Thế nào là kết thúc không có hậu

Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Vậy truyển cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên  trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình

“If you want a happy ending, that depends, of course, on where you stop your story.” — Orson Welles

1. Đôi khi cách tốt nhất để giữ một thứ là từ bỏ nó. Giống như nhiều bộ phim sẽ mãi hay nếu không ra thêm phần mới, nhiều cuộc tình vẫn sẽ đẹp nếu nó được dừng lại đúng lúc. "Mùa yêu này đừng cố làm đến phần 5 nữa, nếu không muốn 4 mùa trước chỉ là những kỷ niệm đáng phải quên".

Nhớ nghĩa là quên bớt đi: 80% những nội dung thừa bị gạt ra lề và chỉ 20% được đọng lại. Và cách cuộc tình kết thúc thế nào sẽ quyết định cái gì được nhớ lại: toàn chuyện vui, nếu chia tay trong thanh thản hay toàn nỗi buồn, nếu chia tay trong thù hận. Trong tình yêu, không có sự thật, chỉ có những gì người ta muốn nhớ và không thể quên.

Có lẽ thứ tử tế nhất mà người yêu nhau có thể làm cho nhau (và cho mình) là tự thổi còi dừng cuộc chơi khi họ không còn muốn chơi. Nếu không muốn làm sai với ai, cách tốt nhất là đừng tạo cơ hội cho mình làm việc đó: Hoàn cảnh sinh hành động.

Chẳng mấy ai quan trọng bộ phim hay bắt đầu như nào, nhưng nếu nó có một kết thúc dở, họ sẽ khó có thể nhớ lại rằng nó không dở.

2. Mọi kết thúc đều khó hơn sự bắt đầu: chào thì dễ, chào tạm biệt thì rất khó. Vì thế mà chúng ta thường phải hy vọng vào một bên thứ ba (thời gian, biến cố, ông trời) để giúp cả hai bớt khó xử. "Muộn rồi, mình về thôi nhỉ", dù bạn muốn đứng dậy từ cả tiếng trước.

Vì không thể dứt khoát, vì không muốn làm ai buồn, vì không biết làm sao để tốt nhất cho cả hai (tốt nhất cho 1 trong 2 thì dễ) nên bạn trông chờ vào thứ gì đó xảy ra để mình không phải là thủ phạm của nỗi buồn.

Yêu nhau không cần lý do thuyết phục, nhưng hết yêu thì luôn cần một lý do hợp lý. Chúng ta rất thẳng thắn khi nói yêu, nhưng hiếm khi thẳng thắn khi hết yêu. Dũng cảm thực sự không chỉ là dám làm, mà dám không làm nữa.

Chúng ta tin vào vô thường, nhưng chẳng ai muốn tin vào vô thường trong tình yêu: rằng người đó sẽ không thay đổi, tình cảm sẽ tồn tại lâu bền, và một khi đã thoả mãn, thì suốt đời có thể thoả mãn. Mọi thứ đều có hạn sử dụng, chỉ là trong tình yêu, người ta không muốn nói về nó, để rồi họ vẫn phải đối mặt với nó.

3. Trong một tương lai khác, khi mà sự kết thúc cũng được chào đón như sự bắt đầu, khi mà tiệc ly hôn cũng linh đình như đám cưới, khi mà chia tay cũng đầy sự tử tế khi nhận lời yêu, có lẽ những cuộc yêu sẽ ngắn hơn, nhưng bớt bi thương hơn. (Biết là sẽ buồn, nhưng có cần phải buồn đến như vậy không?)

Tất nhiên, có những khách trọ bạn muốn giữ lại mãi (Đừng làm khách, hãy làm chủ) và sự ra đi của họ khiến bạn cũng chỉ muốn bỏ quán mà đi.

Không hẳn là có những người không thể thay thế (bởi ai cũng là duy nhất), mà bởi lòng bạn quá hẹp để có chỗ chứa thêm người khác. Suy cho cùng, bạn luôn có lựa chọn: giữ một thứ hoặc vẫn giữ thứ đó, nhưng mở rộng lòng để có thể giữ những thứ khác. Câu hỏi là "Lòng ta cạn hay đời quá hẹp"?

Đôi khi, kết thúc có hậu chỉ là kết thúc đúng lúc.

Tags:

Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu sau:

Tác phẩm Cô bé bán diêm kết thúc có hậu không? Điều đó có ý nghĩa gì?

Sự tương phản trong tính cách của Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa

Những văn bản trên có điểm nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung?

Văn bản nhật dụng có vai trò gì trong đời sống?

Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?

Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự?

Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?

Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?

Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.

Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.

Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?

  • Thế nào là kết thúc không có hậu
    Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu trang sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 Tập 1 - Cánh diều: Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. Em hiểu thế nào là “kết thúc có hậu

Hãy nêu ví dụ về "kết thúc có hậu" của một vài truyện cổ tích mà em đã đọc. 

Quảng cáo

Trả lời:

Truyện cổ tích thường kết thúc có hậu. “Kết thúc có hậu” là những kết thúc tốt đẹp; thiện thắng ác, ngay thẳng thắng gian tà, ở hiền gặp lành,... Ví dụ, kết thúc truyện Thạch Sanh là Thạch Sanh được vua nhường lại ngôi, mẹ con Lý Thông bị sét đánh. Kết thúc truyện Tấm Cám là Tấm được làm hoàng hậu và Cám bị chết,…

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 6 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

  • Câu 1 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Nội dung nào không phải là nội dung khái niệm truyện cổ tích?
  • Câu 2 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Đọc đoạn văn sau và tìm ra từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy), ít nhất mỗi loại một từ.
  • Câu 3 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 3, SGK) Theo em, Thạch Sanh là người có tính cách gì? Tìm một số chi tiết trong truyện để khẳng định nhận xét ấy của em.
  • Câu 4 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 4, SGK) Hãy chỉ ra các chi tiết hoang đường, kì ảo trong truyện. Những chi tiết này có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật Thạch Sanh?
  • Câu 5 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): (Câu hỏi 5, SGK) Các chi tiết kết thúc truyện: “Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kỳ, chưa bao giờ và chưa đâu có lễ cưới tưng bừng như thế." và "Về sau, vua không có con trai, đã nhường ngôi cho Thạch Sanh" cho thấy nhân dân ta muốn thể hiện ước mơ gì?
  • Câu 7 (trang 12 Sách bài tập Ngữ Văn 6 Tập 1): Hãy tìm và giới thiệu một bài viết phân tích giá trị của truyện Thạch Sanh

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Thế nào là kết thúc không có hậu
    Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 6 có đáp án

Thế nào là kết thúc không có hậu

Thế nào là kết thúc không có hậu

Thế nào là kết thúc không có hậu

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Thế nào là kết thúc không có hậu

Thế nào là kết thúc không có hậu

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k10: fb.com/groups/hoctap2k10/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn, giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách bài tập Ngữ văn lớp 6 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền giải sách bài tập Ngữ văn lớp 6 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.