại học Luật TPHCM đón nhận Huân chương lao động hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.[6]

  • Website trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh