Thai nhi 18 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam năm 2024

Đây là thời gian bùng nổ phát triển các giác quan của bé. Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau tức vùng bụng dưới. Sự gia tăng một số hormone trong cơ thể cũng làm sắc tố da của mẹ thay đổi

Thai 18 tuần phát triển như thế nào?

Trong bụng mẹ, con đang bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới. Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy và mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở tuần thai thứ 16.

Mang thai ở tuần này, tai con đã ở vào đúng vị trí như lúc được sinh ra. Trong tuần này, các lớp bảo vệ đang được hình thành quan các dây thần kinh. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn.

Thai 18 tuần tuổi nặng khoảng 240gr và dài khoảng 15cm từ đầu đến mông. Tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.

Thai nhi 18 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam năm 2024

“Củ khoai lang” 18 tuần tuổi đã bắt đầu hình thành các giác quan

Phụ nữ mang thai tuần thứ 18 có những thay đổi gì?

Mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.

  • Kết quả là những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều.Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung dosự phát triển của thai nhi, do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi, hãy đến gặp bác sĩ.
  • Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Bạn không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.
  • Mẹ có thể nhận thấy nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn. Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn, mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.
  • Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi bạn ra ngoài. Bạn cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm:Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.

Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì?

Ở tuần thai thứ 18, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong.

Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn vì đây là loại cá chứa nhiều a-xít béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé. Ngoài ra, đừng bỏ các loại thức uống từ trái cây tươi vì đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho cơ thể.

Thai 18 tuần cần xét nghiệm gì?

Tuần thứ 18-20 của thai kỳ mẹ cần tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có. Các mẹ trên 35 tuổi thường được khuyên tiến hành chọc ối để kiểm tra chính xác.

Gợi ý cho tuần này:

Khi thai 18 tuần tuổi cũng là thời điểm mẹ bầu nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ bạn sau khi sinh. Mẹ có thể nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Lưu ý, đối với bảo mẫu, mẹ nên gặp trực tiếp để tìm hiểu tính cách, có một đánh giá sơ bộ về kinh nghiệm và quan trọng không kém là đảm bảo họ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Bảng chiều dài và cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần tuổi là thước đo tham khảo để mẹ bầu có thể biết được tổng quan sự phát triển của con khi ở trong bụng mẹ. Từ đó giúp mẹ có sự thay đổi về chế độ sinh hoạt, tập luyện của mẹ bầu sao cho phù hợp.

Tuổi thai nhi Chiều dài (cm) Cân nặng (gam) Tuần 8 1.6 1 Tuần 9 2.3 2 Tuần 10 3.1 4 Tuần 11 4.1 45 Tuần 12 5.4 58 Tuần 13 6.7 73 Tuần 14 14.7 93 Tuần 15 16.7 117 Tuần 16 18.6 146 Tuần 17 20.4 181 Tuần 18 22.2 222 Tuần 19 24.0 272 Tuần 20 25.7 330 Tuần 21 27.4 400 Tuần 22 29 476 Tuần 23 30.6 565 Tuần 24 32.2 665 Tuần 25 33.7 756 Tuần 26 35.1 900 Tuần 27 36.6 1000 Tuần 28 37.6 1100 Tuần 29 39.3 1239 Tuần 30 40.5 1.396 Tuần 31 41.8 1.568 Tuần 32 43.0 1.755 Tuần 33 44.1 2000 Tuần 34 45.3 2200 Tuần 35 46.3 2.378 Tuần 36 47.3 2.600 Tuần 37 48.3 2.800 Tuần 38 49.3 3.000 Tuần 39 50.1 3.186 Tuần 40 51.0 3.338 Tuần 41 51.5 3.600 Tuần 42 51.7 3.700

Bảng cân nặng thai nhi được đo theo chiều ngang, ví dụ: cân nặng thai nhi ở tuần 33 là 2kg và dài 44.1 cm, cân nặng thai nhi ở tuần 34 là 2.2kg và chiều dài là 45.3cm.

Bảng theo dõi cân nặng thai nhi chuẩn được đưa ra để mẹ bầu có thể theo dõi sát sao nhất sự thay đổi của thai nhi qua từng tuần. Các chỉ số cân nặng thai nhi chuẩn này được đưa ra theo từng tuần thai, bắt đầu từ tuần thứ 8 cho đến hết tuần thứ 40 của thai kì. Sau khi thăm khám và so sánh với bảng theo dõi cân nặng thai nhi, mẹ bầu sẽ biết con mình có đang phát triển tốt hay không? Thai nhi có bị nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với tiêu chuẩn cân nặng thai nhi không? Từ đó, mẹ bầu sẽ có sự thay đổi về chế độ ăn uống, dinh dưỡng, tập luyện sao cho hợp lý.

2. Cách đo chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần tuổi

Cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai như sau:

  • Từ 8 – 19 tuần: bé được đo chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, chân của bé bị uốn cong trong bào thai suốt nửa đầu thai kỳ nên rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều dài của bé. Chiều dài đo được này gọi là chiều dài đầu mông.
  • Từ tuần 20 – 42, chiều dài của bé được đo từ đầu đến gót chân: Trong khoảng thời gian này, kích thước cũng như cân nặng thai nhi sẽ tăng dần đều.
  • Từ tuần thứ 32, cân nặng của bé sẽ phát triển tối đa, những đường nét cuối cùng của bé được hoàn thành.

Sự phát triển của thai nhi qua từng tuần cụ thể là:

3. Những yếu tố tác động tới cân nặng của thai nhi

Có khá nhiều yếu tố tác động đến cân nặng thai nhi trong suốt thai kì, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan như:

3.1. Do yếu tố di truyền và sự khác biệt về chủng tộc

Điều này đồng nghĩa với việc, cân nặng của thai nhi có thể có sự tương đồng với cân nặng, vóc dáng của cha mẹ. Ở mỗi dân tộc, mỗi nước khác nhau, sẽ có những chỉ số cân nặng của thai nhi khác nhau.

3.2. Sức khỏe của mẹ bầu trong quá trình mang thai

Trường hợp mẹ bầu mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì sẽ có xu hướng sinh con lớn, nặng cân hơn những mẹ khác. Ngược lại, nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng cân quá ít cũng có nguy cơ khiến cho thai nhi bị suy dinh dưỡng. Điều này được thể hiện qua chỉ số cân nặng của thai nhi ngay khi còn trong bụng mẹ.

3.3. Thứ tự sinh con

Trên thực tế, con thứ thường lớn hơn con đầu, nhưng nếu khoảng cách sinh giữa các con là quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ nhẹ cân hơn con đầu.

3.4. Số lượng thai

Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi.

Thai nhi 18 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam năm 2024

Mẹ bầu mang song thai, đa thai thì cân nặng thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với bảng cân nặng chuẩn của thai nhi

4. Những lưu ý về chuẩn cân nặng thai nhi

Sau khi thăm khám và thấy cân nặng của thai nhi có sự sai khác lớn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi thì mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Bởi đây có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Nếu hàng tuần, thai nhi phát triển nhiều hơn so với bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, nhất là những tháng cuối của thai kì, rất có thể trẻ đã phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Khi thai quá lớn, sẽ gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thước của bé lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn khoảng 3cm, thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì... ngay từ trong bụng mẹ.

Nếu thai nhi có các chỉ số thấp hơn nhiều so với bảng cân nặng thai nhi chuẩn theo tuần, kết quả siêu âm so với bảng cân nặng thai nhi bé có chiều dài ngắn hơn chiều dài trung bình 3cm, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành các thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bạn thực hiện một vài xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân. Bạn có thể phải làm xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai để bác sĩ đánh giá xem nhau có vận chuyển đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi, kiểm tra xem dây rốn có bất thường.

Đồng thời bác sĩ sẽ hỏi bạn thật cặn kẽ để biết chế độ dinh dưỡng của bạn có đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi hay có gặp các vấn đề gây tác động xấu đến sức khỏe tinh thần hay không. Sau khi đã xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh phù hợp, chẳng hạn thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý. Mẹ cần có những thay đổi phù hợp để cải thiện cân nặng của thai nhi.

Nếu thai nhi quá nhẹ cân, bé có thể bị suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ, dễ mắc các bệnh về phổi, sức đề kháng của trẻ khi sinh ra sẽ kém hơn, thậm chí còn có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí thông minh của trẻ sau này. Đừng ngại trao đổi, kể cả nếu bạn có thăm khám với bác sĩ online khi có bất kì dấu hiệu nào bạn thấy là bất thường vì việc này sẽ giúp các bác sĩ có thể tiếp cận nhanh chóng và hỗ trợ bạn.

5. Cần làm gì để cân nặng thai nhi theo tuần phát triển đúng chuẩn

Thai nhi 18 tuần tuổi nặng bao nhiêu gam năm 2024

Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng

  • Mẹ bầu không ăn quá nhiều nhưng phải đủ chất dinh dưỡng.
  • Kiểm soát cân nặng, không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Trong cả thai kì, bà bầu nên tăng trọng lượng cơ thể chỉ từ 10 - 12kg. Nếu mang đa thai, bạn có thể tăng khoảng 16 – 20 kg. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, cân nặng chỉ nên tăng tối đa không quá 1.5 – 2kg. Nếu bác sĩ cảnh báo mẹ thiếu cân, cần phải tăng thêm khoảng hơn 2kg nữa. Nếu bạn thừa cân, giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bạn có thể không cần tăng cân hoặc chỉ tăng tối đa không quá 1 kg. Giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 14 – 28, mỗi tuần bạn có thể tăng khoảng 0.5kg, nhưng nếu thừa cân bạn chỉ nên giới hạn cân nặng tăng khoảng 0.2 – 0.3 kg/tuần mà thôi.
  • Cần có chế độ nghỉ ngơi, tập luyện hợp lý. Không nên quá căng thẳng, stress bởi điều này cũng ảnh hưởng tới cân nặng của thai nhi.
  • Thăm khám thai định kì để nắm rõ sự phát triển và cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, nếu có sự sai khác lớn so với bảng cân nặng thai nhi, cần có sự thay đổi theo tư vấn của bác sĩ để khắc phục tình trạng này.

Toàn bộ quá trình theo dõi thai kỳ thuộc chương trình chăm sóc Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec được thực hiện chặt chẽ, hạn chế không bỏ sót tất cả vấn đề của thai nhi, có loại có thể điều trị ngay từ giai đoạn bào thai, có loại phải đợi đến lúc sinh ra mới có thể điều trị. Tại Vinmec đã giải quyết nhiều trường hợp khó như: rau cài răng lược, dây rốn thắt nút, giữ thai,..

Tùy từng bất thường, bạn sẽ được hướng dẫn và tư vấn theo từng bước: những điều cần chú ý thực hiện tiếp theo trong thai kỳ, lập kế hoạch sinh cho bạn, lập kế hoạch chăm sóc sau sinh cho bé, lập kế hoạch mổ điều trị nếu cần, hướng dẫn chăm sóc bé sau khi ra viện...

Ngoài quy trình thăm khám thai chính xác, khoa học, chất lượng của hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại sẽ xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai và khi chuyển dạ một cách nhanh chóng để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất. Hệ thống máy siêu âm, thiết bị y tế được trang bị hiện đại tại Vinmec sẽ xử trí bất thường trong thời kỳ mang thai để mẹ có được một thai kỳ an toàn nhất .


Tìm hiểu ngay về gói chăm sóc sức khỏe thai sản, trọn vẹn chăm sóc Mẹ trong từng hành trình mang thai. Đập tan những lắng lo để tự tin chào đón con yêu vào đời.

Nếu bạn còn những băn khoăn về sức khỏe thai kỳ và mong muốn nhận được thông tin tư vấn tận tâm từ đội ngũ tư vấn viên của Vinmec, đừng ngần ngại liên hệ với Vinmec bằng cách để lại thông tin của bạn TẠI ĐÂY


Cân nặng thai nhi từng tuần theo tiêu chuẩn WHO

XEM THÊM:

  • Hành trình 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ của thai nhi
  • Cân nặng và sự phát triển của thai nhi 3 tháng giữa
  • Cân nặng thai nhi tuần 13 vượt quá tiêu chuẩn có nguy hiểm không?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Thai nhi 18 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu?

Nếu trước khi mang thai mẹ đã có cân nặng hợp lý, thì trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ nên tăng khoảng từ 10kg đến 16kg. Trong đó, ở tuần 18, mẹ nên tăng từ 4kg đến 5kg để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường.

Thai 18 tuần thì cân nặng bao nhiêu?

Nếu bạn tò mò thai 18 tuần nặng bao nhiêu thì đáp án là ở giai đoạn này, em bé thường nặng khoảng 200 gam và đạt chiều dài tầm 14 cm (tính từ đỉnh đầu tới gót chân). Với con số này, bạn có thể hình dung trẻ đang có kích thước tương đương với một quả ớt chuông.

Thai nhi 40 tuần tuổi cân nặng bao nhiêu?

1. Bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế.

Mang thai 17 tuần em bé nặng bao nhiêu?

Mẹ có thể dựa vào bảng cân nặng thai nhi để theo dõi sự phát triển của bé, ở tuần thai thứ 17, thai nhi có cân nặng rơi vào khoảng 140g. Chiều dài đầu mông của thai nhi khoảng 13cm. Thời điểm này, bé có thể co duỗi chân nên mẹ có thể cảm nhận được cử động thai ngày càng nhiều.