Thao tác lập luận bác bỏ là gì năm 2024

- Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề. Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.

- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

2. Thao tác lập luận phân tích:

- Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.

- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

3. Thao tác lập luận chứng minh:

- Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.

- Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

4. Thao tác lập luận so sánh:

- Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.

- Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

5. Thao tác lập luận bình luận:

- Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề.

- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

Thao tác lập luận bác bỏ:

- Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .

- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.

Thao tác lập luận bác bỏ là gì năm 2024

Nội dung Text: Bài giảng Thao tác lập luận bác bỏ

  1. Chào mừng quý thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh • GVHD: Nguyễn Thị Thúy Loan • SVTT: Lê Phương Thảo
  2. Bàn luận ý kiến sau của một bạn đưa ra quan điểm của mình về tình yêu tuổi học trò: Tình yêu tuổi học trò tuyệt đối không nên, cần ngăn cấm vì nó gây nhiều tác động xấu đến các bạn học sinh”.
  3. Trường đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh Trường THPT Nguyễn Thái Bình Lớp: 11a Bài dạy: Thao tác lập luận bác bỏ
  4. I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LẬP LUẬN BÁC BỎ. • Từ ví dụ vừa phân tích ở phần mở đầu, vậy em hiểu “ lập luận bác bỏ” là gì?
  5. 1/ Khái niệm Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch, thiếu chính xác..từ đó nêu ra ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe.
  6. 2/ Mục đích § Mục đích của việc bác bỏ là tranh luận để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng, bày tỏ và bênh vực những quan đắn.
  7. 3/ Yêu cầu • Cần dùng lí lẽ dẫn chứng đúng đắn, khoa học , lô gíc và phù hợp. • Khi bác bỏ cần hiểu rõ vấn đề đúng sai như thế nào, đưa ra bằng chứng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. • Thái độ cần trọng, có chừng mực và tránh gây căng thẳng trong cuộc tranh luận.
  8. II/ CÁCH BÁC BỎ 1/ Đọc và phân tích dữ liệu sau: a/ Ngữ liệu 1: • Luận cứ bị bác bỏ: “ Tiếng nước mình nghèo nàn”
  9. v a/ Ngữ liệu 1: v Cách bác bỏ: • + Khẳng định ý kiến tiếng nước mình còn nghèo nàn là thiếu căn cứ, không có cơ sở nào cả. • + Đưa ra dẫn chứng: so sánh hai nền văn học Việt- Trung. • + Đưa ra nguyên nhân: đặt nhiều câu hỏi tu từ rồi từ đó rút ra kết luận: “Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?” để bác bỏ. • Thái độ người bác bỏ: Phê phán trực tiếp, thẳng thắn, nghiêm túc.
  10. b/ Ngữ liệu 2: • Luận điểm bị bác bỏ: “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!”
  11. • Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ, lập luận và bằng chứng cụ thể, xác thực. + Câu văn bác bỏ: “ Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc” + Phân tích tác hại: “ Vợ con, những người làm việc cùng phòng ….là một tội ác”. Thái độ: Khách quan, thẳng thắn, nghiêm khắc.
  12. 2/ Cách bác bỏ: Bác bỏ bằng cách lập luận nêu ra tác hại,chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác… của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy. Thái độ: cần có chừng mực và khách quan. Diễn đạt rành mạch, dễ hiểu, câu văn ngắn gọn và hàm súc. Đưa ra những bằng chứng cụ thể làm tăng tính thuyết phục cho người đọc người nghe.
  13. • Dựa vào nội dung lí thuyết đã học về thao tác lập luận bác bỏ, em hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề sau: Có người cho rằng: “ Học Đại học là con đường duy nhất để có thể thành công” Hãy trình bày ý kiến của em về vấn đề trên?
  14. III/ Tổng kết • Nắm được khái niệm bác bỏ, yêu cầu và mục đích của thao tác lập luận bác bỏ. • Lập luận bác bỏ rất cần thiết trong cuộc sống của con người hiện đại ngày nay, trong bất cứ lĩnh vực nào thì tư duy phản biện cũng cần thiết để tạo nên thành công trong công việc cũng như cuộc sống! Bởi vậy chúng ta cần trau dồi những kĩ năng cần thiết ấy!