Thai 35 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg

Trong suốt hành trình mang thai, thai nhi luôn không ngừng thay đổi và phát triển mỗi ngày, về cả cân nặng, chiều cao. Điều này phản ánh tình hình sức khoẻ của người mẹ cũng như khả năng tăng trưởng khỏe mạnh của em bé. Trong bài viết dưới đây, Hoàn Mỹ sẽ cập nhật bảng cân nặng thai nhi theo chuẩn quốc tế 2023.

Bảng cân nặng thai nhi là thông tin quan trọng, giúp bố mẹ có thể theo dõi sự thay đổi rõ rệt của em bé theo từng tuần. Thông qua đây, bố mẹ sẽ biết được tình trạng phát triển của con, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động sao cho hợp lý.

Thông thường, thai từ lúc mới hình thành đến tuần thứ 7 còn rất nhỏ, kết quả siêu âm thai chỉ hiện một chấm trên màn hình. Do đó, bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế 2023 sẽ bắt đầu tính từ tuần thứ 8, cụ thể như sau:

Tuổi thai Chiều dài (cm)Cân nặng (gam)Tuần thai thứ 81,61Tuần thai thứ 92,32Tuần thai thứ 103,14Tuần thai thứ 114,145Tuần thai thứ 125,458Tuần thai thứ 136,773Tuần thai thứ 1414,793Tuần thai thứ 1516,7117Tuần thai thứ 1618,6146Tuần thai thứ 1720,4181Tuần thai thứ 1822,2222Tuần thai thứ 1924,0272Tuần thai thứ 2025,7330Tuần thai thứ 2127,4400Tuần thai thứ 2229476Tuần thai thứ 2330,6565Tuần thai thứ 2432,2665Tuần thai thứ 2533,7756Tuần thai thứ 2635,1900Tuần thai thứ 2736,61000Tuần thai thứ 2837,61100Tuần thai thứ 2939,31239Tuần thai thứ 3040,51.396Tuần thứ thứ 3141,81.568Tuần thai thứ 3243,01.755Tuần thai thứ 3344,12000Tuần thai thứ 3445,32200Tuần thai thứ 3546,32.378Tuần thai thứ 3647,32.600Tuần thai thứ 3748,32.800Tuần thai thứ 3849,33.000Tuần thai thứ 3950,13.186Tuần thai thứ 4051,03.338Tuần thai thứ 4151,53.600Tuần thai thứ 4251,73.700Bảng chỉ số cân nặng chuẩn của thai nhi

\>>>Xem thêm:

  • Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mẹ bầu cần biết
  • 9 Dấu hiệu rụng trứng dễ nhận biết, đơn giản
  • Hết kinh bao nhiêu ngày thì rụng trứng?
    Thai 35 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg
    Cân nặng thai nhi bé gái và bé trai thay đổi theo từng tuần (Nguồn: Internet)

Cách đo cân nặng thai nhi theo tuần tuổi

Mỗi thai nhi có một tốc độ phát triển khác nhau. Cân nặng trung bình của bé trai và bé gái khi sinh ra đủ tháng là 3,5kg, với chiều dài khoảng khoảng 51,2 cm. Dưới đây là hướng dẫn cách đo theo từng tuần tuổi, bạn nên tham khảo:

  • Ở tam cá nguyệt I (từ tuần thứ 8 – 19): Chiều dài của thai được tính từ đầu đến mông, hay còn được gọi là CRL (chiều dài đầu mông). Thai nhi trong giai đoạn này còn rất nhỏ nên bác sĩ khó xác định trọng lượng chính xác.
  • Ở tam cá nguyệt II (từ tuần thứ 20 – 42): Bác sĩ sẽ đo từ đầu đến gót chân để xác định chiều dài, đo đường kính đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi thai nhi để tính toán cân nặng chính xác.
  • Ở tam cá nguyệt III (từ tuần thứ 32 trở đi): Bác sĩ tiếp tục sử dụng những thông số như tam cá nguyệt II, kết hợp một số yếu tố khác để tính toán trọng lượng của thai. Đây là giai đoạn cân nặng phát triển nhanh, các đường nét trên cơ thể dần hoàn thiện.

\>>>Có thể bạn quan tâm:

  • 9 Dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) mẹ bầu cần lưu ý
  • Lịch tiêm chủng cho bé từ 0 đến 24 tháng tuổi [Bảng phác đồ]
    Thai 35 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg
    Mỗi giai đoạn trong thai kỳ sẽ áp dụng cách đo cân nặng thai nhi khác nhau (Nguồn: Internet)

Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng chuẩn của thai nhi

Cân nặng chuẩn của thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Yếu tố này quyết định đến 60 – 70% đặc điểm cơ thể của thai nhi, về cả cân nặng, chiều dài, vóc dáng,…
  • Sức khỏe của người mẹ trong giai đoạn mang thai: Thai nhi có xu hướng nặng cân hơn bình thường nếu mẹ mắc bệnh tiểu đường, béo phì. Ngược lại, với các trường hợp mẹ bầu có cơ địa khó tăng cân hoặc thiếu chất, nguy cơ cao thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng.
  • Vóc dáng người mẹ: Mẹ cao lớn thì thai nhi có xu hướng sẽ nặng cân và dài hơn bình thường. Yếu tố di truyền này thậm chí có thể ảnh hưởng đến đặc điểm cơ thể của trẻ trong tương lai.
  • Thứ tự sinh con: Con thứ thường có xu hướng nặng cân và dài hơn con đầu lòng trong giai đoạn mang thai. Tuy nhiên, nếu khoảng cách giữa các lần sinh quá ngắn, kết quả sẽ ngược lại (con thứ có xu hướng nhẹ cân hơn con đầu lòng).
  • Số lượng thai: Nếu bạn mang song thai, đa thai thì cân nặng, chiều dài thai nhi có xu hướng sẽ nhỏ hơn kết quả trong bảng tiêu chuẩn.
  • Tình trạng tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ: Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng rất ít, thai nhi có nguy cơ cao sẽ bị thiếu dinh dưỡng, dẫn đến cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn. Ngược lại, mẹ bầu tăng cân quá nhiều sẽ thúc đẩy em bé lớn nhanh, đôi khi về sau phải đẻ mổ.

\>>>Bài viết cùng chủ đề:

  • Tiền sản giật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
  • Bà bầu nên ăn gì? TOP 10+ thực phẩm tốt cho bà bầu và thai nhi
  • NIPT là xét nghiệm gì? 9 điều cần biết về xét nghiệm sàng lọc NIPT
    Thai 35 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg
    Cân nặng thai nhi theo tuần thay đổi và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau (Nguồn: Internet)

Những lưu ý về bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt nam

Khi mang thai, mẹ bầu nên đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình hình tăng trưởng của con. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết nếu nhận thấy kết quả siêu âm có nhiều chênh lệch so với bảng cân nặng thai nhi tiêu chuẩn:

  • Chỉ số thai nhi thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng, chiều dài tiêu chuẩn theo tuần (khoảng 3cm): Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ kịp thời để được xét nghiệm sớm, từ đó xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp kiểm soát kịp thời. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo dây rốn thai nhi bất thường hoặc khả năng vận chuyển dưỡng chất của nhau thai không ổn định. Điều này có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, đối mặt với nguy cơ mắc bệnh phổi, giảm sức đề kháng, kém phát triển trí tuệ và hàng loạt vấn đề đáng lo ngại khác.
  • Thai nhi phát triển lớn hơn so với bảng cân nặng, chiều dài tiêu chuẩn, đặc biệt là các tháng cuối thai kỳ: Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang tăng trưởng nhanh hơn so với tuổi thai thực tế. Thai quá lớn có thể gây khó khăn khi chuyển dạ và trong quá trình sinh nở.
  • Kích thước thai nhi lớn hơn 3cm so với bảng cân nặng, chiều dài tiêu chuẩn: Thai nhi có nguy cơ cao đã mắc các bệnh béo phì, tiểu đường,…

Mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo cân nặng thai nhi đạt chuẩn?

Cân nặng, chiều dài của thai nhi đạt chuẩn là niềm hạnh phúc của mẹ trong giai đoạn mang thai. Dưới đây là một số biện pháp hữu ích mẹ bầu nhất định nên tham khảo:

  • Kiểm soát cân nặng ổn định, đảm bảo không tăng cân quá nhiều hoặc quá ít:
  • Mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu trong cả thai kỳ: 10 – 12kg.
  • Mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu mang đa thai trong cả thai kỳ: 16 – 20kg.
  • Mức tăng cân tối đa cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ: 1,5 – 2kg (hoặc tăng thêm khoảng 2kg nếu được cảnh báo đang bị thiếu cân, tăng không quá 1kg nếu đang bị thừa cân).
  • Mức tăng cân chuẩn cho mẹ bầu trong giai đoạn từ tuần thứ 14 – 28 của thai kỳ: Mỗi tuần tăng 0,5kg hoặc từ 0,2 – 0,3kg/tuần nếu được cảnh báo thừa cân.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi và sinh hoạt khoa học, lành mạnh, kiểm soát căng thẳng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cân nặng thai nhi.
  • Luôn trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần trong mỗi giai đoạn của thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển khoẻ mạnh.
  • Khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, bao gồm cả cân nặng và chiều dài.
  • Nếu thai nhi phát triển bất thường, chiều dài, cân nặng chênh lệch quá nhiều so với bảng tiêu chuẩn, mẹ bầu nên thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát hiệu quả, tránh xảy ra các vấn đề đáng lo ngại về sau.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, không ăn quá nhiều nhưng phải đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như: Axit folic, Vitamin D, sắt, Canxi, Omega 3, Vitamin A, Vitamin B1,…

\>>> Có thể bạn quan tâm:

  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì, kiêng gì, gợi ý thực đơn
  • Cách tính ngày dự sinh mà mẹ bầu cần nắm rõ
  • Máu báo thai là gì? Ra máu báo thai có đau bụng không?

Trên đây là bài chia sẻ về bảng cân nặng thai nhi theo tiêu chuẩn quốc tế năm 2023, quá trình phát triển của thai qua từng giai đoạn, các yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài, cân nặng của em bé,… Hy vọng thông qua những thông tin này, mẹ bầu đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích để biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách, đảm bảo có thai kỳ khỏe mạnh.

Để cập nhật thêm các cập nhật mới về y học, hãy truy cập ngay chuyên mục Tin tức y tế. Ngoài ra, để được tư vấn miễn phí tại hệ thống Bệnh viện Hoàn Mỹ trên toàn quốc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số HOTLINE hoặc đặt lịch hẹn trực tiếp TẠI ĐÂY.

*Các thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu, vui lòng không tự áp dụng nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Thai nhi 35 tuần 4 ngày nắng bao nhiêu kg?

Theo chuyên gia, dựa vào số cân nặng chiều cao của WHO, thai nhi từ 35 đến 36 tuần sẽ có cân nặng dao động từ 2,2 đến 2,7kg. Nhưng cân nặng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Máy siêu âm, di truyền từ gia đình, kinh nghiệm bác sĩ.

3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên tăng bao nhiêu kg?

Nhìn chung, ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chỉ nên tăng tối đa 5-6kg để em bé đủ cân nặng và quá trình sinh nở thuận lợi. 3 tháng cuối thai kỳ, sức khỏe của cả mẹ và bé cần được theo dõi, kiểm tra chặt chẽ.

2 tuần cuối thai kỳ bé tăng bao nhiêu kg?

Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bé có khả năng tăng thêm gần 1kg vào tháng cuối và mỗi tuần có thể thêm từ 174g đến 240g, đây là mức cân nặng hợp lý. Lúc này, bé đang hoàn thiện các bộ phận còn lại để chuẩn bị cho việc ra đời.

Thai 30 tuần thì bao nhiêu kg?

Cân nặng của mẹ bầu ở tuần thứ 30 cũng cần chú ý. - Cân nặng trung bình BMI từ 18.5 đến 24.9 mẹ nên tăng 11 – 16 kg. - Thừa cân BMI từ 25 – 29.9 mẹ nên tăng 7 – 11kg trong suốt thai kỳ.