Thế nào là thụ tinh trong ống nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh – hiếm muộn, trong đó, tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh với nhau trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Các phôi này sẽ được đưa vào buồng tử cung vào một thời điểm mà nội tiết cùng nội mạc tử cung của người vợ thích hợp nhất để dễ có thai.

Các bước chính thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Kích thích buồng trứng (KTBT)

Sinh lý bình thường của mỗi người phụ nữ mỗi chu kỳ sẽ có một nang trứng trội từ những nang thứ cấp đầu chu kỳ và tự phóng noãn. Quá trình KTBT là người vợ được tiêm hormone ngoại sinh vào cơ thể để tăng số lượng nang noãn phát triển trong chu kỳ và được kiểm soát ngăn chặn những nang trứng này tự phóng noãn. Mục đích giúp cho ngày chọc hút trứng có nhiều trứng để thụ tinh sẽ tạo được nhiều phôi làm tăng cơ hội mang thai của người vợ.

Thời điểm bắt đầu là vào ngày 2 hoặc ngày 3 từ ngày người vợ bắt đầu ra kinh. Sau một số chỉ định xét nghiệm cần thiết, người vợ sẽ được tiêm thuốc KTBT trong suốt 10-12 ngày liên tục.

Trong quá trình này, người vợ được các Bác sỹ sẽ theo dõi độ lớn nang trứng bằng siêu âm và theo dõi nồng độ hormone của bạn thông qua việc xét nghiệm máu mỗi lần tái khám. Cuối giai đoạn kích trứng, vào thời điểm thích hợp người vợ sẽ được tiêm một mũi thuốc nhằm kích thích rụng trứng và hẹn ngày lên chọc hút trứng.

Bước 2: Chọc hút trứng

Ngày chọc hút trứng người vợ và chồng cùng có mặt tại khoa để tiến hành chọc hút trứng cho vợ và người chồng lấy tinh trùng.

Đối với người vợ: sẽ nhịn ăn uống ngày chọc hút, thời điểm hút trứng sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau kèm thủ thuật gây mê qua đường tĩnh mạch để giảm cảm giác đau và khó chịu. Sau đó, một cây kim rất nhỏ được đưa theo đầu dò siêu âm qua thành âm đạo. Bác sỹ sẽ tiến hành hút dịch nang có chứa trứng từ các nang trên buồng trứng. Ngay sau khi hút, trứng được phân lập khỏi dịch nang trứng và được đặt trong một cái đĩa cấy đặc biệt và được đưa vào lồng ấp chờ cho thụ tinh với tinh trùng.

Đối với người chồng: sẽ lấy tinh trùng bằng cách tự xuất tinh hoặc bằng các thủ thuật để lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn (PESA/TESE/microTESE khi người chồng có bệnh lý vô tinh bế tắc hoặc bất sản ống dẫn tinh).

Bước 3: Thụ tinh

Tinh trùng và trứng được cho thụ tinh với nhau trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp ICSI (Intra-cytoplasmic Sperm Injection, có nghĩa là tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn). Ở phương pháp này, các chuyên viên phôi học sẽ chủ động chọn lựa những tinh trùng có khả năng di động và hình thái tốt nhất sau đó tiêm trực tiếp vào bào tương trứng để tạo ra các phôi.

Bước 4: Chuyển phôi và cấy ghép

Bước cuối cùng của quá trình thụ tinh ống nghiệm là chuyển phôi. Sau chọc hút trứng 2-3 ngày, các chuyên viên phôi học sẽ kiểm tra và báo cho vợ chồng biết kết quả tạo ra được bao nhiêu phôi và phân loại chất lượng phôi.

Tùy vào tình trạng nội tiết và nội mạc tử cung của người vợ vào ngày báo phôi mà Bác sỹ sẽ tư vấn nên chuyển phôi tươi hay trữ lạnh phôi toàn bộ để chuyển phôi trữ.

Vào thời điểm thích hợp, phôi sẽ được đưa vào buồng tử cung của người vợ thông qua một catheter (ống nhựa) nhỏ. Số phôi đưa vào buồng tử cung sẽ tùy thuộc vào số lượng và chất lượng phôi có được. Thao tác chuyển phôi này khá đơn giản và không gây đau đớn cho người vợ. Sau chuyển phôi người vợ có thể nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi ra về.

Những ngày sau đó người vợ dung thuốc hỗ trợ dưỡng thai và lên xét nghiệm máu thử thai sau 14 ngày. Trong giai đoạn này người vợ vẫn có thể làm việc bình thường mà không cần phải nằm một chỗ để dưỡng thai.

Việc hiếm muộn con cái là điều khá phổ biến trong xã hội hiện đại. Vì lẽ đó, người ta đã tìm ra cách vun đắp lên một gia đình trọn vẹn hơn bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm. Vậy thì liệu phương pháp này có thực sự an toàn cho sức khỏe con người hay không? Mời bạn đọc hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin hữu ích nhé!

1. Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Chắc hẳn hầu hết mọi người đã và vẫn đang nghe thấy đâu đây cụm từ “Thụ tinh trong ống nghiệm” nhưng bạn hiểu đến đâu về khái niệm này?

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hay còn được gọi với cái tên khoa học là IVF (In Vitro Fertilization), đây là một kỹ thuật rất phức tạp được các nhà khoa học nghiên cứu ra cách đây không lâu. Kỹ thuật này được sử dụng nhằm mục đích giúp đỡ các trường hợp hiếm muộn, vô sinh hay các vấn đề di truyền liên quan tới giới tính.

Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm hầu như chưa ghi nhận trường hợp nào gây nguy hại tới sức khỏe con người. Tuy vậy, không phải tất cả mọi người đều có thể là đối tượng phù hợp để thực hiện được phương pháp này. Khi một cặp vợ chồng được chẩn đoán là có khả năng bị vô sinh thì các bác sĩ phải tìm hiểu xem nguyên nhân đó là gì, có quá ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hay không, từ đó người bệnh mới có thể được chấp thuận thực hiện phương pháp này.

Thế nào là thụ tinh trong ống nghiệm

Không phải tất cả trường hợp đều có thể thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

Một số trường hợp người bệnh có nguy cơ vô sinh nhưng không mất hoàn toàn khả năng sinh sản như sau sẽ vẫn được chấp nhận thực hiện kỹ thuật này:

  • Lượng tinh trùng thấp (hoặc tinh trùng yếu);
  • Ống dẫn trứng bị tổn thương (hoặc bị tắc nghẽn);
  • Rối loạn phóng noãn (hoặc rối loạn rụng trứng);
  • Suy chức năng buồng trứng sớm;
  • Đã thắt ống dẫn trứng;
  • U xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc buồng trứng hai bên,... thực hiện theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

2. Quy trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm như thế nào?

Giai đoạn chuẩn bị:

  • Bác sĩ sẽ tư vấn các thông tin cần biết cho cặp vợ chồng, khám và đánh giá tình trạng sinh sản của cặp vợ chồng: Xác định được chức năng buồng trứng của người vợ và phân tích chất lượng tinh dịch của người chồng.
  • Sàng lọc các bệnh truyền nhiễm có thể xuất phát từ người vợ hoặc chồng.
  • Các bác sĩ sẽ thử nghiệm tạo phôi giả để đưa vào tử cung người vợ để xác định chiều sâu của khoang tử cung. Trong một số trường hợp, bác sĩ còn yêu cầu nội soi buồng tử cung nhằm phát hiện có các khối u, dính tử cung, nhiễm trùng hay tình trạng dị dạng tử cung hay không.

Thế nào là thụ tinh trong ống nghiệm

Các cặp vợ chồng sẽ được tư vấn, khám và đánh giá tình trạng sinh sản trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm

  • Bên cạnh đó, trong giai đoạn chuẩn bị này các cặp vợ chồng phải luôn đảm bảo sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng, công việc và tài chính nên được sắp xếp trước khi tiến hành thụ tinh.

Giai đoạn thụ tinh trong ống nghiệm:

  • Kích thích trứng: Bác sĩ sẽ thực hiện một số bước cho quá trình kích thích trứng như tiêm hormone để kích thích nang trứng phát triển trong khoảng 10 - 12 ngày, cho người vợ sử dụng thuốc để ngăn rụng trứng sớm nếu việc thụ tinh chưa được phép tiến hành, bổ sung progesterone giúp lớp niêm mạc tử cung phát triển dày hơn.
  • Chọc hút trứng và lấy tinh trùng.
  • Tạo phôi: Có hai dạng thường được thực hiện là trộn trực tiếp tinh trùng vào trứng (trong trường hợp tinh trùng khỏe mạnh) hoặc tiêm từng tinh trùng khỏe mạnh vào mỗi trứng trưởng thành (trong trường hợp tinh trùng loãng hoặc chất lượng kém).
  • Chọn phôi để cấy ghép: Sau 2 - 5 ngày, hai vợ chồng sẽ được biết số lượng và chất lượng phôi đã được tạo thành để cùng bác sĩ bàn bạc, lựa chọn ra số lượng phôi để cấy vào tử cung.
  • Chuyển phôi vào tử cung người vợ.
  • Thử thai: Sau khoảng 2 tuần kể từ ngày tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ làm các xét nghiệm máu và nước tiểu để xác định bạn có mang thai hay không. Nếu bạn đã có thai thì phương pháp đã thành công vì vậy bạn có thể tìm gặp một bác sĩ sản khoa để có được sự chăm sóc chu đáo nhất. Trong trường hợp không thành công ở lần này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn tạm thời dừng uống progesterone và có thể bạn sẽ có kinh nguyệt trong mấy ngày tới. Nếu không xuất hiện kinh nguyệt hay có các triệu chứng bất thường thì phải lập tức báo cho bác sĩ chuyên khoa ngay. Vợ chồng bạn có thể thực hiện chuyển phôi vào chu kỳ tới.

3. Chi phí cho việc thụ tinh trong ống nghiệm có đắt đỏ không?

Vấn đề chi phí luôn là rào cản cho rất nhiều cặp vợ chồng muốn thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Chính bởi vì đây là kỹ thuật khó khăn, phải sử dụng tới rất nhiều trang thiết bị y tế đắt đỏ để thực hiện. Tuy vậy, đó là một con số được cho là xứng đáng nếu như hạnh phúc gia đình bạn được trọn vẹn hơn.

Hiện nay, chi phí dành cho việc thụ tinh trong ống nghiệm IVF tại những bệnh viện có chính sách hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam là khá thấp so với các nước láng giềng. Chi phí sẽ dao động từ 70 - 100 triệu đồng cho một ca thụ tinh chưa bao gồm các chi phí phát sinh.

Thế nào là thụ tinh trong ống nghiệm

Chi phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm có thể tốn 100 triệu đồng hoặc hơn

Bên cạnh đó, có những trường hợp các cặp vợ chồng có những căn bệnh về sinh sản cần được điều trị trước khi thực hiện phương pháp này. Chi phí điều trị các bệnh đó cũng sẽ tăng lên nếu bạn không tuân thủ đúng sự chỉ định từ các bác sĩ.

Tuy chi phí thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm khá cao nhưng kết quả đem lại thì vô cùng đáng quý. Đây vẫn được coi là là phương pháp hỗ trợ sinh sản hiệu quả nhất hiện nay.

Một cơ sở y tế có đủ khả năng thực hiện kỹ thuật này có khá nhiều. Tuy nhiên, việc lựa chọn cơ sở nào có sự uy tín lớn hơn, chất lượng dịch vụ, chất lượng chuyên môn cao hơn cũng sẽ là đòn bẩy mạnh cho việc các gia đình tìm thấy được món quà nhỏ bé trong tương lai dễ dàng hơn.

Bệnh viện MEDLATEC là một trong những bệnh viện uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay về chất lượng chuyên môn của các bác sĩ và sự hiện đại của cơ sở vật chất, cơ sở y tế. Các cặp vợ chồng có thể đặt lịch khám và tư vấn trước qua số hotline của bệnh viện: 1900 56 56 56 để được tư vấn gói khám và điều trị hiệu quả nhất.