Thành phố hồ chí minh có bao nhiêu triệu dân

Dân số trung bình năm 2021 của cả nước ước tính 98,5 triệu người, tăng 923,5 nghìn người, tương đương tăng 0,95% so với năm 2020. Trong đó, dân số thành thị 36,6 triệu người, chiếm 37,1%; dân số nông thôn 61,9 triệu người, chiếm 62,9%; nam 49,1 triệu người, chiếm 49,8%; nữ 49,4 triệu người, chiếm 50,2%.

Tỷ số giới tính của dân số năm 2021 là 99,4 nam/100 nữ. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 20213 đạt 50,6 triệu người. Lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2021 là 49,1 triệu người.

Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi cả nước năm 2021 ước tính là 3,20%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,33%; khu vực nông thôn là 2,50%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2021 là 3,10%, trong đó tỷ lệ thiếu việc của lao động nam là 3,23%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nữ là 2,94%.

Năm 2021, Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất Việt Nam, tương ứng là 1.091 người/km2 và 778 người/km2. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có mật độ dân số thấp nhất, tương ứng là 136 người/km2 và 111 người/km2.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có mật độ dân số cao nhất 4.375 người/km2 (diện tích hơn 2.095 km2; dân số 9,17 triệu người). Mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh hiện cao gấp 14,73 lần cả nước (297 người/km2).

Mật độ dân số của thành phố Hồ Chí Minh cao do tốc độ gia tăng dân số nhanh. Theo Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, thành phố tập trung nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế nên kéo theo nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Chính vì vậy, dân số tại thành phố Hồ Chí Minh tăng nhanh.

Trước đây, phần lớn dân số tập trung ở các quận trung tâm, nội thành. Tuy nhiên, Cục Thống kê thành phố cho biết, dân số đang có xu hướng giảm ở quận trung tâm và nội thành, tăng nhiều ở các quận vùng ven, quận mới, tăng cao ở các huyện. Đây được xem là xu thế tất yếu của các thành phố lớn khi quỹ đất ở khu vực thành thị không còn nhiều, vì vậy các dự án sản xuất kinh doanh, nhà ở đều chuyển về vùng ven, nông thôn.

Xét về khía cạnh đóng góp kinh tế cho cả nước, thành phố Hồ Chí Minh luôn là địa phương có đóng góp lớn nhất vào quy mô GDP cả nước trong nhiều năm qua. Giai đoạn 2017 – 2022, thành phố Hồ Chí Minh đóng góp gần 17,9%/năm vào quy mô GDP của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 9,4% dân số, 0,6% diện tích của cả nước nhưng luôn có đóng góp vào ngân sách Nhà nước nhiều nhất.

Trong quá trình phát triển, thành phố tập trung tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng ngành dịch vụ và công nghiệp với tỷ trọng ngày càng cao. Lĩnh vực dịch vụ của thành phố chiếm tỉ trọng 62% trong GRDP của thành phố. Đây cũng là hoạt động mà các doanh nghiệp trong nước chiếm thị phần lớn nhất.

Còn trong hoạt động về thu hút đầu tư nước ngoài, thành phố có sự chọn lọc rất mạnh mẽ, chấp nhận vốn thu hút đầu tư nước ngoài có giảm so với trước đây để chủ yếu thu hút các doanh nghiệp có tiềm năng về khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao, giảm thâm dụng lao động trong nước và giảm thâm dụng tài nguyên, ưu tiên cho phát triển KHCN và công nghệ cao, nông nghiệp công nghệ cao, có sự kết nối với các doanh nghiệp trong nước.

Theo Nghị quyết 31-NQ/TW (Nghị quyết 31) của Bộ Chính trị, mục tiêu đến năm 2030, TP. HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình, năng động sáng tạo, có nguồn nhân lực chất lượng cao; là thành phố dịch vụ - công nghiệp hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học - công nghệ của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á.

Cùng với đó, thành phố đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân đạt khoảng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 14.500 USD; kinh tế số đóng góp 40% vào GRDP.

Tầm nhìn đến năm 2045, TP. HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của Châu Á. Đặc biệt, thành phố sẽ là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao; là hạt nhân của vùng TP. HCM và vùng Đông Nam Bộ, cực tăng trưởng của cả nước; nơi thu hút các định chế tài chính và tập đoàn kinh tế quốc tế.

(PLO)- Mức sinh thấp, tuổi thọ trung bình cao, mức chết thấp là nguyên nhân khiến dân số TP.HCM đang già.

“Tôi làm ở doanh nghiệp may mặc, chồng tôi chạy xe công nghệ nên thu nhập không cao, tằn tiện lắm mới đủ sống” - chị TTMC (32 tuổi, quận Bình Tân, TP.HCM) chia sẻ.

Sinh nhiều con nuôi cực, sinh ít lại lo làm tăng dân số già

Vợ chồng chị C có con trai bảy tuổi, hết hè này vô lớp 2. “Cháu đang tuổi ăn tuổi lớn nên tốn tiền lắm. Vợ chồng tôi nhịn ăn, nhịn mặc chứ cháu muốn gì có đấy. Do vậy, tiền dành dụm để phòng thân cũng không được nhiều” - chị C nói.

Sinh ít dẫn đến tình trạng mức sinh ở TP.HCM thấp. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dân số TP.HCM đang già.

ThS PHẠM CHÁNH TRUNG, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM

Gia đình hai bên giục vợ chồng chị C sinh thêm con để sau này vui cửa vui nhà. Tuy nhiên, nghĩ tới cảnh sinh con nhưng không nuôi nấng đầy đủ nên anh chị lại thôi.

Gia đình khá giả, thu nhập khá cao nhưng vợ chồng anh TMH (34 tuổi, quận Tân Bình, TP.HCM) cũng chỉ một “công chúa” sáu tuổi.

Đề cập tới lý do không sinh thêm con, anh H chia sẻ: “Cha mẹ sinh năm, sáu người con không ngán nhưng vợ chồng tôi chỉ có đứa con mà ngán quá. Đúng là nuôi con quá vất vả, mỗi khi con bệnh là vợ chồng tôi nóng ruột, mất ăn mất ngủ cả ngày. Do vậy, mỗi khi nhắc tới chuyện sinh thêm con, vợ chồng tôi lắc đầu”.

Ngoài nguyên nhân nói trên, tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM cao và mức chết thấp cũng góp phần dẫn đến tình trạng dân số TP.HCM đang già đi. “Thống kê cho thấy năm 2022, mức sinh trung bình một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở TP.HCM là 1,39 con, trong khi cả nước là 2,01 con; tuổi thọ trung bình của người dân TP.HCM năm 2022 là 76,30; trong khi cả nước là 73,60” - ThS Phạm Chánh Trung, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM cho biết.

Kết quả thống kê cho thấy tỉ lệ người trên 60 tuổi ở TP.HCM tăng với tốc độ khá nhanh. Năm 2019, 2020 và 2021, tỉ lệ người già trên 60 tuổi ở TP.HCM lần lượt là 9,30%, 10,78% và 10,71%. Tuy nhiên, đến năm 2022, con số đó tăng lên 11,03% (1.033.355 người).

Theo mô hình chuyển đổi dân số, người trên 60 tuổi dao động 10%-20% là dân số đang già (hoặc già hóa dân số), vượt qua 20% là dân số già. “Căn cứ số liệu thống kê nói trên, có thể khẳng định TP.HCM đang bước vào giai đoạn dân số đang già” - ông Trung nói.

Dân số đang già và những thách thức

Theo ông Trung, TP.HCM đã bước nhanh vào tiến trình dân số đang già. Điều này tạo ra những thách thức về mặt kinh tế và văn hóa cho các cá nhân, gia đình, xã hội và cộng đồng.

“Dân số đang già sẽ khiến cấu trúc gia đình thay đổi. Con người sống lâu hơn, sinh ít con hơn và cũng ít quyền được lựa chọn chăm sóc hơn. Hiện tại, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tinh thần cho người cao tuổi ở nước ta chưa phát triển, đa số người cao tuổi vẫn sống nương tựa vào con cháu” - ông Trung nói thêm.

Dân số đang già còn khiến thời gian sống sau nghỉ hưu tăng lên. Điều này làm gia tăng áp lực lên hệ thống y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu, đồng nghĩa với việc hệ thống bảo trợ xã hội cần được cải thiện. Tuy nhiên, việc này không dễ thực hiện bởi ngân quỹ quốc gia còn hạn chế.

Thành phố hồ chí minh có bao nhiêu triệu dân
Một người cao tuổi ở TP.HCM được bác sĩ khám sức khỏe. Ảnh: TRẦN NGỌC

“Bên cạnh đó, hệ thống khám chữa bệnh chuyên khoa cho người già chưa phát triển, các chính sách an sinh xã hội cũng mới chỉ trợ giúp, đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của một bộ phận người cao tuổi” - ông Trung thông tin.

Dân số đang già sẽ khiến cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm, cơ cấu nghề nghiệp sẽ thay đổi, gánh nặng kinh tế cho người lao động trẻ cũng cao hơn… “Tất cả hệ lụy nói trên nếu không được giải quyết thỏa đáng sẽ là thách thức rất lớn cho sự phát triển toàn diện của đất nước trong tương lai không xa” - ông Trung chia sẻ.

Để ứng phó với quá trình dân số đang già tại TP.HCM, cần có sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình ủng hộ của người dân. Riêng ngành y tế sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp tăng cường truyền thông giáo dục thay đổi hành vi nâng cao nhận thức, tạo môi trường xã hội đồng thuận tham gia chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

“Ngành y tế cần xây dựng, phát triển phong trào chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, xây dựng và phổ biến mô hình chăm sóc sức khỏe dài hạn cho người cao tuổi. Tham gia góp ý, hoàn thiện chính sách pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi” - ông Trung nói.

Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con

Sáng 14-7, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM tổ chức lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ nâng cao chất lượng dân số tại vùng mức sinh thấp 2023 trên địa bàn TP.HCM.

BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng để giải quyết tình trạng mức sinh thấp của TP.HCM, ngành y tế kêu gọi người dân cùng chung tay, đồng tình ủng hộ thông điệp “Mỗi gia đình, mỗi cặp vợ chồng sinh đủ hai con”. Việc sinh đủ hai con góp phần cải thiện mức sinh của TP, kéo dài thời kỳ cơ cấu dân số vàng và làm chậm quá trình già hóa dân số.

Sau lễ phát động, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM phối hợp với Trung tâm Y tế quận 3 tổ chức tư vấn và khám kiểm tra sức khỏe cho các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn; khám sàng lọc trước sinh cho các bà mẹ mang thai; khám và chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

thành phố Hồ Chí Minh có bao nhiêu 1.000 000 dân?

Vị trí
Dân số 8993082 người (ước tính năm 2019)
Mật độ 4293 người/km²
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Tôn giáo Phật giáo (1.164.930 người), Công Giáo (745.283 người), Cao đài (31.633 người), Tin lành (27.016 người), Hồi Giáo (6.580 người), Phật Giáo Hòa Hảo (4.894 người)...

Thành phố Hồ Chí Minh – Wikivoyagevi.wikipedia.org › wiki › voy:Thành_phố_Hồ_Chí_Minhnull

Dân số thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu triệu người?

Sở Y tế vừa có báo cáo UBND TP. HCM về dân số chia theo nhóm tuổi thực tế của TP, số liệu cập nhật lần 6 đến ngày 1.6.2023. Theo đó, tổng dân số TP. HCM tính đến ngày 1.6.2023 là gần 8,9 triệu người (cụ thể là 8.899.866 người).

thành phố Hồ Chí Minh bao nhiêu mét vuông?

Với tổng diện tích hơn 2.095 km2, thành phố được phân chia thành 19 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn.

Dân số Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, dân số hiện tại của Việt Nam là 99.907.255 người (tính đến ngày 15/10/2023. Hiện dân số Việt Nam chiếm 1.24% dân số thế giới. Với con số này, Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.