Thế nào là vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài (đoạn) văn nghị luận

Phần I

Câu 1 :Vận dụng các kiến thức đã học từ lớp 8, hãy trả lời các câu hỏi:

a. Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức diễn đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm?

b. Muốn cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao chúng ta cần chú ý điều gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

-Trong một đoạn/bài văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì các phương thức này hỗ trợ đắc lực cho phương thức nghị luận, giúp trình bày các luận cứ sống động, rõ ràng và thuyết phục hơn.

- Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó đạt hiệu quả nghị luận cần chú ý: các phương thức này giữ đúng vai trò hỗ trợ (nghị luận là phương thức chính), phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không được làm vỡ mạch nghị luận của bài/đoạn văn.

Câu 2 :Vận dụng kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cần nhưng chưa đủ, cần biết vận dụng phương thức biểu đạt thuyết minh. Như vậy có đúng không? Vì sao? (SGK) 

Trả lời:

- Trong nhiều trường hợp, để bài văn nghị luận thuyết phục hơn thì người viết/nói phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh vì phương thức này giúp cung cấp những tri thức khoa học giúp người nghe/đọc hiểu biết rõ ràng, đúng đắn về vấn đề được bàn bạc, từ đó tăng tính hiệu quả và thuyết phục cho mục đích nghị luận.

VD: Đoạn trích Không để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng ta có mục đích nghị luận là bàn bạc về việc cần đánh giá thêm chỉ số GNP bên cạnh chỉ số GDP để đánh giá thu nhập bình quân của người Việt Nam. Để đạt mục đích trên, Hải Văn còn sử dụng phương thức thuyết minh để người đọc hiểu rõ các thuật ngữ GDP và GNP, từ đó mà hiểu quan điểm của tác giả.

Câu 3 : Viết bài văn nghị luận với chủ đề: “Nhà văn mà tôi hâm mộ".

a. Xác định chủ đề: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.

b. Tìm và sắp xếp các luận điểm theo dàn ý rành mạch, hợp lí:

+ Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu.

+ Giải thích thế nào là thơ trữ tình chính trị.

+ Phân tích các biểu hiện của thơ trữ tình chính trị Tố Hữu (lí tưởng lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn).

+ Đánh giá khái quát về giá trị của đặc điểm và giá trị của thơ Tố Hữu.

c. Cần vận dụng thêm các phương thức biểu đạt khác để đạt hiệu quả:

+ Phương thức thuyết minh: khi giới thiệu ngắn gọn về Tố Hữu.

+ Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự khi phân tích các khía cạnh của thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

Phần II

Câu 1 : Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao? (SGK)

Trả lời:

- Hai nhận định a và b đều sai vì cái hay của đoạn/bài văn nghị luận không phụ thuộc vào việc có hay không, nhiều hay ít các phương thức biểu đạt được vận dụng kết hợp. Không nên xem nhẹ và cũng không nên lạm dụng các phương thức biểu đạt hỗ trợ. Việc kết hợp cần đúng chỗ, đúng lúc, phục vụ hợp lí và hiệu quả cho mục đích nghị luận.

Câu 2 :Viết bài văn nghị luận có đề tài liên quan đến một vấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong cuộc sống..( ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông...v...v)

Trả lời:

Thực phẩm bẩn là vấn nạn của toàn xã hội. Danh từ thực phẩm bẩn được sử dụng để chỉ những loại thực phẩm chứa các chất không an toàn cho sức khỏe của người sử dụng vượt quá hàm lượng cho phép. Từ lâu, thực phẩm bẩn đã tràn đến bàn ăn của nhiều hộ gia đình và âm thầm tàn phá sức khỏe của họ. Nhiều người vẫn coi thường vấn đề này cho đến khi họ tận mắt chứng kiến người thân trong gia đình hoặc chính mình rơi vào hoàn cảnh nhẹ thì miệng nôn chôn tháo, nặng thì đau đớn trên giường bệnh với những đợt hóa trị hao tốn tiền của. Giờ đây, người dân luôn cảm thấy hoang mang mỗi khi bước chân vào chợ hay ra quầy hàng của các siêu thị. Những miếng thịt hồng hào, mỡ màng, tươi ngon hay những bó rau xanh non mơn mởn không còn khiến người ta thích thú mà chỉ khiến nét mặt của người mua dấy lên nỗi lo âu và sự hoài nghi về sự an toàn của chúng. Với sự lộng hành của thực phẩm bẩn, ăn uống giờ đây thực sự là một cuộc chiến khốc liệt của xã hội.

=> Đoạn văn kết hợp phương thức nghị luận với phương thức thuyết minh và miêu tả. 

Luyện tập vận dụng kết hợp các phươngthức biểu đạt trong bài văn nghị luậnNgười đăng: Bảo Chi - Ngày: 17/07/2017Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo. Tuynhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với các phương thứcbiểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Tech12h sẽ tóm tắt những kiến thức trọngtâm và hướng dẫn soạn văn chi tiết các câu hỏi của bài. Mời các bạn cùng tham khảo.A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM•Trong đoạn văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo.Tuy nhiên, người làm văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp với cácphương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh… Việc vận dụng kếthợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu cầu và mụcđích nghị luận.•Nếu được sử dụng hợp lí và khéo léo, các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyếtminh có thể làm cho bài (đoạn) văn nghị luận trở nên đặc sắc, có sức thuyết phục,hấp dẫn, từ đó hiệu quả nghị luận được nâng cao.Câu 1 (Trang 158 SGK) Vận dụng các kiến thức đã học, từ lớp 8, anh/chị hãy trả lời cáccâuhỏisau:a.Vì sao trong một bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp cácphươngthứcbiểuđạt:tựsự,miêutả,biểucảm?b. Để cho việc vận dụng các phương thức biểu đạt có kết quả cao, chúng ta cần chú ý điềugì?Chovídụ.Trảlời:a. Trong bài văn nghị luận có lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự,miêutảvàbiểucảmvì:làm cho bài (đoạn) văn nghị luận hay hơn, hấp dẫn hơn và có sức thuyết phục đối vớingười đọc: bên cạnh sự thuyết phục chủ yếu bằng lập luận lôgic, còn có thêm sự hỗ trợbằng hình ảnh, câu chuyện và cảm xúc được kết hợp trong bài nghị luận.•Khắc phục hạn chế của bài văn nghị luận là sự khô khan, thiên về lí tính, khiếnngười đọc khó đọc, khó hiểu.•Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.b. Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó thực sự có tác dụng nâng cao hiệu quảnghị luận, cần chú ý những điều sau đây:•Phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo, các phương thức biểu đạttự sự, miêu tả và biểu cảm chỉ đóng vai trò hỗ trợ thêm trong sự kết hợp với lập luậncủa bài nghị luận. Vì vậy, kể, tả, biểu cảm chỉ là những yếu tố kết hợp. Chúng khôngđược làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của bài văn. Các yếu tố kể, tả, biểucảm khi tham gia vào bài văn nghị luận, phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quátrình nghị luận.•Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài nghị luận phải hài hòa, hợp lí,đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhị, tự nhiên trong luận cứ, luậnđiểm và hệ thống lập luận của bài nghị luận.Câu 2 (Trang 158 SGK) Biết vận dụng các phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm là cầnnhưng chưa đủ, Trong rất nhiều trường hợp, đề (đoạn) văn nghị luận có sức thuyết phụcmạnh mẽ thì người viết (người nói) còn phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thứcbiểu đạt thuyết minh. Nói như vậy có đúng không? Vì sao?Trả lời:•Đây là một phương thức biểu đạt quan trọng, rất cần được vận dụng kết hợp trongbài văn nghị luận để tăng hiệu quả biểu hiện và sức thuyết phục của nó. Thuyếtminh sẽ hỗ trợ đắc lực cho bài nghị luận. Nhờ có sự vận dụng kết hợp thuyết minhhai thuật ngữ GDP (tổng sản phẩm quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm quốc dân) màlập luận bài viết trở nên rõ ràng, chặt chẽ, luận điểm nêu lên được sáng tỏ, có sứcthuyết phục đối với người đọc, với những con số rõ ràng, chính xác về chỉ số GDPvà GNP ở Việt Nam.•Tác dụng, ý nghĩa của việc sử dụng thao tác chứng minh:oHỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.oGiúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độnghiêm túc của vấn đề.B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢICâu 1 (Trang 161 SGK) Những nhận xét sau đây đúng hay sai? Vì sao?a.Tác phẩm nghị luận có vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểucảm, thuyết minh nhất định phải làm hay hơn tác phẩm nghị luận không vận dụng cácphương thức đó.b. Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng kết hợp một trong các phương thức biểu đạt tự sự,miêu tả, biểu cảm, thuyết minh thì không hay bằng tác phẩm vận dụng đồng thời hai, bahoặc bốn phương thức nói trên.=> Xem hướng dẫn giảiCâu 2 (Trang 161 SGK) Viết một bài (một đoạn) văn nghị luận có đề tài liên quan đến mộtvấn đề thời sự đang đặt ra một cách bức thiết trong đời sống.=> Xem hướng dẫn giải

Hướng dẫn Soạn bài Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận siêu ngắn gọn. Với bản soạn văn 12 siêu ngắn gọn này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất.

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận siêu ngắn - Bản 1

Nội dung bài học

- Trong văn nghị luận phương thức biểu đạt nghị luận luôn giữ vai trò chủ đạo

+ tuy nhiên có thể vận dụng các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm,...

+ việc vận dụng kết hợp phải xuất phát từ yêu cầu và mục đích nghi luận

- Sử dụng khéo léo hợp lí các yếu tố miêu tả, biểu cảm,..... có thể làm tăng hiệu quả nghị luận

I. Luyện tập trên lớp

1. Trả lời câu hỏi

a. Trong bài văn nghị luận, chúng ta có những lúc cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm. Vì:

- Khắc phục hạn chế của văn nghị luận là khô khan, thiên về lí tính

- Yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận.

b. Yêu cầu của việc kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận:

- Kể, tả, biểu cảm không được làm mất, làm mờ đi đặc trưng nghị luận của văn học.

- Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.

2. Trả lời câu hỏi

- Trong đoạn trích, người viết muốn khẳng định về sự cần thiết của chỉ tiêu GNP (bên cạnh GDP), người viết còn vận dụng thao tác chứng minh, với những con số rõ ràng, chính xác chỉ số GDP và GNP ở Việt Nam.

- Ý kiến trên là đúng vì việc sử dụng thao tác thuyết minh:

+ Hỗ trợ đắc lực cho sự bàn luận của tác giả, đem lại những hiểu biết thú vị.

+ Giúp người đọc hình dung vấn đề một cách cụ thể và hình dung về mức độ nghiêm túc của vấn đề.

3. Dàn ý tham khảo

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận

B, Thân bài:

- Nhà văn mà anh/ chị hâm mộ là ai?

- Tên, tuổi, quê quán, thời đại, những tác phẩm chính?...

- Lí do anh/ chị lại hâm mộ nhà văn này?

- Ước muốn, nguyện vọng của anh/ chị đối với nhà văn mà mình ngưỡng mộ

C, Kết bài : khái quát vấn đề nghị luận

II. Luyện tập ở nhà

1. Cả hai nhận định đều đúng vì:

- Một bài văn nghị luận chỉ hấp dẫn khi sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt, nếu không rõ rất dễ sa vào trừu tượng, khô khan...

- Tác phẩm nghị luận chỉ vận dụng một phương pháp sẽ rơi vào đơn điệu, nhàm chán, khô cứng...

2. Dàn ý tham khảo: vấn đề ô nhiễm môi trường

A, Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luân

B, Thân bài

- Giải thích:

+ Ô nhiễm môi trường là việc môi trường sinh sống của con người và sinh vật trên trái đất đang ngày càng bị hủy hoại
+ Ô nhiễm môi trường sống gồm: ô nhiễm khí quyển, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm tiếng ồn,.....

- Thực trạng

+ Ô nhiễm đất:

• Dẫn chứng tại các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước

• Tình trạng ô nhiễm đát do phân bón, do sạt lở, .....

+ Ô nhiễm nguồn nước:

• 9000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước kém

• Bệnh lý liên quan đến nguồn nước gia tăng không ngừng

• 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen

• 80% nước xả thải từ xã hội được thoát trực tiếp ra môi trường tự nhiên

+ Ô nhiễm không khí:

• Tỷ lệ bụi mịn ở nước ta đạt mức cao

• Trong năm 2016 Nồng độ bụi lơ lửng tại nhiều điểm quan trắc quanh các khu công nghiệp vượt quy chuẩn trung bình 24 giờ và trung bình năm.

• Tầng ozon bị suy giảm

- Hậu quả

+ Sức khỏe con người bị đe dọa: bệnh phổi, bệnh ung thư; tử vong; sức khỏe trẻ em

+ Nước biển dâng cao, xâm lấn đất liền (dẫn chứng thành phố Hồ Chí Minh)

+ Xảy ra nhiều thiên tai bão lũ + diện tích đất bị xói

- Nguyên nhân

+ do tự nhiên (một phần nhỏ)

+ do con người (chủ yếu)

- Giải pháp

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

+ Tổ chức tuyền truyền, phổ biến rộng rãi về vấn đề ô nhiễm môi trường và các quy định liên quan

+ Thắt chặt việc xử lý các trường hợp vi phạm

C, Kết bài: khái quát vấn đề nghị luận

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận siêu ngắn - Bản 2

I. Luyện tập trên lớp

Câu 1 (trang 158, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt vì: tránh được sự khô khan cho bài văn nghị luận, làm cho bài văn trở nên cụ thể, sinh động, hấp dẫn, thuyết phục hơn

- Yêu cầu khi kết hợp: các phương thức biểu đạt khác phải phù hợp với nội dung nghị luận, không làm mất đi đặc trưng của bài văn nghị luận. Đồng thơi, các phương thức ấy phải được sử dụng hợp lí và khéo léo.

Câu 2 (trang 158, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Nói như vậy hoàn toàn đúng. Vì nếu, tự sự, miêu tả, biểu cảm chỉ thiên về tái hiện, thể hiện cảm xúc thì thuyết minh là phương tiện đắc lực khi tác giả bình luận vấn đề, làm cho bài văn nghị luận có chiều sâu.

Câu 3 (trang 159, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Bài văn cần đảm bảo một số ý sau:

- Nhà văn đó là ai

- Kể/trình bày lại những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn

- Lí do bạn ngưỡng mộ nhà văn

- Cảm nghĩ, tình cảm của bạn đối với nhà văn đó

II. Luyện tập ở nhà

Câu 1 (trang 161, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Các ý kiến đó đều đúng, vì nếu không có sự kết hợp các phương thức đó bài văn nghị luận sẽ trở nên khô khan, đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục.

Các ý kiến đó đều đúng, vì nếu không có sự kết hợp các phương thức đó bài văn nghị luận sẽ trở nên khô khan, đơn điệu, thiếu sức hấp dẫn, thuyết phục.

Câu 2 (trang 161, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Trong những năm qua, tai nạn giao thông đang trở thành một vấn nạn được quan tâm hàng đầu ở nước ta. Theo con số thống kê gần đây cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2018, ở nước ta có hơn 9000 vụ tai nạn giao thông và có hơn 5000 người chết. Đó là một con số khủng khiếp. Vậy nguyên nhân từ đâu? Xin thưa, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó và một nguyên nhân không nhỏ đó chính là ý thức của người tham gia giao thông. Họ biết nhưng vẫn ngang nhiên vi phạm luật giao thông để rồi gây ra bao hậu quả đáng tiêc. Thật buồn biết bao! Vì vậy, trách nhiệm của mỗi chúng ta là phải nghiêm chỉnh chấp hành an toàn giao thông, để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

Soạn bài: Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận siêu ngắn - Bản 3

I - LUYỆN TẬP TRÊN LỚP

Trả lời câu 1 trang 158 SGK Ngữ văn 12, tập 1

-Trong một đoạn/bài văn nghị luận, cần vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả và biểu cảm vì các phương thức này hỗ trợ đắc lực cho phương thức nghị luận, giúp trình bày các luận cứ sống động, rõ ràng và thuyết phục hơn.

-Để việc vận dụng các phương thức biểu đạt đó đạt hiệu quả nghị luận cần chú ý: các phương thức này giữ đúng vai trò hỗ trợ (nghị luận là phương thức chính), phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm, không được làm vỡ mạch nghị luận của bài/đoạn văn.

Trả lời câu 2 trang 158+159 SGK Ngữ văn 12, tập 1

- Nói như vậy đúng.Trong nhiều trường hợp, để bài văn nghị luận thuyết phục hơn thì người viết/nói phải có khả năng vận dụng kết hợp phương thức biểu đạt thuyết minh vì phương thức này giúp cung cấp những tri thức khoa học giúp người nghe/đọc hiểu biết rõ ràng, đúng đắn về vấn đề được bàn bạc, từ đó tăng tính hiệu quả và thuyết phục cho mục đích nghị luận.

VD: Đoạn tríchKhông để chỉ số tăng trưởng GDP làm lạc hướng chúng tacó mục đích nghị luận là bàn bạc về việc cần đánh giá thêm chỉ số GNP bên cạnh chỉ số GDP để đánh giá thu nhập bình quân của người Việt Nam. Để đạt mục đích trên, Hải Văn còn sử dụng phương thức thuyết minh để người đọc hiểu rõ các thuật ngữ GDP và GNP, từ đó mà hiểu quan điểm của tác giả.

Trả lời câu 3 trang 159+160+161 SGK Ngữ văn 12, tập 1

a. Xác định chủ đề:Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị.

b. Tìm và sắp xếp các luận điểm theo dàn ý rành mạch, hợp lí:

+ Giới thiệu về nhà thơ Tố Hữu.

+ Giải thích thế nào là thơ trữ tình chính trị.

+ Phân tích các biểu hiện của thơ trữ tình chính trị Tố Hữu (lí tưởng lớn, niềm vui lớn, lẽ sống lớn).

+ Đánh giá khái quát về giá trị của đặc điểm và giá trị của thơ Tố Hữu.

c. Cần vận dụng thêm các phương thức biểu đạt khác để đạt hiệu quả:

+ Phương thức thuyết minh: khi giới thiệu ngắn gọn về Tố Hữu.

+ Phương thức biểu cảm, miêu tả, tự sự khi phân tích các khía cạnh của thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu.

II - LUYỆN TẬP Ở NHÀ

Trả lời câu 1 trang 161 SGK Ngữ văn 12, tập 1

-Hai nhận định a và b đều sai vì cái hay của đoạn/bài văn nghị luận không phụ thuộc vào việc có hay không, nhiều hay ít các phương thức biểu đạt được vận dụng kết hợp. Không nên xem nhẹ và cũng không nên lạm dụng các phương thức biểu đạt hỗ trợ. Việc kết hợp cần đúng chỗ, đúng lúc, phục vụ hợp lí và hiệu quả cho mục đích nghị luận.

Trả lời câu 2 trang 161+162 SGK Ngữ văn 12, tập 1

Thực phẩm bẩn là vấn nạn của toàn xã hội. Danh từ thực phẩm bẩn được sử dụng để chỉ những loại thực phẩm chứa các chất không an toàn cho sức khỏe của người sử dụng vượt quá hàm lượng cho phép. Từ lâu, thực phẩm bẩn đã tràn đến bàn ăn của nhiều hộ gia đình và âm thầm tàn phá sức khỏe của họ. Nhiều người vẫn coi thường vấn đề này cho đến khi họ tận mắt chứng kiến người thân trong gia đình hoặc chính mình rơi vào hoàn cảnh nhẹ thì miệng nôn chôn tháo, nặng thì đau đớn trên giường bệnh với những đợt hóa trị hao tốn tiền của. Giờ đây, người dân luôn cảm thấy hoang mang mỗi khi bước chân vào chợ hay ra quầy hàng của các siêu thị. Những miếng thịt hồng hào, mỡ màng, tươi ngon hay những bó rau xanh non mơn mởn không còn khiến người ta thích thú mà chỉ khiến nét mặt của người mua dấy lên nỗi lo âu và sự hoài nghi về sự an toàn của chúng. Với sự lộng hành của thực phẩm bẩn, ăn uống giờ đây thực sự là một cuộc chiến khốc liệt của xã hội.

=> Đoạn văn kết hợp phương thức nghị luận với phương thức thuyết minh và miêu tả.