Thành phố điện biên phủ thuộc tỉnh nào năm 2024

Trước đây, thành phố Điện Biên Phủ thuộc tỉnh Lai Châu. Đến cuối năm 2003, Quốc hội phê chuẩn việc điều chỉnh địa giới hành chính, trong đó chia tỉnh Lai Châu thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên.

Tỉnh Điện Biên sau khi chia tách là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc, có phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu mới, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây Nam giáp Lào. Diện tích đất tự nhiên tỉnh Điện Biên là hơn 9.550km2, dân số hơn 600.000 người.

2. Ngoài Điện Biên, tỉnh nào cũng giáp cả Lào và Trung Quốc?

Sơn La Lai Châu Lào Cai Không có tỉnh nào

Chính xác

Điện Biên là tỉnh duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với cả Lào và Trung Quốc. Cụ thể, đường biên giới với Lào của tỉnh này dài khoảng 360km, đường biên giới với Trung Quốc dài 40,86km. Trong khi đó, Kon Tum là tỉnh duy nhất của Việt Nam nằm sát biên giới 2 nước Lào, Campuchia.

3. Thị xã Lai Châu trước đây được đổi tên thành gì?

Phong Thổ Mường Lay Mường Chà Mường Nhé

Chính xác

Mường Lay là một thị xã thuộc tỉnh Điện Biên, nằm trong một thung lũng hẹp dài, nơi giao cắt của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Lay. Thị xã Mường Lay trước đây có tên là thị xã Lai Châu và từng là tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu cũ giai đoạn 1962–1992. Ngoài ra, huyện Mường Lay và thị trấn Mường Lay cũng được đổi thành huyện Mường Chà và thị trấn Mường Chà.

4. Đặc điểm của thị xã này là gì?

Có dân số thấp nhất Có số phường, xã ít nhất Cả hai phương án trên

Chính xác

Thị xã Mường Lay có diện tích trên 110km2, dân số trên 11.600 người, là thị xã có mật độ dân số thấp nhất Việt Nam. Ngoài ra, thị xã Mường Lay có 3 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, cũng là thị xã có số phường, xã ít nhất ở nước ta hiện nay.

5. Tỉnh Hà Bắc được chia tách thành tỉnh gì?

Hà Nam và Bắc Giang Bắc Giang và Bắc Ninh Hà Tây và Bắc Giang Hà Nam và Bắc Ninh

Chính xác

Tháng 10/1962, tỉnh Hà Bắc được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Hà Bắc là một tỉnh cũ ở vùng Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Phía Bắc của tỉnh giáp Bắc Thái, Cao Lạng, phía Nam giáp tỉnh Hải Hưng, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp TP Hà Nội.

Khi hợp nhất, tỉnh này gồm 2 thị xã và 18 huyện. Hà Bắc được xem là vùng trung tâm và chiếm phần lớn diện tích của vùng Kinh Bắc xưa.

Đến tháng 11/1996, Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tách tỉnh Hà Bắc, tái lập hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang.

(Xây dựng) - TP Điện Biên Phủ có vị trí địa chính trị quan trọng, đồng thời lưu giữ nhiều giá trị lịch sử đặc biệt, di sản văn hóa truyền thống và cảnh quan, sinh thái đặc sắc. Những lợi thế này sẽ mang đến cơ hội để phát triển Điện Biên Phủ trở thành một đô thị du lịch văn hóa, lịch sử cách mạng và nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế.

Thành phố điện biên phủ thuộc tỉnh nào năm 2024
Điện Biên Phủ đặt mục tiêu trở thành đô thị loại II vào năm 2025.

Vươn tới tầm vóc đô thị loại II

Trải qua 31 năm xây dựng và phát triển, từ một thị xã miền núi, TP Điện Biên Phủ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, để trở thành một đô thị loại III. Chất lượng đô thị và đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Với vai trò trung tâm của tỉnh Điện Biên, TP Điện Biên Phủ từng bước đẩy mạnh đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội như hệ thống giáo dục đào tạo, y tế, thương mại dịch vụ, công trình văn hóa, thể dục thể thao; mạng lưới hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là hệ thống đường giao thông được xây dựng khá bài bản theo quy hoạch.

Thành phố cũng là một địa danh nổi tiểng với các điểm di tích lịch sử có giá trị đặc biệt, nổi bật là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp.

Bên cạnh đó, Điện Biên Phủ còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể đặc sắc của 19 dân tộc anh em vùng Tây Bắc, trong đó có những di sản đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia như nghệ thuật xoè Thái, Tết nào pê chầu của người Hmông, lễ hội đền Hoàng Công Chất, lễ hội hoa ban... Điện Biên Phủ cũng đang sở hữu nhiều giá trị cảnh quan, sinh thái đặc sắc như sông Nậm Rốm, cánh đồng Mường Thanh; hồ Pá Khoang, hồ Noong u, Pe Luông, suối khoáng nóng UVa, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia Pá Khoang - Mường Phăng...

Mặt khác, thành phố tỉnh lỵ của Điện Biên còn có vị trí địa chính trị, kinh tế thuận lợi khi nằm gần ngã ba biên giới giáp với Lào và Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố này trở thành đầu mối trung chuyển hàng hoá trên tuyến đường xuyên Á của các tỉnh phía Bắc Việt Nam, xuất nhập khẩu hàng hoá với thị trường các tỉnh Bắc Lào, khu vực Tây Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanmar, đồng thời cũng có lợi thế về kết nối du lịch.

Nhiệm vụ Quy hoạch chung TP Điện Biên Phủ đến năm 2045 đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 408/QĐ-TTg ngày 18/4/2023, là một nhiệm vụ rất quan trọng. Đồ án quy hoạch chung TP Điện Biên Phủ đến năm 2045 sẽ định hướng một chiến lược phát triển lâu dài, là nền tảng, là “xương sống” cho mọi sự phát triển của thành phố và là cơ sở để lập kế hoạch xây dựng cho tương lai, nhằm tạo bước phát triển mạnh mẽ mang tính đột phá và bền vững, trên cơ sở nắm bắt những vận hội mới, khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế của các giá trị lịch sử - văn hóa, cảnh quan thiên nhiên nổi trội mà không nơi nào có được, đặc biệt là giá trị lịch sử cách mạng của chiến thắng Điện Biên Phủ, để xây dựng Điện Biên Phủ trở thành: “Thành phố du lịch văn hóa - lịch sử cách mạng cấp quốc gia; là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh Điện Biên, giữa vai trò trọng yếu về quốc phòng - an ninh của vùng Tây Bắc, vùng Trung du và miền núi phía Bắc; Đầu mối giao lưu về kinh tế đối ngoại và văn hóa, du lịch với các tỉnh Bắc Lào, Nam Trung Quốc, Thái Lan và Myanma; Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và trung chuyển (logistic) trọng điểm của khu vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc, vùng Trung du và miền núi phía Bắc”.

Với những lợi thế sẵn có, cũng như định hướng phát triển đô thị trong tương lai của thành phố, đã xác định mục tiêu xây dựng và phát triển Điện Biên Phủ trở thành đô thị du lịch, phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, cảnh quan, môi trường, văn hóa; đảm bảo quốc phòng, an ninh, thích ứng biến đổi khí hậu. Đặc biệt, tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu xây dựng, phát triển đô thị TP Điện Biên Phủ trở thành đô thị loại II vào năm 2025, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Điện Biên, vùng Tây Bắc và vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Hiện nay, TP Điện Biên Phủ có tổng diện tích tự nhiên 30.657,79 ha, với 7 phường và 5 xã. Năm 2021, dân số toàn thành phố có 81.690 người, tỷ lệ tăng trung bình đạt 1,15%. Dự báo đến năm 2030, dân số toàn khu vực sẽ đạt khoảng 160.000 người, trong có đó 71,9% là dân số nội thị. Đến năm 2045, dân số toàn khu vực dự báo khoảng 220.000 người, dân số nội thị chiếm khoảng 72,7%. Diện tích đất xây dựng vào năm 2030 là khoảng 4.000 - 4.500 ha và tăng lên khoảng 6.000 - 6.500 ha vào năm 2045.

Thành phố điện biên phủ thuộc tỉnh nào năm 2024
Điện Biên Phủ đang tập trung phát triển hạ tầng, đặc biệt là nâng cấp cảng hàng không và các công trình giao thông trọng điểm.

Tuy nhiên, do thành phố có địa hình chia cắt, vị trí xa các trung tâm kinh tế lớn và hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối và hạn chế thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa cũng khiến Điện Biên Phủ phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn như quy mô dân số, nhu cầu đất đai phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật - hạ tầng xã hội đô thị tăng nhanh, các vấn đề về chất lượng cuộc sống đô thị... và đặc biệt là bảo tồn, phát huy các giá trị của quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ và những bản sắc riêng của một đô thị Tây Bắc.

Phát triển đô thị gắn với bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử

Hiện nay, khu vực thương mại - dịch vụ - du lịch đang đóng góp hơn 60% tỷ trọng kinh tế của TP Điện Biên Phủ. Quan điểm của chính quyền địa phương cũng xác định các ngành thương mại - dịch vụ - du lịch sẽ tiếp tục là mũi nhọn kinh tế của Điện Biên Phủ trong thời gian tới, đặc biệt là du lịch. Có thể nói, TP Điện Biên Phủ đang có những giá trị nổi bật về di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên để xây dựng, phát triển thương hiệu đặc trưng cho đô thị này, từ đó tạo ra sinh kế bền vững cho người dân.

Phần lớn quần thể di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ đang thuộc địa giới hành chính của TP Điện Biên Phủ, với tổng cộng 36 điểm di tích đã được công nhận. Những di tích này không chỉ có giá trị tầm cỡ quốc gia mà còn vươn tầm quốc tế, thu hút một lượng lớn du khách ở trong lẫn ngoài nước.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể Di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, đồng thời cụ thể hóa các chiến lược phát triển du lịch văn hóa lịch sử của quốc gia và tỉnh Điện Biên, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên theo Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 29/7/2023.

Bên cạnh đó, TP Điện Biên Phủ còn sở hữu nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, nổi bật nhất là lễ kỷ niệm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có ý nghĩa quốc gia và quốc tế được tổ chức vào ngày 07/5 hàng năm. Tỉnh Điện Biên cũng là vùng đất sinh sống của 19 dân tộc, trong đó có những dân tộc chỉ có ở Điện Biên và Lai Châu như La Hủ, Mảng Ư, Si La, Cống. Mỗi dân tộc lại có truyền thống văn hoá mang bản sắc riêng để tạo ra những lễ hội độc đáo như lễ hội hoa ban Tây Bắc, hội Tung còn của người Thái, hội Xòe hoa của người Sila; lễ hội Mừng măng mọc của người Mảng, Kháng, La Hủ, Khơ Mú; lễ Tủ cải của người Dao…

Mặt khác, TP Điện Biên Phủ còn có nét đặc trưng riêng biệt về địa hình với cao độ biến thiên từ 473 m đến 1.048 m, thậm chí một số đỉnh núi còn cao xấp xỉ 1.700 m. Điều này đã tạo nên nhiều cảnh quan đẹp, hùng vĩ và hấp dẫn cho thành phố, với các dãy núi trùng điệp xen lẫn các thung lũng, làng bản. Nhắc tới Điện Biên Phủ, nhiều người sẽ nhớ ngay đến các địa danh như sông Nậm Rốm, hồ Pá Khoang, hồ Huổi Phạ, rừng Mường Phăng hay cánh đồng Mường Thanh.

Với những lợi thế đó, Nhiệm vụ quy hoạch chung đến năm 2045 đã xác định quan điểm phát triển TP Điện Biên Phủ trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt “Chiến trường Điện Biên Phủ”, cùng với đặc trưng về sinh thái, cảnh quan, môi trường, văn hóa nhân văn và cụ thể hóa các định hướng phát triển chính của Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Điện Biên - Pá Khoang.

Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, TP Điện Biên Phủ sẽ cần thực hiện một số giải pháp để phát triển du lịch bền vững, xây dựng thương hiệu du lịch có đặc trưng riêng. Thành phố rất cần xây dựng các tour du lịch khai thác giá trị lịch sử cách mạng hào hùng, kết hợp cùng văn hóa truyền thống đặc sắc đồng bào các dân tộc và cảnh quan đặc trưng của vùng, các loại hình ẩm thực - lễ hội - sự kiện - trình diễn - vui chơi giải trí đặc thù.

Thành phố điện biên phủ thuộc tỉnh nào năm 2024
TP Điện Biên Phủ có nhiều giá trị nổi bật về di tích lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch.

Trong điều kiện cho phép, TP Điện Biên Phủ cần quy hoạch khu vực dịch vụ, mua sắm, vui chơi giải trí tập trung riêng biệt, ít ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân để đảm bảo hoạt động du lịch có thể diễn ra 24/24h, qua đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm đô thị mà ở đó du lịch sẽ là nòng cốt. Mặt khác, thành phố cũng phải chú trọng xây dựng, ban hành cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư du lịch, đồng thời yêu cầu các nhà đầu tư thực hiện đúng cam kết, trách nhiệm trong việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên, môi trường, từ đó phát triển du lịch theo hướng tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn. Với 5 xã ngoại thị có diện tích đất nông nghiệp rất lớn, TP Điện Biên Phủ cũng cần lưu ý các giải pháp để phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử - văn hóa

Dĩ nhiên, để thúc đẩy phát triển du lịch, địa phương còn phải tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và đẩy mạnh đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ chuyên nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý đô thị cũng cần tăng cường năng lực để tham gia phát triển du lịch, nhưng đồng thời cũng phải bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử, các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

Trong Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã xác định 2 khâu đột phá, đó là phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế, và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng xác định nhiệm vụ quan trọng để xây dựng TP Điện Biên Phủ đạt tiêu chí đô thị loại II là huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, từng bước hiện đại. Trong đó, các nhiệm vụ trọng tâm là nâng cấp cảng hàng không, các công trình giao thông trọng điểm và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Hiện nay, hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại kết nối TP Điện Biên Phủ đã và đang được đầu tư hoàn thiện, trong đó tuyến QL279, QL12 đoạn qua khu vực nội thành đã hoàn thiện theo quy hoạch đô thị. Một số tuyến đường có tính chất kết nối đã và đang được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch như tuyến QL279B (Nà Tấu - Mường Phăng), tuyến đường tỉnh ĐT.141 (Nà Nhạn - Mường Phăng) kết nối thành phố Điện Biên Phủ, QL.279 đến khu du lịch lịch sử sinh thái Mường Phăng - Pá Khoang...

Các dự án giao thông trọng điểm đang được đề xuất, lập dự án đầu tư gồm dự án cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn I; dự án Cải tạo nâng cấp QL279 đoạn Điện Biên - Tây Trang - tuyến tránh TP Điện Biên Phủ. Đây là các dự án có ý nghĩa quan trọng trong việc kết nối TP Điện Biên Phủ bằng đường bộ. Hệ thống đường đô thị trong thành phố cơ bản được kiên cố hóa, đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, vỉa hè, điện chiếu sáng.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên đang được triển khai thực hiện với mục tiêu xây dựng sân bay cấp 3C, công suất 0,5 triệu hành khách/năm, đảm bảo khai thác máy bay A320, A321 và tương đương. Dự án hoàn thành trong năm 2023 sẽ tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho tỉnh Điện Biên và khu vực Tây Bắc nói chung.

Trong thời gian tới, mạng lưới giao thông khu vực nội thị sẽ phải hướng đến tiêu chuẩn mật độ giao thông đô thị loại II. Khung giao thông chính của thành phố cần đảm bảo kết nối khu vực trung tâm, khu vực nội thị với trung tâm các xã, đặc biệt khu du lịch quốc gia, đồng liên kết các tuyến đường chính với cảng hàng không Điện Biên Phủ và các tuyến quốc lộ, cao tốc, cảng thủy nội địa. Ngoài ra, thành phố cũng phải xem xét định hướng phát triển giao thông công cộng cửa khẩu, liên thông đến các điểm du tịch toàn tỉnh.

Để đảm bảo huy động các nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng, TP Điện Biên Phủ cần ưu tiên thực hiện một số giải pháp, trước hết là đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông làm tiền đề cho việc mở rộng quỹ đất ở địa phương, từ đó huy động nguồn lực thông qua việc tạo nguồn thu từ đất.

Mặt khác, chính quyền tăng cường kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư tập trung vào thế mạnh của tỉnh để nghiên cứu quy hoạch, triển khai thực hiện các khu đô thị kết hợp khu du lịch, nghỉ dưỡng, song song với việc đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đảm bảo tính kết nối.

Chính quyền thành phố cần xây dựng kế hoạch theo lộ trình đầu tư xây dựng đảm bảo chất lượng đô thị theo yêu cầu đối với tiêu chuẩn của đô thị loại II. Đối với một số dự án lớn, cần tăng cường thu hút nhà đầu tư thực hiện theo hình thức đối tác công tư, chủ động đề xuất việc bố trí nguồn vốn ngân sách Nhà nước tham gia vào dự án nhằm đảm bảo tính khả thi. Việc huy động và phân bổ nguồn vốn đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm vào những công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối và hiệu quả cao.